Người Pa Kô ở A Lưới, Thừa Thiên – Huế và nhiều dân tộc vùng cao khác đều có nghệ nhân khèn bè nhưng điệu khèn lúc thì như nắng mới, như gió mơn man, như lau lách rì rào; khi thì da diết như tiếng lá khô chậm rãi rời cành…, thì chỉ có được trong điệu khèn Kăn A Kết. Điệu khèn nổi tiếng những năm 60, 70 của thế kỷ trước, lưu truyền trong dân gian nhưng rất ít người biết được…
Sau gần mười năm xa cách, xuân Giáp Ngọ này tôi mới có dịp quay lại vùng A Lưới, tìm đến ngôi nhà của già làng Quỳnh Mer – người lưu giữ nhiều truyền thuyết dân gian của các tộc người sinh sống trên dãy Trường Sơn. Khách đến vào dịp đầu Xuân hay những ngày làng có cuộc vui thường được già Quỳnh Mer kể chuyện bằng khèn. Tiếng khèn bè của già Quỳnh Mer kể cho tôi nghe về người con gái Pa Kô có tên là Kăn A Kết, xinh đẹp, giỏi giang. Gần bảy mươi năm về trước Kăn A Kết cùng gia đình từ làng A Ramon, xã Đông Sơn ở biên giới Việt – Lào chuyển về làng A Nin sinh sống. Người con gái đẹp được xem như viên ngọc quý của làng và điệu khèn Kăn A Kết cũng bắt đầu từ đó.
Rời nhà già làng Quỳnh Mer, chúng tôi đi tìm Kăn A Kết. Sau gần hai tiếng đồng hồ đi khắp làng A Nin, chẳng ai biết Kăn A Kết ở đâu, chuẩn bị ra về thì một cô gái trẻ hé lộ cho chúng tôi thông tin về người chơi bài khèn Kăn A Kết giỏi nhất, từng biết Kăn A Kết, đó là già Ku Veh.
Già Ku Veh sống trong ngôi nhà tranh tuềnh toàng. Sau khi thổi bài ca Kăn A Kết, già thú nhận đã từng theo nhiều người trong làng đến nhà người đẹp thổi cho nàng nghe bài hát này. Theo lời già, nàng là con gái trong một gia đình trung lưu, dáng người thon thả, gương mặt bầu bĩnh. Cái duyên khiến các chàng trai mê đắm Kăn A Kết, đó là nàng ăn nói rất khéo. Nàng thường dùng lối nói ví von để khen tặng và đáp lời khách.
Theo tục lệ, trai làng các vùng muốn được trò chuyện với nàng phải mang lễ vật đến tặng gồm tiền đồng, hạt cườm, trang sức hay đồng bạc hoa xòe (một đồng mua được một con trâu lớn theo giá thời bấy giờ). Cũng giống như những trai làng ngày ấy, già Ku Veh cũng không biết ai là người sáng tác ra bài khèn Kăn A Kết. Chỉ biết rằng, rất nhiều chàng trai thuộc điệu khèn này, hễ chàng trai nào thổi hay được nàng để ý là vui lắm rồi.
Hằng đêm, trai làng đứng quanh sân nhà nàng thổi bài Kăn A Kết. Lời bài khèn có đoạn nói rằng: "Có người đàn ông xấu nhưng lại lấy được người đẹp. Anh thổi khèn hay, sao em không xuống sàn nói chuyện cùng anh... Em đừng ưng người xấu. Em theo anh nhé, theo anh nhé!...”.
Cuối cùng, một chàng trai giàu có mang theo 30 chiếc chiêng, thanh la, 60 hạt cườm, hoa tai bạc đầy một giỏ, trâu bò mấy chục con... đến cưới nàng làm vợ. Ngày nàng lên kiệu hoa, nhiều chàng trai nhớ nàng đã cùng nhau thổi bài ca Kăn A Kết. Về sau, bài ca này lưu truyền trong dân gian và trở thành làn điệu không thể thiếu trong mỗi dịp hội hè của đồng bào sống trên dãy Trường Sơn.
Trên đường trở về, chúng tôi gặp một người phụ nữ, chị bảo rằng, biết người tên Kăn A Kết và dẫn chúng tôi vào căn nhà nhỏ, được bao quanh bởi những cây hồng trĩu quả. Nghe tiếng người lạ, một bà già bước ra từ vườn hồng, nhìn cốt cách và gương mặt, chúng tôi biết mình đã gặp được người cần tìm. Kăn A Kết trước mặt chúng tôi vẫn giữ được cốt cách của bông hoa đậm hương sắc núi rừng. Con trai nuôi của Kăn A Kết là anh Kê Ru Lô, Phó Chủ tịch thị trấn A Lưới. Bà được anh Kê Ru Lô nhận làm mẹ nuôi và đưa về chăm sóc hơn hai mươi năm nay do bà không còn người thân thích nào. Kăn A Kết còn có tên là Kăn Thai, sinh năm 1924, nguyên quán ở A Rưm, xã Hồng Nam. Xuân Giáp Ngọ này "mỹ nhân” Kăn A Kết tròn 90 tuổi. Anh Kê Ru Lô kể, có rất nhiều người muốn mời bà Kăn A Kết về chăm sóc, phụng dưỡng như mẹ già nhưng bà đã chọn gia đình anh.
Những hồi ức quá khứ của mỹ nhân đại ngàn dần hiện về trong câu chuyện với chúng tôi. Cụ Kăn A Kết không còn nhớ được nhiều, chỉ biết rằng, ngày ấy người chiếm lĩnh trái tim nàng tên là Khui, sống ở biên giới Việt – Lào. Chính Khui là người đã sáng tác nên bài ca Kăn A Kết lưu truyền lại cho các thế hệ sau. Chàng Khui mất vì bệnh nặng khi mới 20 tuổi.
Kỷ vật Kăn A Kết còn giữ lại là một chuỗi hạt cườm hình tứ giác mà bà đã mang theo gần bảy mươi năm nay. Thuở trước, nó có thể đổi được mấy con trâu. Sau này, Kăn A Kết lập gia đình với người có tên là Quỳnh Thôn, cuộc sống gia đình gặp nhiều khó khăn, hai người có với nhau 6 người con nhưng tất cả đều mất trong chiến tranh.
Kăn A Kết giờ đang hạnh phúc với gia đình người con nuôi. Xuân đến rồi xuân qua, đôi mắt "nàng” nay đã không còn nhìn rõ vạt hoa tím biếc trước sân nhà thế nhưng điệu khèn Kăn A Kết thì vẫn ngọt ngào cùng năm tháng.
Theo daidoanket.vn
Sáng ngày 17/5, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa Thể thao đã tổ chức khia mạc triển lãm “ Họ Hồ ở Miền Tây Thừa Thiên Huế - Lịch sử và Nhân chứng”.
Tối 16-5, tại Khu du lịch quốc tế Minh Viễn, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế) diễn ra Lễ khai mạc Lễ hội “Lăng Cô - Vịnh đẹp thế giới” năm 2019 nhân kỷ niệm 10 năm Lăng Cô được công nhận Vịnh đẹp thế giới (2009-2019).
Sông Hương số Đặc biệt kỳ này góp phần ghi lại dấu ấn ở những dấu mốc lịch sử của đất nước cũng như tôn vinh kịp thời những giá trị kinh tế văn hóa của tỉnh nhà. Đó là Kỷ niệm 60 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2019); Kỷ niệm Ngày báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6; Kỷ niệm 10 năm Vịnh Lăng Cô được kết nạp vào Câu lạc bộ Các vịnh Đẹp nhất Thế giới, v.v.
Sáng ngày 3/5, tại Hội trường UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra Lễ viếng đồng chí Đại tướng Lê Đức Anh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nguyên Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Chiều 29/4, tại công viên Tứ Tượng Huế, đã diễn ra Lễ tế tổ bách nghệ-lễ hội nhằm ghi nhớ công ơn của các bậc tiền nhân, những người đã khai sinh ra các làng nghề truyền thống
Tối 28/4, lễ hội áo dài với chủ đề “Áo dài trên con đường di sản” đã diễn ra tại cổng Ngọ Môn - Đại nội Huế, đây là một trong những chương trình chính của Festival nghề truyền thống Huế 2019.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vô cùng thương tiếc báo tin:
Sáng ngày 28/4, Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch UBND Tỉnh Phan Ngọc Thọ các cơ quan đoàn thể đã có đợt ra quân tổng vệ sinh môi trường cũng như có nhiều hoạt động thiết thực trong phong trào Ngày chủ nhật xanh.
Chiều ngày 27/4, Tạp chí Sông Hương phối hợp với Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, Nhà xuất bản Phụ Nữ tổ chức buổi giới thiệu Tiểu thuyết lịch sử “Từ Dụ Thái hậu” của nhà văn Trần Thùy Mai. Đông đảo văn nghệ sĩ đến tham dự.
Sáng 27/4, tại bảo tàng thêu XQ Huế đã diễn ra Lễ hội hoa làng nghề lần thứ nhất với nhiều hoạt động phong phú, đa sắc màu nằm trong khuôn khổ Festival làng nghề Huế năm 2019.
Tối 26/4, Festival Nghề truyền thống Huế 2019 đã chính thức khai mạc với nhiều tiết mục đặc sắc, mang đậm âm hưởng dân tộc.
Chiều ngày (26/4), tại Bảo tàng Văn hóa Huế đã diễn ra lễ Khai mạc Không gian trưng bày và thao diễn các sản phẩm nghề thủ công truyền thống của các thành phố và tổ chức quốc tế.
Chiều 26/4, tại công viên Tứ Tượng, UBND TP Huế tổ chức Khai mạc Không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm, tôn vinh nghệ nhân và làng nghề; không gian ẩm thực.
Sáng 26/4, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Công ty Karcher Việt Nam thuộc tập đoàn Karcher Đức tổ chức lễ bàn giao dự án làm sạch Cổng Ngọ Môn tại Cổng Ngọ Môn, Đại Nội Huế.
Sáng ngày 26/4, Sở văn hóa Thể thao phối hợp với Bảo tàng lịch sử Thừa Thiên Huế tổ chức lễ công bố Quyết định Trụ sở Tòa soạn Báo Tiếng Dân là di tích cấp tỉnh.
Để phong trào “Ngày Chủ nhật Xanh” tiếp tục duy trì một cách thường xuyên và rộng khắp, mang lại hiệu quả và ý nghĩa thiết thực trong cộng đồng và toàn xã hội;Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đã có lời kêu gọi đến các sở, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp bà con nhân dân, cán bộ, chiến sỹ, đoàn viên, hội viên, học sinh, sinh viên trong toàn tỉnh cùng vào cuộc, chung tay góp sức mình lan tỏa phong trào "Ngày chủ nhật xanh". Cổng Thông tin điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế xin giới thiệu đến bạn đọc toàn văn lời kêu gọi của Chủ tịch UBND tỉnh.
Chiều 25/4, Trong khuôn khổ Festival nghề truyền thống Huế 2019, Bảo tàng Mỹ thuật Huế phối hợp với Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức Triển lãm “Tranh dân gian truyền thống Việt Nam”.
Chiều ngày 25/4, tại Trung tâm văn hóa Phật giáo Liễu Quán, Ban tổ chức Festival nghề truyền thống Huế 20 I 9 long trọng tổ chức lễ khai mạc “Không gian Đông y Huế ”.
Chiều ngày 25/4, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm "Họa sĩ Đặng Ái Việt - Nét cọ tạc những tượng đài thời gian".