Hoàng Thu Phố là bút danh của Nguyễn Minh Ngọc, sinh năm 1985 ở miền núi Yên Bái, hồi hộp gửi đến Tạp chí Sông Hương những dòng thơ ban đầu và đã có duyên.
Ảnh: internet
Giờ đây, Sông Hương với Hoàng Thu Phố là “một địa chỉ để gửi xúc cảm, đôi khi là sự bế tắc đóng khung thành con chữ vọng vang những vụn vỡ bất lực vây quanh từ đời sống, và thi thoảng đây đó những niềm vui bất chợt đến và tan đi”. Thơ Hoàng Thu Phố đa phần là ký ức và thi ảnh được chớp thu giữa những ngày sống trong lòng những đô thị giữa núi rừng Tây Bắc. Không ồn ào, nhưng có gì đó như cõi mộng du phố phường trong mông lung sương núi…
HOÀNG THU PHỐ
Mưa, chiều, bếp lửa
Thôi,
ngồi xuống đây đi em
hững hờ làm gì nữa
cơn mưa gọi mùa đậu hoài bậu cửa
buồn rụng cả bờ vai
đôi chim giũ cánh giấu mỏ đền đài
nhìn anh như sâu gầy trong kén
mờ phai.
thôi,
ngồi xuống đây đi em
nhóm giùm anh bếp lửa ngày dài
thổi cho anh bùng lên ngọn lửa
dập cả buổi chiều phai.
ngồi xuống đây đi em
đừng bới lại tro than chi nữa
kẻo gió
thổi lụi dốc đời
đâu ai qua lại than củi ngày mai.
ngồi xuống đây đi em
đừng ngóng đợi
con mắt anh lam lũ hình hài
lấy gì cho ban mai.
...
ngồi xuống đây đi em.
Buổi sáng
Buổi sáng
phố ngồi chơi
ly trà đá màu vàng
mệt nhọc thở
mặt trời khói lung lay
người tình váy gầy ngái ngủ
những bình minh nôn nao giống nhau
những cái nhìn hao hao giống nhau
những bàn tay quờ quạng giống nhau
anh ngồi giống anh như bao thuở khác
nghe một bản nhạc không sao nhớ nổi
bủa vây
tù túng
bay
khát vọng
cọng cỏ mướt u buồn
anh muốn nằm và đợi
bão gió
núi đồi
nguồn cội
mối tình trôi
rữa mục
bàn tay
giữa cuộc đời hồng tươi năm ngón
cái chết mê say.
Tháng 9 cho em
Tôi tham lam và em cũng tham lam
người ta đi ngoài phố
phố mộng du
giữa một mùa chẳng nhận ra mùa
mưa cả tháng như mặt người trên núi
bài thơ ướt nhẹp của tôi
trôi lõng bõng
có còn ai muốn bước đi
mà không ngoái đầu đau khổ
những cơn cớ giông giật trên đầu
cái nhìn u tối
ở đây không có ông họa sĩ
đầu trọc và cầm cọ, xé những nỗi buồn dán lại và tô màu
thế nên chẳng ai ngó lâu lâu vào mình
và bảo: ta cứ đi thế này rồi về đâu
ai cũng đi làm vào buổi sáng
gương mặt để lại trong góc khuất ngôi nhà
ngôi nhà nghe mưa đêm đi qua
giờ ta nói chuyện với nhau bằng những cái lưng
đầy áo quần dây dợ
không còn ai biết mơ màng đẹp lúc nhả bồng bềnh đời xanh điếu
thuốc
và bảo: ta cứ đi thế này rồi về đâu.
(TCSH346/12-2017)
Ngôn ngữ như một phương tiện truyền đạt thông tin, đối với thi sĩ, ngôn ngữ là công cụ để truyền cảm xúc của mình đến mọi người. Người làm thơ, điều quý nhất là cảm xúc. Nghệ thuật tu từ là phần kế tiếp để tác giả chia sẻ trọn vẹn cảm xúc của chính mình đến với mọi người.
(SHO). Người đã ra đi thật rồi
Đại Tướng Huyền Thoại của chúng ta – Đại Tướng Võ Nguyên Giáp
Người Đại Tướng Vĩnh Viễn, Người Đại Tướng Của Nhân Dân
NGUYỄN PHI TRINH
NGUYỄN DUY
Đặng Huy Giang - Nguyên Quân - Mai Văn Hoan - Nguyễn Miên Thảo - Phan Văn Chương - Phạm Xuân Phụng
NGÔ MINH
THANH THẢO
Ngàn Thương - Nguyễn Khoa Như Ý - Công Nam - Nguyễn Thanh Mừng - Nguyễn Văn Thanh - Phan Lệ Dung - Lê Ngã Lễ
HỒNG VINH
Dăm năm cuối của thập niên 90, tác giả Ngọc Khương nổi lên với những tập thơ viết cho thiếu nhi như Bim bim và mướp vàng, Cây đàn và bông hồng (in chung với con gái út Kiều Giang). Dạo đó thơ anh được các nhạc sĩ chú ý, tìm đọc và chắp cánh cho những bài: Em là gió mát, Búp bê cổ tích, tập đàn, Nhà cười thành những ca khúc “đứng” được với thời gian.
NGUYỄN MIÊN THẢO
VI THÙY LINH
ĐÀO DUY ANH
Tôi không có ý định vẽ một chân dung bụi bặm mang hồn cốt lãng tử của kẻ phiêu bạc muốn “đày đọa” hồn mình trong mọi ưu phiền phiêu linh chữ nghĩa. Tôi biết Phùng Hiệu “bị thơ làm” vì lòng anh vốn đa đoan, trắc ẩn với mọi thứ trên đường đời anh gặp.
Nguyễn Trọng Văn - Hồ Đắc Thiếu Anh - Nguyễn Giúp - Nguyễn Loan - Nguyên Hào - Vũ Thanh Lịch - Huỳnh Minh Tâm - Nguyễn Đạt - Đỗ Thượng Thế
TRẦN ĐÌNH BẢO
TRẦN THIÊN THỊ
Xuân Hoàng - Lưu Quang Vũ - Trần Khắc Tám - Trần Thị Huyền Trang - Văn Lợi
Lê Hòa - Nguyễn Man Kim - Trần Văn Hội - Vũ Thiên Kiều - Thảo Nguyên - Trần Phương Kỳ - Phạm Bá Nhơn - Phạm Thị Phương Thảo - Vĩnh Nguyên - Hoàng Ngọc Quý
HẢI KỲ