Người Pa Kô ở A Lưới, Thừa Thiên – Huế và nhiều dân tộc vùng cao khác đều có nghệ nhân khèn bè nhưng điệu khèn lúc thì như nắng mới, như gió mơn man, như lau lách rì rào; khi thì da diết như tiếng lá khô chậm rãi rời cành…, thì chỉ có được trong điệu khèn Kăn A Kết. Điệu khèn nổi tiếng những năm 60, 70 của thế kỷ trước, lưu truyền trong dân gian nhưng rất ít người biết được…
Sau gần mười năm xa cách, xuân Giáp Ngọ này tôi mới có dịp quay lại vùng A Lưới, tìm đến ngôi nhà của già làng Quỳnh Mer – người lưu giữ nhiều truyền thuyết dân gian của các tộc người sinh sống trên dãy Trường Sơn. Khách đến vào dịp đầu Xuân hay những ngày làng có cuộc vui thường được già Quỳnh Mer kể chuyện bằng khèn. Tiếng khèn bè của già Quỳnh Mer kể cho tôi nghe về người con gái Pa Kô có tên là Kăn A Kết, xinh đẹp, giỏi giang. Gần bảy mươi năm về trước Kăn A Kết cùng gia đình từ làng A Ramon, xã Đông Sơn ở biên giới Việt – Lào chuyển về làng A Nin sinh sống. Người con gái đẹp được xem như viên ngọc quý của làng và điệu khèn Kăn A Kết cũng bắt đầu từ đó.
Rời nhà già làng Quỳnh Mer, chúng tôi đi tìm Kăn A Kết. Sau gần hai tiếng đồng hồ đi khắp làng A Nin, chẳng ai biết Kăn A Kết ở đâu, chuẩn bị ra về thì một cô gái trẻ hé lộ cho chúng tôi thông tin về người chơi bài khèn Kăn A Kết giỏi nhất, từng biết Kăn A Kết, đó là già Ku Veh.
Già Ku Veh sống trong ngôi nhà tranh tuềnh toàng. Sau khi thổi bài ca Kăn A Kết, già thú nhận đã từng theo nhiều người trong làng đến nhà người đẹp thổi cho nàng nghe bài hát này. Theo lời già, nàng là con gái trong một gia đình trung lưu, dáng người thon thả, gương mặt bầu bĩnh. Cái duyên khiến các chàng trai mê đắm Kăn A Kết, đó là nàng ăn nói rất khéo. Nàng thường dùng lối nói ví von để khen tặng và đáp lời khách.
Theo tục lệ, trai làng các vùng muốn được trò chuyện với nàng phải mang lễ vật đến tặng gồm tiền đồng, hạt cườm, trang sức hay đồng bạc hoa xòe (một đồng mua được một con trâu lớn theo giá thời bấy giờ). Cũng giống như những trai làng ngày ấy, già Ku Veh cũng không biết ai là người sáng tác ra bài khèn Kăn A Kết. Chỉ biết rằng, rất nhiều chàng trai thuộc điệu khèn này, hễ chàng trai nào thổi hay được nàng để ý là vui lắm rồi.
Hằng đêm, trai làng đứng quanh sân nhà nàng thổi bài Kăn A Kết. Lời bài khèn có đoạn nói rằng: "Có người đàn ông xấu nhưng lại lấy được người đẹp. Anh thổi khèn hay, sao em không xuống sàn nói chuyện cùng anh... Em đừng ưng người xấu. Em theo anh nhé, theo anh nhé!...”.
Cuối cùng, một chàng trai giàu có mang theo 30 chiếc chiêng, thanh la, 60 hạt cườm, hoa tai bạc đầy một giỏ, trâu bò mấy chục con... đến cưới nàng làm vợ. Ngày nàng lên kiệu hoa, nhiều chàng trai nhớ nàng đã cùng nhau thổi bài ca Kăn A Kết. Về sau, bài ca này lưu truyền trong dân gian và trở thành làn điệu không thể thiếu trong mỗi dịp hội hè của đồng bào sống trên dãy Trường Sơn.
Trên đường trở về, chúng tôi gặp một người phụ nữ, chị bảo rằng, biết người tên Kăn A Kết và dẫn chúng tôi vào căn nhà nhỏ, được bao quanh bởi những cây hồng trĩu quả. Nghe tiếng người lạ, một bà già bước ra từ vườn hồng, nhìn cốt cách và gương mặt, chúng tôi biết mình đã gặp được người cần tìm. Kăn A Kết trước mặt chúng tôi vẫn giữ được cốt cách của bông hoa đậm hương sắc núi rừng. Con trai nuôi của Kăn A Kết là anh Kê Ru Lô, Phó Chủ tịch thị trấn A Lưới. Bà được anh Kê Ru Lô nhận làm mẹ nuôi và đưa về chăm sóc hơn hai mươi năm nay do bà không còn người thân thích nào. Kăn A Kết còn có tên là Kăn Thai, sinh năm 1924, nguyên quán ở A Rưm, xã Hồng Nam. Xuân Giáp Ngọ này "mỹ nhân” Kăn A Kết tròn 90 tuổi. Anh Kê Ru Lô kể, có rất nhiều người muốn mời bà Kăn A Kết về chăm sóc, phụng dưỡng như mẹ già nhưng bà đã chọn gia đình anh.
Những hồi ức quá khứ của mỹ nhân đại ngàn dần hiện về trong câu chuyện với chúng tôi. Cụ Kăn A Kết không còn nhớ được nhiều, chỉ biết rằng, ngày ấy người chiếm lĩnh trái tim nàng tên là Khui, sống ở biên giới Việt – Lào. Chính Khui là người đã sáng tác nên bài ca Kăn A Kết lưu truyền lại cho các thế hệ sau. Chàng Khui mất vì bệnh nặng khi mới 20 tuổi.
Kỷ vật Kăn A Kết còn giữ lại là một chuỗi hạt cườm hình tứ giác mà bà đã mang theo gần bảy mươi năm nay. Thuở trước, nó có thể đổi được mấy con trâu. Sau này, Kăn A Kết lập gia đình với người có tên là Quỳnh Thôn, cuộc sống gia đình gặp nhiều khó khăn, hai người có với nhau 6 người con nhưng tất cả đều mất trong chiến tranh.
Kăn A Kết giờ đang hạnh phúc với gia đình người con nuôi. Xuân đến rồi xuân qua, đôi mắt "nàng” nay đã không còn nhìn rõ vạt hoa tím biếc trước sân nhà thế nhưng điệu khèn Kăn A Kết thì vẫn ngọt ngào cùng năm tháng.
Theo daidoanket.vn
Sáng 15/3, tại hội trường khách sạn Indochine (TP Huế), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Công ty TNHH Một thành viên Karcher chuyên về công nghệ làm sạch tổ chức họp báo giới thiệu Dự án làm sạch Cổng Ngọ Môn, Đại nội Huế.
Chiều 14/3, tại Trung tâm Nghệ thuật Điềm Phùng Thị, Bảo tàng Mỹ thuật Huế tổ chức lễ trao giải và khai mạc triển lãm các tác phẩm tham gia cuộc thi Mỹ thuật thiếu nhi tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2019.
Ngày 16/1, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành kế hoạch tổ chức lễ phát động 'Ngày Chủ nhật xanh' năm 2019, với mục đích đảm bảo môi trường, cảnh quan đô thị và khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh ngày càng sáng, xanh, sạch, không rác thải…
Chiều ngày 11/03, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã khai mạc không gian trưng bày “Dấu xưa” tại điện Thọ Ninh, cung Diên Thọ (Đại Nội Huế).
Chiều 10/3, tại Công viên Tứ Tượng (TP. Huế), Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh tổ chức lễ kỷ niệm 66 năm Ngày truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam, 180 năm thế giới phát minh ra kỹ thuật nhiếp ảnh và 150 năm danh nhân Đặng Huy Trứ đưa nghề ảnh về Việt Nam.
Chiều ngày 04/3, tại Bảo tàng Nghệ thuật thêu XQ Huế đã diễn ra nghi Lễ rước nước, phù sa sông Hương để chuẩn bị cho quá trình chế tác thương hiệu gốm “Hương Sa”.
Những ngày đầu năm mới, ngoài những địa điểm văn hóa tâm linh khiến người người có khoảng không chiêm nghiệm nỗi vô thường trôi theo dòng thời gian miên viễn, một địa chỉ di tích lịch sử được nhiều người ghé thăm là Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang - nơi hơn 4.000 liệt sĩ đã nằm lại trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc. Thời gian mải miết trôi, nhưng cỏ cây hoa lá thì mãi nhớ bởi một điều đơn giản là máu của sự hy sinh đã thấm sâu xuống lòng đất kia, máu đã loang sông trôi theo những phù sa bờ bãi…
Chiều ngày 01/03, Tại Trụ sở tạp chí Sông Hương đã diễn ra buổi giao lưu, trao đổi, gặp gỡ giữa văn nghệ sĩ Huế và gia đình nhà thơ Tố Hữu, gia đình Đại tướng Nguyễn Chí Thanh cùng đoàn công tác thực địa tìm hiểu về nhà thơ Tố Hữu nhằm hướng đến kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Tố Hữu.
Chiều 25/02, Viện Pháp tại Huế đã tổ chức triển lãm sơn mài mang chủ đề “Thời gian”.
Sáng 24/2, tại số 9 Ngô Quyền - TP Huế đã diễn ra Lễ trao giải cuộc thi viết, sáng tác Phía bên kia cầu vồng và seminar chủ đề công khai với gia đình.
Nhạc sĩ Miên Đức Thắng vừa giới thiệu tập thơ “Hầu hạ hư không” Bảo tàng Văn hóa Huế .
Chiều 28/1, tại Art Gallery Sông Như đã khai mạc phòng tranh con giáp với chủ đề “Năm lợn vẽ con heo”.
Chiều 28/01, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật TT Huế, Hội Mỹ thuật TT Huế phối hợp với Tạp chí Sông Hương tổ chức triển lãm mỹ thuật Mừng xuân Kỷ Hợi 2019.
Chiều 28/01, tại Hội Nhà báo tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra lễ khai mạc Hội Báo Xuân Kỷ Hợi 2019 với chủ đề “Báo chí đồng hành cùng sự phát triển”.
Sáng ngày 27/01(nhằm ngày 23 tháng Chạp năm Mậu Tuất), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức Lễ dựng nêu (Thướng Tiêu) sân trước Hiển Lâm Các - Thế Miếu (Đại Nội Huế) và Điện Long An (Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế).
Sáng ngày 28/1, Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức buổi họp báo về Giải thưởng văn học nghệ thuật Cố đô tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ VI (2013 – 2018).
Chiều ngày 23/1, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi gặp mặt cộng tác viên và trao tặng thưởng tác phẩm hay trên tạp chí Sông Hương.
Mùa xuân đến với mọi người như một niềm ân hưởng. Mùa xuân cũng là dịp chúng ta nhớ về và tri ân những người hiến đời mình cho sự nghiệp chung. Mở đầu Sông Hương số mừng xuân Kỷ Hợi là “Câu chuyện giữa Bác Hồ và nhà thơ Tố Hữu” được trích từ băng ghi âm năm 1966 trong Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua toàn quốc tại Hà Nội. Sau lời nói ân tình với thanh niên Việt Nam anh hùng, Bác giới thiệu nhà thơ Tố Hữu lên đọc thơ. Câu chuyện diễn ra vui tươi, chân tình làm bật lên bài học nhân văn sâu sắc đến ngỡ ngàng.
Chiều ngày 15/01, UBND thành phố Huế và Tổ chức Koica - Hàn Quốc đã tổ chức lễ khánh thành dự án thí điểm đường đi bộ trên sông Hương.
Chiều 15/01, Đại học Huế phối hợp với Quỹ Y tế, Giáo dục và Văn hóa Việt Nam (VNHELP) trao 150 suất học bổng Nguyễn Trường Tộ cho 150 sinh viên Đại học Huế.