ĐÀO DUY ANH
Ảnh: internet
I
Nhặt bao tháng tám chưa thể xâu thành chuỗi ánh sáng
nghe giảng đạo một vầng trăng
ơi! Những sợi sáng của trăng gầy chỉ làm rõ nét thêm nhiều vết sẹo
để nhìn vào run rẩy...
trổ nhánh lưu vong vào vũ trụ trăng
đêm 14 cấn thai rơi vào chân mây tối
khi trăng đã chọn 16 để tròn
đời cỏ rả
ngồi mặc niệm cho cái chết yểu non
tôi như người biên chép thiên văn mất viễn vọng
nhập liệm vào quầng tán - Nguyệt tận
dấu mùi hương cũ vừa phai..
II
Nỗi hờn ghen xoay vũ khúc cuối cùng
cặn lắng tôi
sao ghép mảnh vỡ tôi vào Đền Thiêng phía trước
còn bao Đền Thiêng - còn Thiêng?
tôi bản photo mực đã nhòe rồi
cơn trối trăn của linh hồn ngần ngại
nhận ra nỗi mơ hồ của một di căn
ngỡ ngàng tình yêu không tái sinh tự động
không tái sinh trên khuôn mặt người đàn ông khác
tôi thành khách trọ ngủ qua đêm trần thế nhọc nhằn
tiếng thở dài làm ân điển
lạ hoắc mình là ai?
tôi viên sỏi vừa ném xuống mặt hồ lao xao sóng
ai nghe tiếng vọng từ hang động
một hòn bản mệnh vừa từ bỏ thế gian...
III
Đêm còn trăng?
ngày không xiêm áo
thèm hiến dâng không cần Thần linh nếm thử
nếu một ngày mai...
có về?
xin rón rén vào lời ước cũ
bụi phận người theo mùa thu quẩy gánh
về đâu?
dịu dàng ơi! Những vòng quay tháng tám
lẩm cẩm gục đầu
mùa thu khô mang từng bó củi
cháy sém nôi đời
nổi nênh từng buổi sống
trên hành trình chưa có ngày mai...
tôi mang ngôi nhà nguyện đi tìm sự thật
đứng khóc bên ngoài... đúng / sai
có Thần linh nào phán quyết
IV
Cơn điên Đền thiêng vang dộng những hồi chuông..
giấu che sự bi thảm phía vầng trăng khuyết
một nửa vòng tròn huyễn hoặc
lặng im
đỉnh cô đơn ảo cảm là bóng tối
trước vòm mắt buôn buốt
vân vê một hạnh phúc buồn...!
(SH285/11-12)
LGT: Khác với những cây bút trẻ cùng thời, Hoàng Thúy đi thẳng vào mạch cảm xúc không qua bước khởi động. Thơ như trạng thái tâm hồn dồn nén, đến thời thì xuất hiện. Điều này hiếm thấy ở một tác giả trẻ. Thơ Hoàng Thúy biểu hiện của vẻ đẹp tự nhiên sâu kín, không phải trau chuốt. Trong trường hợp này thơ chính là hiện tượng linh ứng của con người trước thế giới thiên nhiên và xã hội.
Hoàng Vũ Thuật (gt)
PHAN HOÀNG PHƯƠNG
Nhớ Phùng Quán
NGUYỄN THANH MỪNG
Ngô Minh - Hải Kỳ - Phan Bá Linh - Thế Hùng - Mùi Tịnh Tâm - Nguyễn Văn Phương
HOÀNG VŨ THUẬT
Nguyễn Lãm Thắng - Khaly Chàm - Nguyễn Loan - Huỳnh Minh Tâm - Kai Hoàng
Phạm Quyên Chi là một tác giả trẻ đang sống tại thành phố Quy Nhơn, mới đến lần đầu với Tạp chí Sông Hương. Trong những sáng tác đầu tay, Phạm Quyên Chi từng bộc bạch: “Tôi là một đứa con gái thích tưởng tượng. Dường như những tứ thơ của tôi đã hình thành nên trong những “khoảnh khắc của tưởng tượng” như thế. Tôi cũng không hiểu được chính mình, chỉ có thơ là hiểu tôi…”.
ĐẶNG BÁ TIẾN
NGUYỄN MINH KHIÊM
Nguyễn Thanh Lâm - Từ Quốc Hoài - Hoàng Ngọc Giang
LTS: Lữ Quỳnh là bút hiệu của Phan Ngô, sinh năm 1942 tại Thừa Thiên-Huế. Học sinh Quốc Học - Huế năm 1959 - 1962. Là nhóm bạn với Trịnh Công Sơn, Bửu Ý, Shiphani, Lê Văn Ngăn, Võ Chân Cửu...
ĐINH CƯỜNG
Như tiếng thì thầm vĩnh biệt
Khi hay tin Lê Văn Ngăn mất
(SHO) BẠN VỀ BÊN PHỐ XƯA MƯỜI BỐN NĂM RỒI SAO SƠN.
CHIỀU NAY TÔI ĐI TRÊN PHỐ XƯA GEORGETOWN MÀ NHỚ BẠN
Nguyễn Thị Anh Đào - Lê Vi Thủy - Trần Tịnh Yên - Ngô Hà Phương - Trần Quốc Toàn - Bạch Diệp - Đinh Thị Như Thúy - Hạnh Ngộ - Hạc Thành Hoa
LÊ MINH CHÁNH
VŨ THIÊN KIỀU
VIỆT PHƯƠNG
Nguyễn Đông Nhật - Nhất Lâm - Nguyễn Văn Quang - Trần Hữu Dũng - Đỗ Hàn - Hồ Đắc Thiếu Anh - Mai Văn Hoan - Nguyễn Man Kim - Nguyễn Thị Ngọc Hà - Lưu Ly - Vĩnh Nguyên - Cao Quảng Văn - Ngàn Thương - Nguyễn Đạt - Phan Đạo - Phương Việt - Châu Thu Hà - Nguyễn Hoàng Thọ - Lê Hồ Ngạn
Đông Hà - Phạm Trường Thi - Nguyễn Hoa - Đoàn Mạnh Phương - Văn Công Hùng - Trần Thị Ngọc Mai - Duy Mong - Xuân Thảo - Hồng Vinh - P.N. Thường Đoan - Hoàng Ngọc Châu - Triệu Nguyên Phong - Ngô Thái Dương
PHẠM THỊ PHƯƠNG THẢO
Yếm Đào