NGUYỄN HƯNG HẢI
Ảnh: internet
Dưới vòm đa yên tĩnh
Mưa nắng mấy tầng trời không thể nhớ bao nhiêu lần sét đánh
bão vặn cành lột hết mang đi
cây đa làng mấy trăm năm yên tĩnh
sự bình thản của cây đa cho ta học điều gì?
Lũ trẻ làng ta những mùa hè nóng bức thường tụ tập ở đây đánh
chắt, chơi bi
những người già làng ta thường ra đây quét lá
mưa nắng mấy tầng trời dưới bóng đa yên ả
đưa người chết qua đây thường dừng lại chèo đò
Trong nỗi nhớ của bao người xa quê trên ngọn đa còn tổ quạ, dưới
bóng đa còn cái chạc bò
bọt mép những con trâu sau cực nhọc một ngày nằm thở
còn hòn sỏi, viên bi
còn tiếng khóc thất thanh trong mưa gió
chết mấy người sét đánh toạc thân đa!
Bão đến đây và từ đây đi ra
đã ngẫm ngợi điều gì về cổ thụ, mầm non, nương nhờ và lảng tránh
mấy trăm năm không ai nhớ bao nhiêu lần sét đánh
sự bình thản của cây đa cho ta học điều gì?
Quanh cái gốc xù xì
rễ buông xuống xuyên qua đá sỏi
bão lột cành lại ra lá xanh non
như người làng ta bám đất để sinh tồn
trong cái bóng mình trồng không mặc cảm
Người làng ta như cây đa bình thản
bão có vặn cành, sét đánh vẫn bình yên
dưới gốc đa ta ngửa mặt nhìn lên
vô cảm mấy tầng trời vô tội
Đi tìm lại viên bi, hòn sỏi
vẫn hòn sỏi, viên bi nước mắt ông bà
sét đánh bao lần vẫn bình thản cây đa
vẫn bình thản mấy trăm năm bão giật
vẫn bình thản mấy trăm năm còn mất
rễ buông xuống xù xì quanh cái gốc
ta ngẫm ngợi điều gì hay vội vã đi qua?
Tự sự dã tràng
Tột đỉnh của thông minh đôi lúc phải giả vờ…
Biển đánh tan hoang con dã tràng vẫn cứ xây lâu đài trên cát
Không phải con dã tràng không biết
Sóng cũng phải giả vờ không quay lại phía sau lưng
Nếu không xây con dã tràng sẽ suốt ngày lang thang
Không biết làm gì trước đống cát của con dã tràng bên cạnh
Cát cũng chẳng biết mình bị sóng đánh
Sóng cũng chỉ là con dã tràng khi đánh cát tan hoang
Tột đỉnh của thông minh con dã tràng
Mượn cát mượn sóng cho qua ngày buồn tẻ
Qua nỗi vật vờ chẳng có ai chơi
Mà biết chơi với ai trên bãi cát ơ hờ
Cát lấp lại dấu chân, cát bị những mũi chân dằn mặt
Mang đau đớn không công xây lâu đài hạnh phúc
Hạnh phúc không ra khỏi bãi cát bị chôn chân
Giả vờ bị thần kinh con dã tràng không phải vác phải khuân
Những đổ nát, tan hoang khi sóng đánh
Trả cát về cho cát không bất hạnh
Trả sóng về cho sóng không còn gì dấu vết bị lùng săn
Học cách của dã tràng không phải quá băn khoăn
Học cách của dã tràng để làm vui cho cát
Học cách của dã tràng để sóng còn dào dạt
Con dã tràng đã học được ở đâu
Không nhìn lại phía sau
Không có nghĩa không quay đầu để học
Biển đánh tan hoang con dã tràng vẫn cứ xây lâu đài trên cát
Tột đỉnh của thông minh
Có lúc phải giả vờ…
(TCSH353/07-2018)
Ý NHI
Trần Minh Tạo - Trương Vạn Thành - Vĩnh Nguyên - Nhất Lâm - Châu Thu Hà - Nguyễn Thành Trung - Hà Duy Phương
MAI DIỆP VĂN
HƯỜNG THANH
Ngô Xuân Hội - Nguyễn Đức Mậu - Nguyễn Thụy Kha - Dương Thành Vũ
Văn Công Hùng - Kai Hoàng - Trần Phương Kỳ - Vũ Dy - Nguyễn Man Kim - Đức Sơn - Pháp Hoan - Nguyễn Đạt - Khaly Chàm
LÊ THÀNH NGHỊ
P.N.THƯỜNG ĐOAN
TRỊNH CÔNG LỘC
Lê Văn Ngăn - Thanh Thảo - Vĩnh Nguyên - Hồ Hồng Trâm - Đăng Vũ - Mai Văn Hoan - Nguyễn Hữu Quý - Nguyễn Đức Quang
Trần Thị Tường Vy - Nguyễn Nghĩa - Nguyễn Hoàng Thọ
LGT: Võ Công Liêm quê quán Vỹ Dạ. Bắt đầu làm thơ năm 2000 (lúc sắp bước vào tuổi thất thập cổ lai hy). Điều đặc biệt này có ý nghĩa hơn khi đọc thơ anh. Trong thơ, anh đã diễn tả tột độ cái khí thơ mà khi đọc tôi nhận được chất thơ vốn đã tiềm tàng trong anh mà anh không chịu phát tiết những ngày tháng trước đây. Những dòng thơ mang tính quê hương nhưng chứa trong một không gian siêu hình mà đôi khi vấn vương vào một thế giới bồng bềnh, đầy cảm xúc hơn là suy tưởng.
Trần Dzạ Lữ (giới thiệu)
Nguyễn Hưng Hải - Nguyễn Giúp - Nguyễn Thiền Nghi - Vĩnh Nguyên - Trần Thị Tường Vy - Từ Hoài Tấn - Lê Ngã Lễ - Ngàn Thương
LÂM THỊ MỸ DẠ
PHAN HOÀNG
HẢI BẰNG
NGUYỄN VĂN DINH
VĂN LỢI
Đông Triều - Nguyễn Đông Nhật - Nhất Lâm - Nguyễn Tấn Tuấn - Triệu Nguyên Phong
LGT: Khác với những cây bút trẻ cùng thời, Hoàng Thúy đi thẳng vào mạch cảm xúc không qua bước khởi động. Thơ như trạng thái tâm hồn dồn nén, đến thời thì xuất hiện. Điều này hiếm thấy ở một tác giả trẻ. Thơ Hoàng Thúy biểu hiện của vẻ đẹp tự nhiên sâu kín, không phải trau chuốt. Trong trường hợp này thơ chính là hiện tượng linh ứng của con người trước thế giới thiên nhiên và xã hội.
Hoàng Vũ Thuật (gt)