LÂM THỊ MỸ DẠ
Người đi rồi để lại bao khoảng trống
In lên không gian
Như từng vệt nắng
Như từng dấu son
Tạc vào thời gian
Dáng người thấp nhỏ
Chiếc ba-toong
Với chòm râu có nụ cười rất hóm
Người không phải là ông tiên, ông già Nô-en
hay ông bụt lành hiền
Người là Nguyễn Tuân không ai nhầm lẫn được
Bao nhiêu khoảng trống Người để lại
Giăng mắc khắp nơi
Như từng vệt bỏng
In lên hình hài Hà Nội
In lên đời tôi
Nỗi hụt đau buồn
Người
- Cậu bé Nguyễn Tuân
- Chàng trai Nguyễn Tuân
- Nhà hài hước, châm biếm Nguyễn Tuân
- Tài tử xi-nê Nguyễn Tuân
- Diễn viên kịch Nguyễn Tuân
- Nhà văn Nguyễn Tuân
- Người yêu nước Nguyễn Tuân
- Ông già Nguyễn Tuân
- Người Hà Nội - Nguyễn Tuân
Khi vắng Người Hà Nội thiếu rất nhiều
Khi vắng Người Hà Nội sao buồn trống...
Và bước chân tôi hẩng hụt
Nụ cười Người đang ở dưới đất sâu
Đôi mắt xanh thấu suốt mọi nhân tài
Không còn nhìn thấy trời xanh Hà Nội
Trên mặt đất chỉ còn bao khoảng trống
Mang hình hài người
In, in, in, in,
Lên mùa xuân
Lên mùa thu
Lên mùa hè
Lên mùa đông
Hà Nội
Những con đường Hà Nội Người đi qua
Bây giờ bàn chân Người đang ở rất xa!
Và chiếc ba-toong
Còn dư âm trên từng phiến đá
Những dấu tròn trên vỉa hè đất bụi
Ở nơi đâu
Người đã đặt dấu chấm cuối cùng
Kết thúc chuyến phiêu-du-đời-Người ngắn ngủi
Bây giờ
Tôi biết
Khi bước chân vào căn phòng bé nhỏ của Người
Những chiếc cốc không môi Người
lạnh giá
Những bức tranh không mắt Người
trống rỗng
Những chai rượu đầy nguyên...
Cứ ngỡ như Người còn sống
Lặng im... chờ ai
Lặng im nhìn...
Có bao giờ Người còn trở lại
Đưa bàn tay bật mở nắp chai
Bàn tay ấy giờ đã xanh cỏ dại
Trái tim đau đã vỡ kiếp thiên tài
Tôi đi qua những con đường thủ đô
Chợt xa xót một giọng cười đã mất
Chợt đau nhức một giọng Người, rất thật
Cuộc đời này ai khí phách như ông
Hà Nội ơi, Hà Nội phố còn đông
Mùi cốm còn thơm, Sông Hồng còn sóng đỏ
Người xa rồi mà hoa đào còn nở
Có thể nào như thế
Có thể nào Hà Nội ơi,
Có thể nào Hà Nội
thiếu vắng Người
chia cách Người
mãi mãi không còn Người
Người Hà Nội -
Nguyễn Tuân ơi!
(SH35/01&02-89)
NGUYỄN THỤY VÂN ANH
Tên thật Nguyễn Thị Giáng Vân, sinh năm 1959 tại Nghệ Tĩnh. Tốt nghiệp khoa Ngữ văn, Đại học tổng hợp Hà Nội, 1980. Đã công tác tại Công trường Thủy điện Hòa Bình, biên tập viên Báo Phụ nữ Hà Nội. Tập thơ đầu tay: Năm tháng lãng quên, Nxb Thanh niên, 1990.
ĐÀO NGỌC CHƯƠNG
TRẦN HỒ THÚY HẰNG
Lê Ân - Thảo Nguyên - Thy Lan
VŨ THANH HOA
LÊ THỊ KIM SƠN
HÀ DUY PHƯƠNG
Nguyễn Thị Minh Ngân, sinh năm 1989, hiện đang sống và viết tại Daklak, ký bút danh Lâm Hạ dưới những trang viết.
LGT: Trong tháng 8 vừa qua, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã tổ chức trại sáng tác VHNT tại huyện miền núi A Lưới (từ ngày 9/8 đến ngày 16/8/2017); Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế tổ chức trại sáng tác văn học tại xã ven biển Vinh Hiền (từ ngày 24/8 đến ngày 30/8/2017).
ĐÀO DUY ANH
ĐỖ QUANG VINH
ĐOÀN TRỌNG HẢI
NGUYỄN THỐNG NHẤT
LỮ THỊ MAI
Huế những năm 70 của thế kỷ trước có những tên tuổi như Ngô Kha, Thái Ngọc San, Chu Sơn, Lê Văn Ngăn, Võ Quê, Trần Hoài, Nguyễn Hoàng Thọ, Trần Phá Nhạc, Nguyễn Đông Nhật, Lê Gành, Bửu Chỉ… đã làm nên sự khác biệt của ly cà phê, giàn hoa giấy, tạo thành sự tích ngôi nhà 22 Trương Định.
NGUYEN SU TU
NHƯ QUỲNH DE PRELLE
Trần Thị Tường Vy - Châu Thu Hà - Hoàng Thụy Anh - Nguyễn Thanh Lưu - Tạ Anh Thư
NGÔ THANH VÂN