Nguyễn Thị Thúy Hạnh từng viết “Thơ ca, chẳng phải sao, trước hết là lời tự sự của/ về thân phận?” (Những chuyển động chữ), và trong một bài thơ khác, lại viết: “Sau lưng tôi/ Một chiếc bóng bị thương” (Hà Nội)...
Quả nhiên thơ Nguyễn Thị Thúy Hạnh với những sắc thái lạ, đi ra từ trái tim một cách như nhiên, với những bước chân thanh tân, rất mới của chữ. Chữ như những viên nén chạm đến là có thể vỡ ra, găm những mảnh xúc cảm sắc nhọn vào tâm thức người đọc, phái sinh cộng cảm bùng vỡ. Thơ Hạnh mang tâm thế của một người trẻ, mạch thơ đã ắp đầy truyền lửa suy tư…
Nguyễn Thị Thúy Hạnh hiện đang công tác ở Viện Văn học Việt Nam, đã xuất bản tập “Di chữ” năm 2017. Sông Hương trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc chùm thơ của Thúy Hạnh vừa gửi đến.
S.H
NGUYỄN THỊ THÚY HẠNH
Mỹ dạ ngâm
Những bàn tay tự tử trong gió
những cánh hoa đội mồ để múa
tôi ngắm đêm
mưa như sóng mênh mông
Mưa trong trăng
Vành môi cong cong
Lấp lánh nước mắt
Thập giá thơ
Treo những cơn đau
Kéo dài nghìn năm
Mỏi thân xác tôi
Những câu thơ chữ thập
Ngày hôm sau bình yên
Cơn gió anh hôn những giọt nước mắt
Trên môi em
Bóc một lớp vỏ
bóc một lớp vỏ bóc một lớp vỏ bóc một lớp vỏ bóc một lớp vỏ bóc một lớp vỏ bóc một lớp vỏ bóc một lớp vỏ bóc một lớp vỏ bóc một lớp vỏ thấy lộ ra
một thân thể phì nhiêu chữ
mọc lên như cái cây xanh tốt mà
nỗi buồn là con sâu đo bầu trời
dằng dặc bản nháp gió
nào hãy cởi ra từng nỗi đau đớn
cởi bỏ nỗi tủi hổ để nhìn ngắm
một tâm thân trong trắng, nơi cái chết
chờ đợi ta phía trước, rất đỗi mịn êm
tựa cách ta bước vào mặt trăng - bào thai trong bụng đêm
Mù(ư)a thu
một chiều không muốn gặp ai
buông bóng
cựa quậy trong lòng tay cái vành tai đứt
vẽ em hàng mi nhiệt đới đôi mắt như rừng
căn phòng trăng non
mưa rụng đầy tháng tám
mưa rơi như tiếng người già nhai trầu
rồi tạnh bằng màu rong rêu
(TCSH351/05-2018)
PHẠM XUÂN PHỤNG
Trung Quốc, hãy nhớ!
NGUYỄN NGỌC PHÚ
Tổ quốc tôi ba nghìn cây số biển
NGUYỄN LOAN
Không thể nào yên
NGUYỄN THÁI HƯNG
Đất ra đảo
Hải Bằng - Nguyễn Văn Dinh - Nguyễn Khắc Thạch - Phạm Tấn Hầu - Trần Bá Đại Dương - Tôn Nữ Ngọc Hoa
Lưu Thị Bạch Liễu - Nguyễn Thuấn - Ngô Thị Ý Nhi - Nguyễn Đạt - Nguyễn Thiền Nghi
Ngọc Biển - Bích Hải - Nguyễn Thị Duyên Sanh - Đông Hương - Hồng Vinh
Kiều Công Luận - Phan Công Tuyên - Hoàng Lê Diễm Trang - Lê Hào - Trần Hương Giang - Nguyễn Hoàng Dương
PHẠM VĂN VŨ
NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO
Từ Hoài Tấn có thơ xuất hiện khá sớm trên báo Văn (miền Nam) khoảng giữa năm 1960. Ngay từ buổi đầu, thơ Từ Hoài Tấn đã có một giọng điệu riêng. Và khác với một số người trong nhóm Nội Dung ngày ấy (như Thái Ngọc San, Mường Mán, Nguyễn Miên Thảo…), Từ Hoài Tấn có vẽ lặng lẽ như sự tách biệt của một con đường độc đạo để đi vào khu rừng nội tâm.
HỒ ĐẮC THIẾU ANH
*Ghi nhớ ngày tiễn đưa Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn 01-04-2001
Lê Từ Hiển - Nguyễn Như Huyền
Hồ Đắc Thiếu Anh - Nguyễn Hoàng Thọ - Trần Xuân An - Trần Hữu Dũng - Dương Thành Vũ - Nguyễn Hoàng Anh Thư
NGUYỄN HƯNG HẢI
Trần Vàng Sao - Ngô Minh - Phùng Tấn Đông - Nguyễn Văn Phương - Lê Ánh
Phùng Tấn Đông - Bạch Diệp - Nguyễn Man Kim - Đoàn Mạnh Phương - Ngô Công Tấn - Vĩnh Nguyên - Phan Trung Thành - Lê Hưng Tiến - Nhất Lâm - Châu Thu Hà - Nguyên Tiêu
Nguyễn Đức Quang - Đặng Thị Vân Khanh - Tuyết Nga - Thạch Quỳ
LTS: Phùng Quán sinh năm 1932, quê xã Thủy Dương thành phố Huế, gia nhập Vệ Quốc đoàn năm 13 tuổi (1-1946) làm liên lạc, chiến sĩ trinh sát trung đoàn 101.
Đinh Thu - Thái Kim Lan - Ngàn Thương - Hoàng Thị Thương - Nguyễn Miên Thượng - Nguyễn Loan - Vũ Trọng Quang - Trần Hữu Lục - Lê Huy Quang - Đỗ Hàn - Mai Văn Hoan - Trần Tịnh Yên