Chùm thơ Nguyễn Hưng Hải

09:57 10/08/2018


NGUYỄN HƯNG HẢI

Ảnh: internet

Dưới vòm đa yên tĩnh

Mưa nắng mấy tầng trời không thể nhớ bao nhiêu lần sét đánh
bão vặn cành lột hết mang đi
cây đa làng mấy trăm năm yên tĩnh
sự bình thản của cây đa cho ta học điều gì?


Lũ trẻ làng ta những mùa hè nóng bức thường tụ tập ở đây đánh
chắt, chơi bi
những người già làng ta thường ra đây quét lá
mưa nắng mấy tầng trời dưới bóng đa yên ả
đưa người chết qua đây thường dừng lại chèo đò


Trong nỗi nhớ của bao người xa quê trên ngọn đa còn tổ quạ, dưới
bóng đa còn cái chạc bò
bọt mép những con trâu sau cực nhọc một ngày nằm thở
còn hòn sỏi, viên bi
còn tiếng khóc thất thanh trong mưa gió
chết mấy người sét đánh toạc thân đa!


Bão đến đây và từ đây đi ra
đã ngẫm ngợi điều gì về cổ thụ, mầm non, nương nhờ và lảng tránh
mấy trăm năm không ai nhớ bao nhiêu lần sét đánh
sự bình thản của cây đa cho ta học điều gì?


Quanh cái gốc xù xì
rễ buông xuống xuyên qua đá sỏi
bão lột cành lại ra lá xanh non
như người làng ta bám đất để sinh tồn
trong cái bóng mình trồng không mặc cảm


Người làng ta như cây đa bình thản
bão có vặn cành, sét đánh vẫn bình yên
dưới gốc đa ta ngửa mặt nhìn lên
vô cảm mấy tầng trời vô tội
Đi tìm lại viên bi, hòn sỏi
vẫn hòn sỏi, viên bi nước mắt ông bà
sét đánh bao lần vẫn bình thản cây đa
vẫn bình thản mấy trăm năm bão giật
vẫn bình thản mấy trăm năm còn mất
rễ buông xuống xù xì quanh cái gốc
ta ngẫm ngợi điều gì hay vội vã đi qua?



Tự sự dã tràng

Tột đỉnh của thông minh đôi lúc phải giả vờ…
Biển đánh tan hoang con dã tràng vẫn cứ xây lâu đài trên cát
Không phải con dã tràng không biết
Sóng cũng phải giả vờ không quay lại phía sau lưng
Nếu không xây con dã tràng sẽ suốt ngày lang thang
Không biết làm gì trước đống cát của con dã tràng bên cạnh
Cát cũng chẳng biết mình bị sóng đánh
Sóng cũng chỉ là con dã tràng khi đánh cát tan hoang
Tột đỉnh của thông minh con dã tràng
Mượn cát mượn sóng cho qua ngày buồn tẻ
Qua nỗi vật vờ chẳng có ai chơi
Mà biết chơi với ai trên bãi cát ơ hờ
Cát lấp lại dấu chân, cát bị những mũi chân dằn mặt
Mang đau đớn không công xây lâu đài hạnh phúc
Hạnh phúc không ra khỏi bãi cát bị chôn chân
Giả vờ bị thần kinh con dã tràng không phải vác phải khuân
Những đổ nát, tan hoang khi sóng đánh
Trả cát về cho cát không bất hạnh
Trả sóng về cho sóng không còn gì dấu vết bị lùng săn
Học cách của dã tràng không phải quá băn khoăn
Học cách của dã tràng để làm vui cho cát
Học cách của dã tràng để sóng còn dào dạt
Con dã tràng đã học được ở đâu
Không nhìn lại phía sau
Không có nghĩa không quay đầu để học
Biển đánh tan hoang con dã tràng vẫn cứ xây lâu đài trên cát
Tột đỉnh của thông minh
Có lúc phải giả vờ…


(TCSH353/07-2018)






 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • LTS: Những nhịp đi cổ điển, những thi ảnh cũng như nhuốm màu cổ điển, nhưng gần như lại không bước ra từ cổ tích, mà từ cuộc sống bộn bề. Ba người đàn bà trong những bài thơ dưới đây, từ ba câu chuyện khác nhau, với những không gian khác nhau, nhưng họ chung một nỗi rất đàn bà: yêu, chờ đợi, và hy vọng trong cô đơn…

  • Vũ Dy - Nhất Lâm - Nguyễn Nhã Tiên - Trần Thị Tường Vy - Châu Thu Hà - Nguyễn Miên Thượng - Nguyễn Hàn Chung - Phan Lệ Dung - Vương Kiều

  • Anh Nguyễn Hữu Đống là bạn của nhiều lớp văn nghệ sĩ, nhất là ở Huế. Từ Trịnh Công Sơn, Nguyễn Đắc Xuân, Trần Viết Ngạc, Đặng Tiến, Trụ Vũ… đến nhiều người thuộc lứa sau như Nguyễn Chí Trí, Vĩnh Ba, Nguyễn Thượng Hải, Hồ Đăng Thanh Ngọc, Lê Huỳnh Lâm, Bạch Lê Quang, Phạm Tấn Hầu…

  • Tôi là Nguyễn Văn Phong. Sinh năm 1985. Quê quán: xã Hà Ninh, Hà Trung, Thanh Hóa. Hiện sống cùng thân sinh. Làm ruộng, lao động phổ thông. Không dùng điện thoại di động. Đây là một số bài thơ lần đầu tôi gửi đến Tạp chí Sông Hương.


  • NGUYỄN ĐỨC TÙNG

  • Mai Văn Phấn - Phạm Đức Mạnh - Hồng Vinh - Nguyên Ngọc - Tôn Nữ Minh Châu

  • LTS: Nhà thơ Nguyễn Xuân Sang quê quán ở An Hòa - Huế, anh đã xuất bản 04 tập thơ & 01 tập phóng sự, ghi chép; từng đạt một số giải thưởng các cuộc thi.

  • LGT: Machu Picchu của đế quốc Inca, núi thiêng Mỹ Sơn của vương quốc Chămpa có cùng số phận đỉnh cao một nghệ thuật kỳ vĩ bị chiến tranh và thời gian tàn phá.


  • Nguyễn Trọng Tạo - Phùng Tấn Đông - Đỗ Xuân Thu


  • NGUYỄN VIỆT CHIẾN

  • Nguyễn Đông Nhật - Từ Hoài Tấn - Trần Hoàng Phố - Phan Trung Thành - Phùng Sơn - Lê Hồ Ngạn

  • LTS: Trước những thử thách của nhiều trường phái thơ hiện đại, xem ra thơ lục bát Việt Nam vẫn sống khỏe. Nó thậm chí không nhất thiết phải phân biệt rạch ròi “hậu lục bát Truyện Kiều”, “hậu lục bát Lửa Thiêng” hay “hậu lục bát Bùi Giáng”. Tuy vậy để được ghi tên tác giả dưới những âm tiết quen thuộc, dễ nhớ đó… ắt tâm hồn người thi sĩ phải gạn đục khơi trong bao lần.

  • NGUYỄN DUY

    Nhìn từ xa... Tổ Quốc!