Khúc rời... Tháng tám

08:08 23/11/2012


ĐÀO DUY ANH

Ảnh: internet

I
Nhặt bao tháng tám chưa thể xâu thành chuỗi ánh sáng
nghe giảng đạo một vầng trăng
ơi! Những sợi sáng của trăng gầy chỉ làm rõ nét thêm nhiều vết sẹo
để nhìn vào run rẩy...
trổ nhánh lưu vong vào vũ trụ trăng
đêm 14 cấn thai rơi vào chân mây tối
khi trăng đã chọn 16 để tròn
đời cỏ rả
ngồi mặc niệm cho cái chết yểu non
tôi như người biên chép thiên văn mất viễn vọng
nhập liệm vào quầng tán - Nguyệt tận
dấu mùi hương cũ vừa phai..

II
Nỗi hờn ghen xoay vũ khúc cuối cùng
cặn lắng tôi
sao ghép mảnh vỡ tôi vào Đền Thiêng phía trước
còn bao Đền Thiêng - còn Thiêng?
tôi bản photo mực đã nhòe rồi
cơn trối trăn của linh hồn ngần ngại
nhận ra nỗi mơ hồ của một di căn
ngỡ ngàng tình yêu không tái sinh tự động
không tái sinh trên khuôn mặt người đàn ông khác
tôi thành khách trọ ngủ qua đêm trần thế nhọc nhằn
tiếng thở dài làm ân điển
lạ hoắc mình là ai?
tôi viên sỏi vừa ném xuống mặt hồ lao xao sóng
ai nghe tiếng vọng từ hang động
một hòn bản mệnh vừa từ bỏ thế gian...       

III
Đêm còn trăng?
ngày không xiêm áo
thèm hiến dâng không cần Thần linh nếm thử
nếu một ngày mai...
có về?
xin rón rén vào lời ước cũ
bụi phận người theo mùa thu quẩy gánh
về đâu?
dịu dàng ơi! Những vòng quay tháng tám
lẩm cẩm gục đầu
mùa thu khô mang từng bó củi
cháy sém nôi đời
nổi nênh từng buổi sống
trên hành trình chưa có ngày mai...
tôi mang ngôi nhà nguyện đi tìm sự thật
đứng khóc bên ngoài... đúng / sai
có Thần linh nào phán quyết

IV
Cơn điên Đền thiêng vang dộng những hồi chuông..
giấu che sự bi thảm phía vầng trăng khuyết
một nửa vòng tròn huyễn hoặc
lặng im
đỉnh cô đơn ảo cảm là bóng tối
trước vòm mắt buôn buốt
vân vê một hạnh phúc buồn...!


(SH285/11-12)







 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật

  • ĐẶNG BÁ TIẾN

  • LTS: Những nhịp đi cổ điển, những thi ảnh cũng như nhuốm màu cổ điển, nhưng gần như lại không bước ra từ cổ tích, mà từ cuộc sống bộn bề. Ba người đàn bà trong những bài thơ dưới đây, từ ba câu chuyện khác nhau, với những không gian khác nhau, nhưng họ chung một nỗi rất đàn bà: yêu, chờ đợi, và hy vọng trong cô đơn…

  • Vũ Dy - Nhất Lâm - Nguyễn Nhã Tiên - Trần Thị Tường Vy - Châu Thu Hà - Nguyễn Miên Thượng - Nguyễn Hàn Chung - Phan Lệ Dung - Vương Kiều

  • Anh Nguyễn Hữu Đống là bạn của nhiều lớp văn nghệ sĩ, nhất là ở Huế. Từ Trịnh Công Sơn, Nguyễn Đắc Xuân, Trần Viết Ngạc, Đặng Tiến, Trụ Vũ… đến nhiều người thuộc lứa sau như Nguyễn Chí Trí, Vĩnh Ba, Nguyễn Thượng Hải, Hồ Đăng Thanh Ngọc, Lê Huỳnh Lâm, Bạch Lê Quang, Phạm Tấn Hầu…

  • Tôi là Nguyễn Văn Phong. Sinh năm 1985. Quê quán: xã Hà Ninh, Hà Trung, Thanh Hóa. Hiện sống cùng thân sinh. Làm ruộng, lao động phổ thông. Không dùng điện thoại di động. Đây là một số bài thơ lần đầu tôi gửi đến Tạp chí Sông Hương.


  • NGUYỄN ĐỨC TÙNG

  • Mai Văn Phấn - Phạm Đức Mạnh - Hồng Vinh - Nguyên Ngọc - Tôn Nữ Minh Châu

  • LTS: Nhà thơ Nguyễn Xuân Sang quê quán ở An Hòa - Huế, anh đã xuất bản 04 tập thơ & 01 tập phóng sự, ghi chép; từng đạt một số giải thưởng các cuộc thi.

  • LGT: Machu Picchu của đế quốc Inca, núi thiêng Mỹ Sơn của vương quốc Chămpa có cùng số phận đỉnh cao một nghệ thuật kỳ vĩ bị chiến tranh và thời gian tàn phá.


  • Nguyễn Trọng Tạo - Phùng Tấn Đông - Đỗ Xuân Thu


  • NGUYỄN VIỆT CHIẾN

  • Nguyễn Đông Nhật - Từ Hoài Tấn - Trần Hoàng Phố - Phan Trung Thành - Phùng Sơn - Lê Hồ Ngạn

  • LTS: Trước những thử thách của nhiều trường phái thơ hiện đại, xem ra thơ lục bát Việt Nam vẫn sống khỏe. Nó thậm chí không nhất thiết phải phân biệt rạch ròi “hậu lục bát Truyện Kiều”, “hậu lục bát Lửa Thiêng” hay “hậu lục bát Bùi Giáng”. Tuy vậy để được ghi tên tác giả dưới những âm tiết quen thuộc, dễ nhớ đó… ắt tâm hồn người thi sĩ phải gạn đục khơi trong bao lần.