ĐỖ QUYÊN
(Trích trường ca)
Thi pháp chữ A dẹp đầu
Tòa nhà cao nhất thị xã
chóp hình chữ A
và bị dẹp đầu
Có lẽ vì thế đã ám
thi pháp của tất cả nhà thơ trong vùng
Nhờ yêu em ta nhận ra
sự bất cập khi viết dưới bóng chữ A đầu dẹp
Các thi sĩ đồng nghiệp chưa đủ tình
nên dời đến một thành phố xa và lạ.
Làm thơ tình
Bài thơ dành cho em mãi không ra khỏi
bàn tay
anh
Nó nghẹn lại ở ngón tay nào đó
Sắp xếp giá sách
ngón cái trở nên trống rỗng
Gom các đồ trên mặt bàn vào một góc
ngón út lặng im
Còn ngón trỏ vô cảm
khi sờ râu tìm cái không có ở cằm
Tập chửi thề một mình
chẳng hề động đậy ngón giữa
Ngón nhẫn khước từ mọi động thái
dù chỉ xọc tay túi quần
Cũng như thế
bắt đầu chuyển qua bàn tay phải.
Bài thơ sắp tặng
Một người đi đường đối diện
đã khóc
khi nhận ra bài thơ sắp tặng em hiển lộ hai bàn tay anh
những lời yêu chưa từng có
Em
Tay anh trĩu nặng hơn
bởi bài thơ mang thêm nước mắt của một người khác.
(SDB19/12-15)
TRẦN THỊ TƯỜNG VY
Tháng Chạp bông hồng vàng
Đỗ Nam Cao - Nguyễn Trọng Tạo - Trần Chấn Uy - Nguyễn Văn Chương - Phùng Tấn Đông - Trần Quang Đạo - Trần Lê Văn
Hương xuân - Bài ca mùa xuân
Bạch Diệp - Nguyễn Hữu Minh Quân - Nguyên Tiêu - Nguyễn Thiền Nghi - Phan Lệ Dung - Lê Viết Xuân - Nguyễn Tấn Tuấn - Ngô Thiên Thu - Đinh Ngọc Diệp - Trịnh Bửu Hoài
LÊ HƯNG TIẾN
NGUYỄN NGỌC HẠNH
ĐINH THỊ NHƯ THÚY
HUỲNH LÊ NHẬT TẤN
PHÙNG CUNG
VŨ THANH HOA
Ngô Liêm Khoan - Nguyên Hạnh - Trần Hương Giang - Hoàng Ngọc Giang - Dương Anh Đằng - Trịnh Minh Hiếu
Lê Tấn Quỳnh - Nguyễn Đông Nhật - Trần Thị Tường Vui - Đỗ Thượng Thế - Kiều Trung Phương - Nguyễn Thanh Văn - Từ Nguyễn - Huỳnh Ngọc Phước
NGUYỄN HƯNG HẢI
NGUYỄN THIỆN ĐỨC
PHẠM ÁNH
LTS: Hoàng Cầm tên thật là Bùi Tăng Việt. Sinh ngày 20 tháng 2 năm 1922 tại làng Phúc Tằng, huyện Việt Yên (do đó mới có tên là Tăng Việt), Hà Bắc. Con một nhà nho không thành đạt, sống bằng nghề thầy thuốc. Hoàng Cầm (tên một vị thuốc rất đắng) là bút danh dùng từ năm 1939.
(Trích trong tập thơ sắp in: “Những vẻ đẹp khác”)
LTS: Nhà thơ Hữu Loan, tác giả bài thơ nổi tiếng "Màu tím hoa sim", tham gia cách mạng từ năm 1936 trong phong trào học sinh ở Thanh Hóa.
LTS: Trong 5 năm qua, trên những trang thơ, cùng với việc giới thiệu các tác giả có nhiều tìm tòi, có bút pháp riêng như Văn Cao, Thanh Thảo, Trần Vàng Sao, Phạm Tấn Hầu... Sông Hương đã chú ý đến những cây bút ở cơ sở - mà anh em trong tòa soạn gọi vui là "tác giả chân đất, như Phương Xích Lô, Nguyễn Thị Thái...
Nguyễn Ngọc Phú - Nguyễn Văn Thanh - Đỗ Hàn - Phan Văn Chương - Tháng Năm - Nguyễn Ngọc Hưng - Phạm Xuân Phụng - Nguyễn Ngọc Hạnh - Nguyễn Loan - Triệu Nguyên Phong