NGUYỄN HƯNG HẢI
Ảnh: internet
Dưới vòm đa yên tĩnh
Mưa nắng mấy tầng trời không thể nhớ bao nhiêu lần sét đánh
bão vặn cành lột hết mang đi
cây đa làng mấy trăm năm yên tĩnh
sự bình thản của cây đa cho ta học điều gì?
Lũ trẻ làng ta những mùa hè nóng bức thường tụ tập ở đây đánh
chắt, chơi bi
những người già làng ta thường ra đây quét lá
mưa nắng mấy tầng trời dưới bóng đa yên ả
đưa người chết qua đây thường dừng lại chèo đò
Trong nỗi nhớ của bao người xa quê trên ngọn đa còn tổ quạ, dưới
bóng đa còn cái chạc bò
bọt mép những con trâu sau cực nhọc một ngày nằm thở
còn hòn sỏi, viên bi
còn tiếng khóc thất thanh trong mưa gió
chết mấy người sét đánh toạc thân đa!
Bão đến đây và từ đây đi ra
đã ngẫm ngợi điều gì về cổ thụ, mầm non, nương nhờ và lảng tránh
mấy trăm năm không ai nhớ bao nhiêu lần sét đánh
sự bình thản của cây đa cho ta học điều gì?
Quanh cái gốc xù xì
rễ buông xuống xuyên qua đá sỏi
bão lột cành lại ra lá xanh non
như người làng ta bám đất để sinh tồn
trong cái bóng mình trồng không mặc cảm
Người làng ta như cây đa bình thản
bão có vặn cành, sét đánh vẫn bình yên
dưới gốc đa ta ngửa mặt nhìn lên
vô cảm mấy tầng trời vô tội
Đi tìm lại viên bi, hòn sỏi
vẫn hòn sỏi, viên bi nước mắt ông bà
sét đánh bao lần vẫn bình thản cây đa
vẫn bình thản mấy trăm năm bão giật
vẫn bình thản mấy trăm năm còn mất
rễ buông xuống xù xì quanh cái gốc
ta ngẫm ngợi điều gì hay vội vã đi qua?
Tự sự dã tràng
Tột đỉnh của thông minh đôi lúc phải giả vờ…
Biển đánh tan hoang con dã tràng vẫn cứ xây lâu đài trên cát
Không phải con dã tràng không biết
Sóng cũng phải giả vờ không quay lại phía sau lưng
Nếu không xây con dã tràng sẽ suốt ngày lang thang
Không biết làm gì trước đống cát của con dã tràng bên cạnh
Cát cũng chẳng biết mình bị sóng đánh
Sóng cũng chỉ là con dã tràng khi đánh cát tan hoang
Tột đỉnh của thông minh con dã tràng
Mượn cát mượn sóng cho qua ngày buồn tẻ
Qua nỗi vật vờ chẳng có ai chơi
Mà biết chơi với ai trên bãi cát ơ hờ
Cát lấp lại dấu chân, cát bị những mũi chân dằn mặt
Mang đau đớn không công xây lâu đài hạnh phúc
Hạnh phúc không ra khỏi bãi cát bị chôn chân
Giả vờ bị thần kinh con dã tràng không phải vác phải khuân
Những đổ nát, tan hoang khi sóng đánh
Trả cát về cho cát không bất hạnh
Trả sóng về cho sóng không còn gì dấu vết bị lùng săn
Học cách của dã tràng không phải quá băn khoăn
Học cách của dã tràng để làm vui cho cát
Học cách của dã tràng để sóng còn dào dạt
Con dã tràng đã học được ở đâu
Không nhìn lại phía sau
Không có nghĩa không quay đầu để học
Biển đánh tan hoang con dã tràng vẫn cứ xây lâu đài trên cát
Tột đỉnh của thông minh
Có lúc phải giả vờ…
(TCSH353/07-2018)
TRẦN THỊ TƯỜNG VY
Tháng Chạp bông hồng vàng
Đỗ Nam Cao - Nguyễn Trọng Tạo - Trần Chấn Uy - Nguyễn Văn Chương - Phùng Tấn Đông - Trần Quang Đạo - Trần Lê Văn
Hương xuân - Bài ca mùa xuân
Bạch Diệp - Nguyễn Hữu Minh Quân - Nguyên Tiêu - Nguyễn Thiền Nghi - Phan Lệ Dung - Lê Viết Xuân - Nguyễn Tấn Tuấn - Ngô Thiên Thu - Đinh Ngọc Diệp - Trịnh Bửu Hoài
LÊ HƯNG TIẾN
NGUYỄN NGỌC HẠNH
ĐINH THỊ NHƯ THÚY
HUỲNH LÊ NHẬT TẤN
PHÙNG CUNG
VŨ THANH HOA
Ngô Liêm Khoan - Nguyên Hạnh - Trần Hương Giang - Hoàng Ngọc Giang - Dương Anh Đằng - Trịnh Minh Hiếu
Lê Tấn Quỳnh - Nguyễn Đông Nhật - Trần Thị Tường Vui - Đỗ Thượng Thế - Kiều Trung Phương - Nguyễn Thanh Văn - Từ Nguyễn - Huỳnh Ngọc Phước
NGUYỄN HƯNG HẢI
NGUYỄN THIỆN ĐỨC
PHẠM ÁNH
LTS: Hoàng Cầm tên thật là Bùi Tăng Việt. Sinh ngày 20 tháng 2 năm 1922 tại làng Phúc Tằng, huyện Việt Yên (do đó mới có tên là Tăng Việt), Hà Bắc. Con một nhà nho không thành đạt, sống bằng nghề thầy thuốc. Hoàng Cầm (tên một vị thuốc rất đắng) là bút danh dùng từ năm 1939.
(Trích trong tập thơ sắp in: “Những vẻ đẹp khác”)
LTS: Nhà thơ Hữu Loan, tác giả bài thơ nổi tiếng "Màu tím hoa sim", tham gia cách mạng từ năm 1936 trong phong trào học sinh ở Thanh Hóa.
LTS: Trong 5 năm qua, trên những trang thơ, cùng với việc giới thiệu các tác giả có nhiều tìm tòi, có bút pháp riêng như Văn Cao, Thanh Thảo, Trần Vàng Sao, Phạm Tấn Hầu... Sông Hương đã chú ý đến những cây bút ở cơ sở - mà anh em trong tòa soạn gọi vui là "tác giả chân đất, như Phương Xích Lô, Nguyễn Thị Thái...
Nguyễn Ngọc Phú - Nguyễn Văn Thanh - Đỗ Hàn - Phan Văn Chương - Tháng Năm - Nguyễn Ngọc Hưng - Phạm Xuân Phụng - Nguyễn Ngọc Hạnh - Nguyễn Loan - Triệu Nguyên Phong