LÂM THỊ MỸ DẠ
Người đi rồi để lại bao khoảng trống
In lên không gian
Như từng vệt nắng
Như từng dấu son
Tạc vào thời gian
Dáng người thấp nhỏ
Chiếc ba-toong
Với chòm râu có nụ cười rất hóm
Người không phải là ông tiên, ông già Nô-en
hay ông bụt lành hiền
Người là Nguyễn Tuân không ai nhầm lẫn được
Bao nhiêu khoảng trống Người để lại
Giăng mắc khắp nơi
Như từng vệt bỏng
In lên hình hài Hà Nội
In lên đời tôi
Nỗi hụt đau buồn
Người
- Cậu bé Nguyễn Tuân
- Chàng trai Nguyễn Tuân
- Nhà hài hước, châm biếm Nguyễn Tuân
- Tài tử xi-nê Nguyễn Tuân
- Diễn viên kịch Nguyễn Tuân
- Nhà văn Nguyễn Tuân
- Người yêu nước Nguyễn Tuân
- Ông già Nguyễn Tuân
- Người Hà Nội - Nguyễn Tuân
Khi vắng Người Hà Nội thiếu rất nhiều
Khi vắng Người Hà Nội sao buồn trống...
Và bước chân tôi hẩng hụt
Nụ cười Người đang ở dưới đất sâu
Đôi mắt xanh thấu suốt mọi nhân tài
Không còn nhìn thấy trời xanh Hà Nội
Trên mặt đất chỉ còn bao khoảng trống
Mang hình hài người
In, in, in, in,
Lên mùa xuân
Lên mùa thu
Lên mùa hè
Lên mùa đông
Hà Nội
Những con đường Hà Nội Người đi qua
Bây giờ bàn chân Người đang ở rất xa!
Và chiếc ba-toong
Còn dư âm trên từng phiến đá
Những dấu tròn trên vỉa hè đất bụi
Ở nơi đâu
Người đã đặt dấu chấm cuối cùng
Kết thúc chuyến phiêu-du-đời-Người ngắn ngủi
Bây giờ
Tôi biết
Khi bước chân vào căn phòng bé nhỏ của Người
Những chiếc cốc không môi Người
lạnh giá
Những bức tranh không mắt Người
trống rỗng
Những chai rượu đầy nguyên...
Cứ ngỡ như Người còn sống
Lặng im... chờ ai
Lặng im nhìn...
Có bao giờ Người còn trở lại
Đưa bàn tay bật mở nắp chai
Bàn tay ấy giờ đã xanh cỏ dại
Trái tim đau đã vỡ kiếp thiên tài
Tôi đi qua những con đường thủ đô
Chợt xa xót một giọng cười đã mất
Chợt đau nhức một giọng Người, rất thật
Cuộc đời này ai khí phách như ông
Hà Nội ơi, Hà Nội phố còn đông
Mùi cốm còn thơm, Sông Hồng còn sóng đỏ
Người xa rồi mà hoa đào còn nở
Có thể nào như thế
Có thể nào Hà Nội ơi,
Có thể nào Hà Nội
thiếu vắng Người
chia cách Người
mãi mãi không còn Người
Người Hà Nội -
Nguyễn Tuân ơi!
(SH35/01&02-89)
NGUYỄN MINH KHIÊM
NGUYỄN HƯNG HẢI
LGT: Khánh Linh là bút hiệu dành cho thơ của Trần Thị Huê (sinh 1970 ở Quảng Ninh, Quảng Bình), tác giả của 3 tập thơ đã xuất bản: Giấc mơ nhật thực (2012, giải thưởng Lưu Trọng Lư năm 2017), Giữa tro và cõi sống (2014), Mặt trời đến lớp (thơ thiếu nhi, 2017).
Đỗ Tấn Đạt - Nguyễn Hoàng Thọ - Hoa Nguyên - Trần Đức Tín - Nguyễn Loan - Nguyễn Văn Thanh - Mai Diệp Văn - Lưu Xông Pha
Đinh Hạ - Vũ Tư
NGUYỄN TRỌNG TẠO
TỪ HOÀI TẤN
HOÀNG VŨ THUẬT
MAI VĂN PHẤN
PHÙNG TẤN ĐÔNG
Trương Đăng Dung - Hồ Thế Hà - Đông Hà - Phạm Nguyên Tường - Trần Ngọc Trác - Lê Hưng Tiến - Nguyễn Man Kim - Hà Duy Phương - Phan Trung Thành - Hường Thanh - Lâm Hạ - Vũ Thiên Kiều - Trần Thị Tường Vy - Lê Vĩnh Tài - Bạch Diệp - Nguyễn Văn Vũ - Đinh Thị Như Thúy - Nguyễn Thanh Mừng - Lê Tấn Quỳnh - Nguyễn Hoàng Anh Thư - Hạnh Ngộ - Nguyễn Hữu Trung - Phan Lệ Dung - Trương Đình Phượng - Nguyễn Ngọc Phú - Nguyễn Tất Hanh - Ngàn Thương - Phạm Quyên Chi - Anh Thư
THÁI KIM LAN
TRẦN VẠN GIÃ
NGUYỄN ĐỨC TÙNG
LƯƠNG NGỌC AN
Nguyễn Thị Thúy Hạnh từng viết “Thơ ca, chẳng phải sao, trước hết là lời tự sự của/ về thân phận?” (Những chuyển động chữ), và trong một bài thơ khác, lại viết: “Sau lưng tôi/ Một chiếc bóng bị thương” (Hà Nội)...
Huỳnh Gia - Lê Hào - Bùi Kim Anh - Nguyễn Hàn Chung - Phan Nam - Nguyễn Chí Ngoan - Võ Văn Luyến
SƠN TRẦN
NGUYỄN THÁNH NGÃ
TRẦN HUY MINH PHƯƠNG