Nguyễn Thị Thúy Hạnh từng viết “Thơ ca, chẳng phải sao, trước hết là lời tự sự của/ về thân phận?” (Những chuyển động chữ), và trong một bài thơ khác, lại viết: “Sau lưng tôi/ Một chiếc bóng bị thương” (Hà Nội)...
Quả nhiên thơ Nguyễn Thị Thúy Hạnh với những sắc thái lạ, đi ra từ trái tim một cách như nhiên, với những bước chân thanh tân, rất mới của chữ. Chữ như những viên nén chạm đến là có thể vỡ ra, găm những mảnh xúc cảm sắc nhọn vào tâm thức người đọc, phái sinh cộng cảm bùng vỡ. Thơ Hạnh mang tâm thế của một người trẻ, mạch thơ đã ắp đầy truyền lửa suy tư…
Nguyễn Thị Thúy Hạnh hiện đang công tác ở Viện Văn học Việt Nam, đã xuất bản tập “Di chữ” năm 2017. Sông Hương trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc chùm thơ của Thúy Hạnh vừa gửi đến.
S.H
NGUYỄN THỊ THÚY HẠNH
Mỹ dạ ngâm
Những bàn tay tự tử trong gió
những cánh hoa đội mồ để múa
tôi ngắm đêm
mưa như sóng mênh mông
Mưa trong trăng
Vành môi cong cong
Lấp lánh nước mắt
Thập giá thơ
Treo những cơn đau
Kéo dài nghìn năm
Mỏi thân xác tôi
Những câu thơ chữ thập
Ngày hôm sau bình yên
Cơn gió anh hôn những giọt nước mắt
Trên môi em
Bóc một lớp vỏ
bóc một lớp vỏ bóc một lớp vỏ bóc một lớp vỏ bóc một lớp vỏ bóc một lớp vỏ bóc một lớp vỏ bóc một lớp vỏ bóc một lớp vỏ bóc một lớp vỏ thấy lộ ra
một thân thể phì nhiêu chữ
mọc lên như cái cây xanh tốt mà
nỗi buồn là con sâu đo bầu trời
dằng dặc bản nháp gió
nào hãy cởi ra từng nỗi đau đớn
cởi bỏ nỗi tủi hổ để nhìn ngắm
một tâm thân trong trắng, nơi cái chết
chờ đợi ta phía trước, rất đỗi mịn êm
tựa cách ta bước vào mặt trăng - bào thai trong bụng đêm
Mù(ư)a thu
một chiều không muốn gặp ai
buông bóng
cựa quậy trong lòng tay cái vành tai đứt
vẽ em hàng mi nhiệt đới đôi mắt như rừng
căn phòng trăng non
mưa rụng đầy tháng tám
mưa rơi như tiếng người già nhai trầu
rồi tạnh bằng màu rong rêu
(TCSH351/05-2018)
Ngôn ngữ như một phương tiện truyền đạt thông tin, đối với thi sĩ, ngôn ngữ là công cụ để truyền cảm xúc của mình đến mọi người. Người làm thơ, điều quý nhất là cảm xúc. Nghệ thuật tu từ là phần kế tiếp để tác giả chia sẻ trọn vẹn cảm xúc của chính mình đến với mọi người.
(SHO). Người đã ra đi thật rồi
Đại Tướng Huyền Thoại của chúng ta – Đại Tướng Võ Nguyên Giáp
Người Đại Tướng Vĩnh Viễn, Người Đại Tướng Của Nhân Dân
NGUYỄN PHI TRINH
NGUYỄN DUY
Đặng Huy Giang - Nguyên Quân - Mai Văn Hoan - Nguyễn Miên Thảo - Phan Văn Chương - Phạm Xuân Phụng
NGÔ MINH
THANH THẢO
Ngàn Thương - Nguyễn Khoa Như Ý - Công Nam - Nguyễn Thanh Mừng - Nguyễn Văn Thanh - Phan Lệ Dung - Lê Ngã Lễ
HỒNG VINH
Dăm năm cuối của thập niên 90, tác giả Ngọc Khương nổi lên với những tập thơ viết cho thiếu nhi như Bim bim và mướp vàng, Cây đàn và bông hồng (in chung với con gái út Kiều Giang). Dạo đó thơ anh được các nhạc sĩ chú ý, tìm đọc và chắp cánh cho những bài: Em là gió mát, Búp bê cổ tích, tập đàn, Nhà cười thành những ca khúc “đứng” được với thời gian.
NGUYỄN MIÊN THẢO
VI THÙY LINH
ĐÀO DUY ANH
Tôi không có ý định vẽ một chân dung bụi bặm mang hồn cốt lãng tử của kẻ phiêu bạc muốn “đày đọa” hồn mình trong mọi ưu phiền phiêu linh chữ nghĩa. Tôi biết Phùng Hiệu “bị thơ làm” vì lòng anh vốn đa đoan, trắc ẩn với mọi thứ trên đường đời anh gặp.
Nguyễn Trọng Văn - Hồ Đắc Thiếu Anh - Nguyễn Giúp - Nguyễn Loan - Nguyên Hào - Vũ Thanh Lịch - Huỳnh Minh Tâm - Nguyễn Đạt - Đỗ Thượng Thế
TRẦN ĐÌNH BẢO
TRẦN THIÊN THỊ
Xuân Hoàng - Lưu Quang Vũ - Trần Khắc Tám - Trần Thị Huyền Trang - Văn Lợi
Lê Hòa - Nguyễn Man Kim - Trần Văn Hội - Vũ Thiên Kiều - Thảo Nguyên - Trần Phương Kỳ - Phạm Bá Nhơn - Phạm Thị Phương Thảo - Vĩnh Nguyên - Hoàng Ngọc Quý
HẢI KỲ