Chiều ngày 24/1, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức Hội nghị Cộng tác viên và trao tặng thưởng tác phẩm hay năm 2023.
Nhà thơ Lê Vĩnh Thái - Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT - Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương phát biểu tại Hội nghị
Trong năm 2023, Tạp chí Sông Hương xuất bản 12 số báo hàng tháng và 4 Số Đặc biệt. Tạp chí đã có kế hoạch mở rộng đội ngũ cộng tác viên, mời gọi và đăng tải những tác phẩm chất lượng Tạp chí đã làm tròn nhiệm vụ chính trị được giao.
![]() |
Nhà thơ Lê Tấn Quỳnh - Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế phát biểu tại Hội nghị |
Trong năm 2023, Tạp chí Sông Hương đã đăng các bài viết kỷ niệm các ngày lễ trọng của đất nước, trọng tâm như: Thực hiện và triển khai Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Chính Trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Kỷ niệm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Kỷ niệm ngày Giải phóng Huế 26/3 và 48 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước; Kỷ niệm 80 năm “Đề cương về văn hóa Việt Nam”; Kỷ niệm 78 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2023) và Ngày Quốc khánh Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2023) tạp chí đã đăng rất nhiều bài viết về các sự kiện trọng đại của đất nước, của tỉnh.
![]() |
Họa sĩ Đặng Mậu Tựu - Nguyên Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế phát biểu ý kiến tại Hội nghị |
Tạp chí đã xuất bản 2 số báo Kỷ niệm: số 412 (hàng tháng) và Số Đặc biệt 49 (hàng quý). Đặc biệt với những bài viết về hành trình 40 năm hình thành và phát triển Tạp chí Sông Hương, đó là bài viết: “Sông Hương, 40 năm với dòng chảy văn hóa Huế”. Trong tháng 6/2023, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức lễ Kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Tạp chí Sông Hương và ra số đầu tiên (1983 - 2023). Tạp chí đăng cai tổ chức Hội thảo 6 Tạp chí văn nghệ Bắc miền Trung và 5 vùng kinh đô xưa và nay. Đây là hoạt động thường niên của các Tạp chí với chủ đề: “Bảo tồn, phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hóa quê hương”. Nằm trong chuỗi hoạt động Kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Tạp chí Sông Hương và ra số đầu tiên (1983 - 2023), Tạp chí Sông Hương đã tổ chức triển lãm mỹ thuật với chủ đề “Về miền di sản”; đêm thơ và hội họa: “Sông Hương - một dòng thơ”.
![]() |
Nhà văn Nguyễn Khắc Phê - Nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương phát biểu tại Hội nghị |
Tạp chí Sông Hương tổ chức cuộc thi “Thơ Huế 2023”. Cuộc thi nhằm tuyên truyền và góp phần xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế theo Nghị quyết 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị “Về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Cuộc thi phát động và nhận tác phẩm từ tháng 3/2023, kết thúc vào ngày 30/11/2023. Tạp chí Sông Hương hơn 1.700 tác phẩm của hưn 400 tác giả khắp mọi miền đất nước gửi về dự thi. Vào ngày 18/01/2024 vừa qua, tạp chí Sông Hương, Ban Tổ chức cuộc thi đã tổ chức tổng kết trao giải cuộc thi, với 11 giải, trong đó 1 giải nhất, 2 nhì, ba giải ba và 5 giải khuyến khích.
Trong năm 2023, Tạp chí Sông Hương cũng đã tổ chức nhiều triển lãm mỹ thuật , Phối hợp với Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế giới thiệu cuốn sách “Bùi Giáng, một đời thơ của nhà văn, dịch giả Bửu Ý; giới thiệu tuyển tập “Thời tôi mặc áo lính” của nhà văn Nguyễn Quang Hà.
Tạp chí Sông Hương đã đăng tải các bài viết, các tin bài viết cập nhật tình hình, các sự kiện chính trị, văn hóa, văn nghệ của đất nước và của tỉnh.
![]() |
Nhạc sĩ Lê Phùng - Nguyên Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT TT Huế phát biểu tại Hội nghị |
Trong năm qua, Tạp chí Sông Hương đã được Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Hội Nhà báo Việt Nam tặng Bằng khen. 04 cán bộ lãnh đạo, quản lý Tạp chí Sông Hương; 02 cán bộ lãnh đạo Liên hiệp Hội - nguyên cán bộ lãnh đạo, quản lý Tạp chí Sông Hương đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế tặng Bằng khen “Đã có thành tích xuất sắc trong 40 năm xây dựng và phát triển giai đoạn 1983 - 2023”.
![]() |
Nhà văn Nhụy Nguyên - Phó Thư ký Tòa soạn Tạp chí Sông Hương đánh giá chung các tác phẩm hay được tặng thưởng trên TCSH năm 2023 |
Năm 2024, Tạp chí Sông Hương tiếp tục tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về Văn học nghệ thuật. Tạp chí luôn giữ và đảm bảo chất lượng về nội dung và hình thức, phù hợp với tinh thần văn học, văn hóa của vùng đất và của dân tộc, vừa bảo đảm tinh thần nghệ thuật và thực hiện nhiệm vụ chính trị theo mục đích tôn chỉ.
![]() |
Trao tặng thưởng cho các tác giả có tác phẩm hay trên Tạp chí Sông Hương năm 2023 |
Tiếp tục triển khai Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Chính Trị về tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đăng tải các bài viết về “học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền các chủ trương của Đảng, Nhà nước về Văn học Nghệ thuật - Văn hóa; Phản ánh chính xác, kịp thời, tin cậy tình hình trong nước và quốc tế đến với bạn đọc trong tỉnh và thông tin của tỉnh đến với bạn đọc; tiếp tục nâng cao chất lượng Tạp chí Sông Hương. Xuất bản 16 số Tạp chí Sông Hương bản in (12 số hàng tháng và 4 số Đặc biệt hàng quý). Thiết lập, xây dựng và nâng cấp trang thông tin điện tử Tạp chí Sông Hương thành Tạp chí Sông Hương điện tử. Xây dựng và ứng dụng chuyển đổi số đối với tạp chí, xây dựng Tòa soạn thông minh trên nền tảng số để phù hợp với quá trình chuyển đổi số trong cơ quan báo chí hiện nay.
![]() |
Nhà báo Dương Phước Thu đại diện các tác giả phát biểu tại Hội nghị |
Tại Hội nghị, Tạp chí Sông Hương đã trao tặng thưởng tác phẩm hay cho bốn tác phẩm thuộc chuyên mục Văn xuôi, Huế - Dòng chảy văn hóa, Nghiên cứu và Bình luận, Nhiếp ảnh. Cụ thể: Tác phẩm Truyện ngắn: Chu Nhan của tác giả Châu Sa, tác phẩm “ Những tờ báo mang tên “Sông Hương” nằm bên bờ sông Hương thơ mộng” của tác giả Dương Hoàng, tác phẩm “ Sông Hương – 40 năm thao thiết một dòng chay truyện ngắn” của tác giả Phan Tuấn Anh, tác phẩm “ Mùa hoa phượng vàng rực rỡ khoe sắc trên mảnh đất Cố đô” và tác phẩm “ Sắc hồng quý phái của loài hoa ngô đồng vương giả” của nghệ sĩ nhiếp ảnh Lê Đình Hoàng.
![]() |
Phương Anh
Ngày 15/8/1945, Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng Minh cũng là lúc ở Việt Nam, các thế lực bước vào một cuộc chạy đua nước rút để nắm quyền định đoạt tương lai nước này sau 80 năm là thuộc địa Pháp.
Khải Định đã tìm được một thế đất dường như “sinh ra để làm nơi ngả lưng cho một linh hồn quyền quý”…
Chỉ xếp sau Hà Nội, cũng giống như Quảng Nam, Thừa Thiên-Huế là tỉnh sở hữu cùng lúc 2 di sản đã được Unesco công nhận, đó là Di sản văn hóa phi vật thể Nhã nhạc Cung đình và Di sản văn hóa thế giới Cố đô Huế.
Được xây dựng đã lâu nhưng các cây cầu độc đáo ở Huế, Hội An, Nam Định... vẫn giữ được nét đẹp kiến trúc thuở ban đầu.
Trải qua hơn 150 năm, nhiều thắng cảnh trong “Thần kinh nhị thập cảnh” do vua Thiệu Trị lựa chọn đã bị lụi tàn hoặc không còn nguyên vẹn. Nhưng đến Huế, du khách vẫn nhận ra vùng đất cố đô vẫn còn những thắng cảnh mang vóc dáng, hình hài của 20 cảnh đẹp Huế đô xưa.
Ngày 25-6, WWF và Microsoft tổ chức hội thảo chia sẻ thành công của dự án “Tăng cường rừng ngập mặn nhằm góp phần thích ứng biến đổi khí hậu và bảo tồn đa dạng sinh học vùng đầm phá ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế”, đồng thời công bố tiếp tục hỗ trợ dự án với phương pháp tiếp cận tích hợp hơn.
Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế vừa mới cùng với Thư viện Khoa học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh về tại Đình làng Thủ Lễ thực hiện đề tài “nghiên cứu, sưu tầm, số hóa Hán Nôm”.
Cho rằng chủ tịch xã đã xúc phạm “thần linh” nên người dân đòi “xử” chủ tịch xã để bảo vệ miếu cổ. Câu chuyện lạ này xảy ra tại xã Phú Thuận, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
SHO - Chiều 14/4, Tạp chí Sông Hương tổ chức buổi giới thiệu tập thơ “Phục hưng tôi & em” của nhà thơ Từ Hoài Tấn tại trụ sở Tạp chí, số 9 Phạm Hồng Thái, thành phố Huế.
SHO - Chào mừng Festival Huế 2014, vào chiều ngày 11/4, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức khai mạc triển lãm tranh "Về về lại" tại trụ sở Tạp chí, số 9 Phạm Hồng Thái, thành phố Huế.
Vịnh Lăng Cô thuộc huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế là 1 trong 10 vịnh đẹp của Việt Nam, thu hút rất nhiều du khách bởi vẻ đẹp kỳ vĩ của núi rừng nhiệt đới rộng lớn và biển cả trong xanh bao la.
Làng quê Việt Nam hiếm nơi nào như làng Phước Tích (thuộc xã Phong Hòa, H. Phong Điền, TT-Huế) có con sông Ô Lâu hiền hòa chảy bao quanh như dải lụa mềm ôm ấp cuộc sống thanh bình, yên ả của người dân. Trải qua 544 năm, nơi đây còn lưu giữ nguyên vẹn dáng dấp một ngôi làng cổ Việt Nam với những đặc trưng kiến trúc, văn hóa, và tín ngưỡng..., được Bộ VH-TT&DL công nhận di tích quốc gia...
Ngày 1/4 và 2/4, Lễ hội Điện Huệ Nam (hay còn gọi Điện Hòn Chén)đã diễn ra với lượng du khách rất đông đến từ các tỉnh trong cả nước.
Buổi sáng, đường phố ở Huế không thức dậy một cách vội vã. Có lẽ nhộn nhịp nhất chỉ có khu vực cầu Tràng Tiền, những dòng xe cộ ngược xuôi chở hàng hóa về bên kia, bên này... Và những gánh hàng rong cũng theo đó rảo bước nhanh, nhịp nhàng đôi quang gánh về phố cho kịp phục vụ người ăn sáng.
Có thể nói, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế là nơi lưu giữ nhiều nhất, đầy đủ nhất những hiện vật ghi dấu về triều Nguyễn và cuộc sống vương triều xưa - một thuở vàng son nay đã trở thành ký ức.
"Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi/Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt/ Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt/Rọi suốt trăm năm một cõi đi về" Tôi vẫn nhớ như in cái không gian cách đây gần hai mươi năm về trước, trong một quán cà phê lụp xụp, mái lợp tranh ở đường Đặng Thái Thân, Huế, lần đầu tiên được nghe ca khúc Một cõi đi về.
Cuộc thi do Báo Thừa Thiên Huế phát động từ giữa năm 2013. Hơn 500 tác phẩm của 30 tác giả gửi về dự thi. Qua tuyển chọn, 59 tác phẩm của 14 tác giả đã lọt vào vòng chung khảo.
Tranh làng Sình xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, Thừa Thiên- Huế vốn là dòng tranh dân gian nức tiếng. Nhưng cũng có lúc tranh làng Sình mai một. Tuy nhiên, nhờ những nghệ nhân tâm huyết mà nay dòng tranh này đã trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách.
Ngày 7/11/2003, Nhã nhạc triều Nguyễn (còn gọi là Nhã nhạc Huế) - Âm nhạc cung đình Việt