Hoàng Thu Phố là bút danh của Nguyễn Minh Ngọc, sinh năm 1985 ở miền núi Yên Bái, hồi hộp gửi đến Tạp chí Sông Hương những dòng thơ ban đầu và đã có duyên.
Ảnh: internet
Giờ đây, Sông Hương với Hoàng Thu Phố là “một địa chỉ để gửi xúc cảm, đôi khi là sự bế tắc đóng khung thành con chữ vọng vang những vụn vỡ bất lực vây quanh từ đời sống, và thi thoảng đây đó những niềm vui bất chợt đến và tan đi”. Thơ Hoàng Thu Phố đa phần là ký ức và thi ảnh được chớp thu giữa những ngày sống trong lòng những đô thị giữa núi rừng Tây Bắc. Không ồn ào, nhưng có gì đó như cõi mộng du phố phường trong mông lung sương núi…
HOÀNG THU PHỐ
Mưa, chiều, bếp lửa
Thôi,
ngồi xuống đây đi em
hững hờ làm gì nữa
cơn mưa gọi mùa đậu hoài bậu cửa
buồn rụng cả bờ vai
đôi chim giũ cánh giấu mỏ đền đài
nhìn anh như sâu gầy trong kén
mờ phai.
thôi,
ngồi xuống đây đi em
nhóm giùm anh bếp lửa ngày dài
thổi cho anh bùng lên ngọn lửa
dập cả buổi chiều phai.
ngồi xuống đây đi em
đừng bới lại tro than chi nữa
kẻo gió
thổi lụi dốc đời
đâu ai qua lại than củi ngày mai.
ngồi xuống đây đi em
đừng ngóng đợi
con mắt anh lam lũ hình hài
lấy gì cho ban mai.
...
ngồi xuống đây đi em.
Buổi sáng
Buổi sáng
phố ngồi chơi
ly trà đá màu vàng
mệt nhọc thở
mặt trời khói lung lay
người tình váy gầy ngái ngủ
những bình minh nôn nao giống nhau
những cái nhìn hao hao giống nhau
những bàn tay quờ quạng giống nhau
anh ngồi giống anh như bao thuở khác
nghe một bản nhạc không sao nhớ nổi
bủa vây
tù túng
bay
khát vọng
cọng cỏ mướt u buồn
anh muốn nằm và đợi
bão gió
núi đồi
nguồn cội
mối tình trôi
rữa mục
bàn tay
giữa cuộc đời hồng tươi năm ngón
cái chết mê say.
Tháng 9 cho em
Tôi tham lam và em cũng tham lam
người ta đi ngoài phố
phố mộng du
giữa một mùa chẳng nhận ra mùa
mưa cả tháng như mặt người trên núi
bài thơ ướt nhẹp của tôi
trôi lõng bõng
có còn ai muốn bước đi
mà không ngoái đầu đau khổ
những cơn cớ giông giật trên đầu
cái nhìn u tối
ở đây không có ông họa sĩ
đầu trọc và cầm cọ, xé những nỗi buồn dán lại và tô màu
thế nên chẳng ai ngó lâu lâu vào mình
và bảo: ta cứ đi thế này rồi về đâu
ai cũng đi làm vào buổi sáng
gương mặt để lại trong góc khuất ngôi nhà
ngôi nhà nghe mưa đêm đi qua
giờ ta nói chuyện với nhau bằng những cái lưng
đầy áo quần dây dợ
không còn ai biết mơ màng đẹp lúc nhả bồng bềnh đời xanh điếu
thuốc
và bảo: ta cứ đi thế này rồi về đâu.
(TCSH346/12-2017)
HOÀNG NGỌC QUÝ
NGUYỄN MAN KIM
NGÔ ĐÌNH HẢI
Đinh Thu - Nguyễn Văn Thanh - P.n.thường Đoan - Trần Nhuận Minh - Trọng Hướng - Lâm Anh - Đoàn Mạnh Phương - Đỗ Hàn - Trần Phương Kỳ - Nguyễn Văn Quang - Nguyễn Loan - Triệu Nguyên Phong - Kiều Trung Phương - Nguyễn Thiền Nghi - Hồ Đắc Thiếu Anh - Vạn Lộc - Nguyễn Đạt - Trường Thắng - Lê Nguyễn - Trịnh Bửu Hoài
LTS: Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968 có ý nghĩa lớn là làm phá sản chiến lược “chiến tranh cục bộ”, đánh bại cố gắng quân sự cao nhất của đế quốc Mỹ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, làm lung lay ý chí xâm lược buộc Mỹ phải “xuống thang chiến tranh”, tạo ra bước ngoặt có ý nghĩa quyết định của cuộc kháng chiến.
Nguyễn Tùng Linh - Lê Thị Mây - Phạm Sông Hồng - Y Phương - Thuận Vi - Nguyễn Khắc Thạch - Đặng Thị Vân Khanh
HỒ HỒNG TRÂM
TRẦN VIỆT DŨNG
NGUYỄN THỤY KHA
Hoàng Anh Tuấn - Ngọc Tuyết - Nguyễn Thánh Ngã - Khaly Chàm - Mai Văn Hoan - Võ Văn Luyến - Vũ Kim Liên - Lê Vy Thủy
LGT: Kiều Maily sinh năm 1985 tại Pablap - làng Chăm tỉnh Ninh Thuận. Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh. Đã có thơ đăng trên đặc san Tagalau, báo Văn nghệ trẻ, báo Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Phong Chủ nhật, tạp chí Văn hóa Dân tộc… Một số bài thơ Kiều Maily đã được Inrasara chuyển sang tiếng Chăm. Đây là cây bút nữ có những câu thơ được cho là rất dân tộc mà không thiếu hiện đại.
NGUYỄN MINH KHIÊM
Vĩnh Nguyên - Phan Hoàng - Lê Hưng Tiến - Miên Di - Phan Thành Minh - Viên Chính - Kinh Thượng - Trần Thị Phương Lài - Văn Nhân
Nguyễn Tất Hanh, sinh ngày 17/2/1954; Quê quán: Thủy Đường, Thủy Nguyên, Hải Phòng. Hội viên Hội Liên hiệp VHNT Hải Phòng. Với anh “Nghệ thuật là khó khăn, đòi hỏi người sáng tạo phải tốn nhiều công sức. Nó không phải cuộc dạo chơi mà là sự kiếm tìm, có thể hôm nay bội thu ngày mai lại mất mùa nhưng với tôi - sự hướng tới cái đẹp thì không bao giờ ngừng”.
LÊ THÁNH THƯ
ĐÀO DUY ANH
NGUYỄN NGỌC PHÚ
MAI VĂN PHẤN
NGUYỄN ĐÌNH CHIẾN
Nguyễn Văn Thanh - Nhất Lâm - Nguyễn Thường Kham - Phan Văn Chương - Chu Lê - Trần Vạn Giã - Nguyễn Hoàng Thu - Trần Phương Kỳ - Nguyễn Tất Độ - Lưu Xông Pha