Người Pa Kô ở A Lưới, Thừa Thiên – Huế và nhiều dân tộc vùng cao khác đều có nghệ nhân khèn bè nhưng điệu khèn lúc thì như nắng mới, như gió mơn man, như lau lách rì rào; khi thì da diết như tiếng lá khô chậm rãi rời cành…, thì chỉ có được trong điệu khèn Kăn A Kết. Điệu khèn nổi tiếng những năm 60, 70 của thế kỷ trước, lưu truyền trong dân gian nhưng rất ít người biết được…
Sau gần mười năm xa cách, xuân Giáp Ngọ này tôi mới có dịp quay lại vùng A Lưới, tìm đến ngôi nhà của già làng Quỳnh Mer – người lưu giữ nhiều truyền thuyết dân gian của các tộc người sinh sống trên dãy Trường Sơn. Khách đến vào dịp đầu Xuân hay những ngày làng có cuộc vui thường được già Quỳnh Mer kể chuyện bằng khèn. Tiếng khèn bè của già Quỳnh Mer kể cho tôi nghe về người con gái Pa Kô có tên là Kăn A Kết, xinh đẹp, giỏi giang. Gần bảy mươi năm về trước Kăn A Kết cùng gia đình từ làng A Ramon, xã Đông Sơn ở biên giới Việt – Lào chuyển về làng A Nin sinh sống. Người con gái đẹp được xem như viên ngọc quý của làng và điệu khèn Kăn A Kết cũng bắt đầu từ đó.
Rời nhà già làng Quỳnh Mer, chúng tôi đi tìm Kăn A Kết. Sau gần hai tiếng đồng hồ đi khắp làng A Nin, chẳng ai biết Kăn A Kết ở đâu, chuẩn bị ra về thì một cô gái trẻ hé lộ cho chúng tôi thông tin về người chơi bài khèn Kăn A Kết giỏi nhất, từng biết Kăn A Kết, đó là già Ku Veh.
Già Ku Veh sống trong ngôi nhà tranh tuềnh toàng. Sau khi thổi bài ca Kăn A Kết, già thú nhận đã từng theo nhiều người trong làng đến nhà người đẹp thổi cho nàng nghe bài hát này. Theo lời già, nàng là con gái trong một gia đình trung lưu, dáng người thon thả, gương mặt bầu bĩnh. Cái duyên khiến các chàng trai mê đắm Kăn A Kết, đó là nàng ăn nói rất khéo. Nàng thường dùng lối nói ví von để khen tặng và đáp lời khách.
Theo tục lệ, trai làng các vùng muốn được trò chuyện với nàng phải mang lễ vật đến tặng gồm tiền đồng, hạt cườm, trang sức hay đồng bạc hoa xòe (một đồng mua được một con trâu lớn theo giá thời bấy giờ). Cũng giống như những trai làng ngày ấy, già Ku Veh cũng không biết ai là người sáng tác ra bài khèn Kăn A Kết. Chỉ biết rằng, rất nhiều chàng trai thuộc điệu khèn này, hễ chàng trai nào thổi hay được nàng để ý là vui lắm rồi.
Hằng đêm, trai làng đứng quanh sân nhà nàng thổi bài Kăn A Kết. Lời bài khèn có đoạn nói rằng: "Có người đàn ông xấu nhưng lại lấy được người đẹp. Anh thổi khèn hay, sao em không xuống sàn nói chuyện cùng anh... Em đừng ưng người xấu. Em theo anh nhé, theo anh nhé!...”.
Cuối cùng, một chàng trai giàu có mang theo 30 chiếc chiêng, thanh la, 60 hạt cườm, hoa tai bạc đầy một giỏ, trâu bò mấy chục con... đến cưới nàng làm vợ. Ngày nàng lên kiệu hoa, nhiều chàng trai nhớ nàng đã cùng nhau thổi bài ca Kăn A Kết. Về sau, bài ca này lưu truyền trong dân gian và trở thành làn điệu không thể thiếu trong mỗi dịp hội hè của đồng bào sống trên dãy Trường Sơn.
Trên đường trở về, chúng tôi gặp một người phụ nữ, chị bảo rằng, biết người tên Kăn A Kết và dẫn chúng tôi vào căn nhà nhỏ, được bao quanh bởi những cây hồng trĩu quả. Nghe tiếng người lạ, một bà già bước ra từ vườn hồng, nhìn cốt cách và gương mặt, chúng tôi biết mình đã gặp được người cần tìm. Kăn A Kết trước mặt chúng tôi vẫn giữ được cốt cách của bông hoa đậm hương sắc núi rừng. Con trai nuôi của Kăn A Kết là anh Kê Ru Lô, Phó Chủ tịch thị trấn A Lưới. Bà được anh Kê Ru Lô nhận làm mẹ nuôi và đưa về chăm sóc hơn hai mươi năm nay do bà không còn người thân thích nào. Kăn A Kết còn có tên là Kăn Thai, sinh năm 1924, nguyên quán ở A Rưm, xã Hồng Nam. Xuân Giáp Ngọ này "mỹ nhân” Kăn A Kết tròn 90 tuổi. Anh Kê Ru Lô kể, có rất nhiều người muốn mời bà Kăn A Kết về chăm sóc, phụng dưỡng như mẹ già nhưng bà đã chọn gia đình anh.
Những hồi ức quá khứ của mỹ nhân đại ngàn dần hiện về trong câu chuyện với chúng tôi. Cụ Kăn A Kết không còn nhớ được nhiều, chỉ biết rằng, ngày ấy người chiếm lĩnh trái tim nàng tên là Khui, sống ở biên giới Việt – Lào. Chính Khui là người đã sáng tác nên bài ca Kăn A Kết lưu truyền lại cho các thế hệ sau. Chàng Khui mất vì bệnh nặng khi mới 20 tuổi.
Kỷ vật Kăn A Kết còn giữ lại là một chuỗi hạt cườm hình tứ giác mà bà đã mang theo gần bảy mươi năm nay. Thuở trước, nó có thể đổi được mấy con trâu. Sau này, Kăn A Kết lập gia đình với người có tên là Quỳnh Thôn, cuộc sống gia đình gặp nhiều khó khăn, hai người có với nhau 6 người con nhưng tất cả đều mất trong chiến tranh.
Kăn A Kết giờ đang hạnh phúc với gia đình người con nuôi. Xuân đến rồi xuân qua, đôi mắt "nàng” nay đã không còn nhìn rõ vạt hoa tím biếc trước sân nhà thế nhưng điệu khèn Kăn A Kết thì vẫn ngọt ngào cùng năm tháng.
Theo daidoanket.vn
Chiều ngày 21/11, tại TP Huế, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Du lịch, phối hợp với Hiệp Hội Chè Việt Nam và Tea Masters Cup Quốc tế tổ chức buổi Họp báo về cuộc thi Nghệ nhân Trà Thế giới 2018.
Chiều ngày 20/11/2018, Trường Trung học cơ sở Lê Quang Tiến (Hương Chữ -Hương Trà) đã tổ chức khai mạc triển lãm tranh với chủ đề “Nhớ ơn thầy cô giáo và mái trường mến yêu”.
Ngày 19/11, trường Đại học Nghệ thuật Huế đã tổ chức triển lãm Mỹ thuật dịp kỉ niệm 36 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2018).
Chiều 16/11, Viện Pháp tại Huế khai mạc triển lãm ảnh “Xứ mộng mơ” của nghệ sĩ nhiếp ảnh Lê Huy Hoàng Hải.
Sáng ngày 16/11, Hội Khoa học lịch sử Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Diễn đàn Đối thoại sử học “ Di sản Cố đô Huế với vấn đề Bảo tồn và Phát triển”.
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có quyết định thành lập Bảo tàng Mỹ thuật Huế. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2018.
Sáng ngày 14/11, Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội thảo “ Đổi mới công tác trưng bày bảo tàng và di tích trong giai đoạn hiện nay”. Tham dự Hội thảo có ông Bùi Thanh Hà – Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy tỉnh Thừa Thiên Huế.
Nhà nghiên cứu Trần Đức Anh Sơn vừa có buổi giao lưu và ra mắt Bộ sách về Huế của tác giả do Công ty sách Omega Plus tổ chức tại Trung tâm văn hóa thông tin tỉnh Thừa Thiên – Huế.
Sáng ngày 08/11, tại Hội trường Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế tổ chức Hội thảo khoa học “Đồng chí Nguyễn Chí Diểu với cách mạng Việt Nam và quê hương Thừa Thiên Huế”. Hội thảo diễn ra nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Chí Diểu (1908 – 2018).
Sáng ngày 06/11, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (TTBTDTCĐ Huế) phối hợp với Trung tâm Thông tin và mạng lưới quốc tế về di sản văn hóa phi vật thể khu vực châu Á – Thái Bình Dương do UNESCO bảo trợ (ICHCAP) tổ chức Khai mạc Hội nghị Di sản văn hóa phi vật thể khu vực châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 2 - năm 2018.
Sáng 05/11, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Trung tâm Thông tin và mạng lưới quốc tế về di sản văn hóa phi vật thể khu vực Châu Á – Thái Bình Dương do UNESCO bảo trợ (ICHCAP) tổ chức họp báo về Hội nghị Di sản văn hóa phi vật thể khu vực Châu Á- Thái Bình Dương lần thứ 2- năm 2018.
Tháng 11, những vần thơ về nhà giáo trong số báo này mang hơi thở khác lạ về nghĩa thầy trò tiềm ẩn như những hạt giống luôn sẵn sàng nhú mầm nơi miền ký ức màu mỡ. Ý tưởng mạnh, những câu thơ phảng phất nét vẽ thơ ngây song thăm thẳm tình đời tràn ra khỏi bài học trong trang vở đã lấm màu thời gian.
Liên hoan nghệ thuật sân khấu chuyên nghiệp tuồng, bài chòi và dân ca kịch toàn quốc năm 2018 do Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam và Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi phối hợp tổ chức tại Quảng Ngãi diễn ra từ ngày 20-28/10 tại Quảng Ngãi.
Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật vừa tổ chức lễ bế mạc trại sáng tác “Nhịp sống Huế 2018”.
Chiều ngày 25/10, tại Bảo tàng lịch sử Thừa Thiên Huế - Bộ Tư lệnh Hóa học phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao Thừa Thiên Huế, Bảo tàng lịch sử thừa Thiên Huế tổ chức triển lãm “ Da cam – Lương tri và Công lý”.
Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức khai mạc trại sáng tác văn học nghệ thuật với chủ đề “Nhịp sống Huế”.
Chiều ngày 18/10, Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng và Điềm Phùng Thị phối hợp với Hội Mỹ thuật tỉnh và nhóm nữ họa sĩ ở TP. Hồ Chí Minh – Gia Lai – Đà Nẵng tổ chức khai mạc triển lãm mỹ thuật “Thảo mộc”. Triển lãm nhằm chào mừng Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10.
Chiều 17/10, tại UBND xã Phong Mỹ (huyện Phong Điền, tỉnh TT.Huế), Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã tổ chức bế mạc trại sáng tác VHNT trẻ năm 2018.
Sáng 16/10, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh Thừa Thiên- Huế, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế tổ chức Ngày hội An toàn giao thông khu vực Bắc Trung Bộ năm 2018.
Sáng ngày 16/10, tại Bảo tàng văn hóa Huế, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Huế phối hợp với Phòng Giáo dục đào tạo thành phố và Bảo tàng văn hóa Huế đã tổ chức triển lãm tranh với chủ đề “ Hòa sắc Tháng Mười”.