Tạp chí Sông Hương tổ chức Hội nghị Cộng tác viên và trao tặng thưởng tác phẩm hay năm 2023.

21:27 24/01/2024

Chiều ngày 24/1, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức Hội nghị Cộng tác viên và trao tặng thưởng tác phẩm hay năm 2023.

Nhà thơ Lê Vĩnh Thái - Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT - Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương phát biểu tại Hội nghị

Trong năm 2023, Tạp chí Sông Hương xuất bản 12 số báo hàng tháng và 4 Số Đặc biệt. Tạp chí đã có kế hoạch mở rộng đội ngũ cộng tác viên, mời gọi và đăng tải những tác phẩm chất lượng Tạp chí đã làm tròn nhiệm vụ chính trị được giao.

Nhà thơ Lê Tấn Quỳnh - Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế phát biểu tại Hội nghị


Trong năm 2023, Tạp chí Sông Hương đã đăng các bài viết kỷ niệm các ngày lễ trọng của đất nước, trọng tâm như:  Thực hiện và triển khai Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Chính Trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Kỷ niệm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Kỷ niệm ngày Giải phóng Huế 26/3 và 48 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước; Kỷ niệm 80 năm “Đề cương về văn hóa Việt Nam”; Kỷ niệm 78 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2023) và Ngày Quốc khánh Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2023) tạp chí đã đăng rất nhiều bài viết về các sự kiện trọng đại của đất nước, của tỉnh.

Họa sĩ Đặng Mậu Tựu - Nguyên Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế phát biểu ý kiến tại Hội nghị


Tạp chí đã xuất bản 2 số báo Kỷ niệm: số 412 (hàng tháng) và Số Đặc biệt 49 (hàng quý). Đặc biệt với những bài viết về hành trình 40 năm hình thành và phát triển Tạp chí Sông Hương, đó là bài viết: “Sông Hương, 40 năm với dòng chảy văn hóa Huế”. Trong tháng 6/2023, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức lễ Kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Tạp chí Sông Hương và ra số đầu tiên (1983 - 2023). Tạp chí đăng cai tổ chức Hội thảo 6 Tạp chí văn nghệ Bắc miền Trung và 5 vùng kinh đô xưa và nay. Đây là hoạt động thường niên của các Tạp chí với chủ đề: “Bảo tồn, phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hóa quê hương”. Nằm trong chuỗi hoạt động Kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Tạp chí Sông Hương và ra số đầu tiên (1983 - 2023), Tạp chí Sông Hương đã tổ chức triển lãm mỹ thuật với chủ đề “Về miền di sản”; đêm thơ và hội họa: “Sông Hương - một dòng thơ”.

Nhà văn Nguyễn Khắc Phê - Nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương phát biểu tại Hội nghị


Tạp chí Sông Hương tổ chức cuộc thi “Thơ Huế 2023”. Cuộc thi nhằm tuyên truyền và góp phần xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế theo Nghị quyết 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị “Về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Cuộc thi phát động và nhận tác phẩm từ tháng 3/2023, kết thúc vào ngày 30/11/2023. Tạp chí Sông Hương hơn 1.700 tác phẩm của hưn 400 tác giả khắp mọi miền đất nước gửi về dự thi. Vào ngày 18/01/2024 vừa qua, tạp chí Sông Hương, Ban Tổ chức cuộc thi đã tổ chức tổng kết trao giải cuộc thi, với 11 giải, trong đó 1 giải nhất, 2 nhì, ba giải ba và 5 giải khuyến khích.

Trong năm 2023, Tạp chí Sông Hương cũng đã tổ chức nhiều triển lãm mỹ thuật , Phối hợp với Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế giới thiệu cuốn sách “Bùi Giáng, một đời thơ của nhà văn, dịch giả Bửu Ý; giới thiệu tuyển tập “Thời tôi mặc áo lính” của nhà văn Nguyễn Quang Hà.

Tạp chí Sông Hương đã đăng tải các bài viết, các tin bài viết cập nhật tình hình, các sự kiện chính trị, văn hóa, văn nghệ của đất nước và của tỉnh.

Nhạc sĩ Lê Phùng - Nguyên Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT TT Huế phát biểu tại Hội nghị


Trong năm qua, Tạp chí Sông Hương đã được Bộ Thông tin và Truyền thông,  Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế,  Hội Nhà báo Việt Nam tặng Bằng khen. 04 cán bộ lãnh đạo, quản lý Tạp chí Sông Hương; 02 cán bộ lãnh đạo Liên hiệp Hội - nguyên cán bộ lãnh đạo, quản lý Tạp chí Sông Hương đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế tặng Bằng khen “Đã có thành tích xuất sắc trong 40 năm xây dựng và phát triển giai đoạn 1983 - 2023”.

Nhà văn Nhụy Nguyên - Phó Thư ký Tòa soạn Tạp chí Sông Hương đánh giá chung các tác phẩm hay được tặng thưởng trên TCSH năm 2023


Năm 2024, Tạp chí Sông Hương tiếp tục tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về Văn học nghệ thuật. Tạp chí luôn giữ và đảm bảo chất lượng về nội dung và hình thức, phù hợp với tinh thần văn học, văn hóa của vùng đất và của dân tộc, vừa bảo đảm tinh thần nghệ thuật và thực hiện nhiệm vụ chính trị theo mục đích tôn chỉ.

Trao tặng thưởng cho các tác giả có tác phẩm hay trên Tạp chí Sông Hương năm 2023


Tiếp tục triển khai Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Chính Trị về tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đăng tải các bài viết về “học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền các chủ trương của Đảng, Nhà nước về Văn học Nghệ thuật - Văn hóa; Phản ánh chính xác, kịp thời, tin cậy tình hình trong nước và quốc tế đến với bạn đọc trong tỉnh và thông tin của tỉnh đến với bạn đọc; tiếp tục nâng cao chất lượng Tạp chí Sông Hương. Xuất bản 16 số Tạp chí Sông Hương bản in (12 số hàng tháng và 4 số Đặc biệt hàng quý).  Thiết lập, xây dựng và nâng cấp trang thông tin điện tử Tạp chí Sông Hương thành Tạp chí Sông Hương điện tử. Xây dựng và ứng dụng chuyển đổi số đối với tạp chí, xây dựng Tòa soạn thông minh trên nền tảng số để phù hợp với quá trình chuyển đổi số trong cơ quan báo chí hiện nay.

Nhà báo Dương Phước Thu  đại diện các tác giả phát biểu tại Hội nghị


Tại Hội nghị, Tạp chí Sông Hương đã trao tặng thưởng tác phẩm hay cho bốn tác phẩm thuộc chuyên mục Văn xuôi, Huế - Dòng chảy văn hóa, Nghiên cứu và Bình luận, Nhiếp ảnh. Cụ thể: Tác phẩm Truyện ngắn: Chu Nhan của tác giả Châu Sa, tác phẩm “ Những tờ báo mang tên “Sông Hương” nằm bên bờ sông Hương thơ mộng” của tác giả Dương Hoàng, tác phẩm “ Sông Hương – 40 năm thao thiết một dòng chay truyện ngắn” của tác giả Phan Tuấn Anh, tác phẩm “ Mùa hoa phượng vàng rực rỡ khoe sắc trên mảnh đất Cố đô” và tác phẩm “ Sắc hồng quý phái của loài hoa ngô đồng vương giả” của nghệ sĩ nhiếp ảnh Lê Đình Hoàng.

 



 

 

Phương Anh

 

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Lăng mộ của chúa Nguyễn Phúc Tần còn được gọi là lăng Chín Chậu, có nhiều nét độc đáo so với lăng mộ các chúa Nguyễn khác.

  • BAVH - là các chữ viết tắt của bộ tập san bằng tiếng Pháp với nhan đề: “Bulletin des Amis du Vieux Hué” (Tập san của những người bạn Cố đô Huế”. Trước đây tập san này có tên gọi là “Đô thành Hiếu cổ”. Bộ tập san này (sau này người ta gọi là tạp chí) được xuất bản và lưu hành tại Việt Nam và Pháp từ năm 1914 đến năm 1944. Thế là tròn 100 năm ra đời bộ tạp chí danh tiếng này.

  • Theo truyền thuyết, ngày xửa ngày xưa, có một vị thần gánh đất để ngăn sông đắp núi. Một hôm vị thần đó đang gánh đất thì bỗng nhiên đòn gánh bị gãy làm hai, nên bây giờ đã để lại hai quả đất khổng lồ khoảng cách nhau hơn một km đó chính là núi Linh thái và núi Túy Vân ngày nay thuộc xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế.

  • Vua Gia Long vốn không phải là con người hiếu sát. Ngay cả việc đối với họ Trịnh, hai bên đánh nhau ròng rã 45 năm trời, vậy mà khi đã lấy được nước (1802), vẫn đối xử tốt với con cháu họ Trịnh chứ đâu đến cạn tàu ráo máng như với Tây Sơn?

  • Các hoàng đế nước Việt xưa phần lớn giỏi chữ Hán, biết thơ văn, triều Lý, Trần, Lê, Nguyễn đời nào cũng có các tác phẩm ngự chế quý giá. Nhưng tất cả các tác phẩm ấy đều nằm trong quỹ đạo Nho Giáo, dùng chữ Hán và chữ Nôm để diễn đạt cảm xúc về tư tưởng của mình. 

  • Trái với sự nổi tiếng của lăng mộ các vua nhà Nguyễn, lăng mộ 9 chúa Nguyễn ở Huế không được nhiều người biết đến...

  • Nhắc đến vua Minh Mạng, người đời nghĩ đến ngay hình ảnh của một quân vương nổi tiếng quyết đoán và giai thoại về năng lực giường chiếu phi thường.

  • Chiều 3/10, chiếc xe kéo của Hoàng thái hậu Từ Minh, mẹ vua Thành Thái chính thức được chuyển vào Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp để chuẩn bị đưa về Việt Nam. 

  • Đèo Hải Vân nằm trên dãy Trường Sơn, ở ranh giới 2 tỉnh Thừa Thiên-Huế (phía bắc) và TP.Đà Nẵng (phía Nam). Đây là con đèo hiểm trở nhất dọc tuyến đường bắc nam, do có vị trí địa lý hiểm yếu, bởi kiến tạo địa chất của dãy núi cắt ngang đất nước, từ biên giới phía Tây tới sát biển Đông.

  • Cứ đến gần cuối năm, khi lúa trên rẫy đã đến độ chín vàng. Trời đông cũng đang se sắt lạnh, sương trắng bồng bềnh bay trên đỉnh núi A Túc là lúc mà toàn thể dân làng dù là tộc người Pacôh, TàÔi, Cơtu hay Pa hy.

  • Là điểm du lịch nổi tiếng của Thừa Thiên - Huế, Bạch Mã có rất nhiều nơi để tham quan như: Thác Đỗ Quyên, Ngũ Hồ, Vọng Hải Đài với vẻ đẹp của núi trời như một bức tranh thủy mặc.

  • Sau chiến tranh, gần 2/3 trong tổng số gần 300 công trình kiến trúc nghệ thuật cung đình của cố đô Huế trở thành phế tích, số còn lại trong tình trạng hư hại, xuống cấp nghiêm trọng. Cùng với việc nỗ lực hàn gắn vết thương chiến tranh, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã mở cuộc vận động bảo vệ di tích Huế và đạt kết quả to lớn.

  • Được xây dựng cách đây hơn 400 năm với bao biến động nhưng chùa Thiên Mụ vẫn giữ được vẻ uy nghi, thanh tịnh và cổ kính bên dòng sông Hương...

  • Không nơi đâu người phụ nữ lại thích mặc áo dài như ở Huế. Thậm chí, chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng của các cô gái Huế. Điều đó đã làm cho  du khách khi đến với Huế nhiều khi phải ngẩn ngơ khi có dịp được ngắm nhìn, chiêm ngưỡng.

  • Thời 13 vua Nguyễn (1802-1845) trị vì triều đại phong kiến cuối cùng Việt Nam đóng kinh đô tại Huế đã ghi nhận một số hoạt động khá phong phú của ngựa, dù thời này ngựa ít được dùng vào hoạt động quân sự.

  • Trong tất cả các triều đại phong kiến, duy nhất ở cố đô Huế có Bình An Đường là nhà an dưỡng và khám, chữa bệnh đặc biệt chỉ dành riêng cho các thái giám, cung nữ (thời vua nhà Nguyễn).

  • Huế, miền đất cố đô nằm ở miền trung Việt Nam, vẫn được biết đến như một thành phố thơ mộng và lãng mạn.

  • Đối với di sản văn hóa của dân tộc, tài liệu châu bản là một di sản có giá trị lớn. Đó là ký ức của lịch sử, là nguồn sử liệu gốc có ý nghĩa to lớn đối với việc nghiên cứu và biên soạn lịch sử dân tộc. Tuy nhiên, hầu hết các triều đại phong kiến Việt Nam đều không còn lưu giữ được nguồn tài liệu quý báu này, trừ triều Nguyễn (1802-1945), do những điều kiện lịch sử đặc biệt.

  • Hình ảnh thiên nhiên, con người và những lăng tẩm đền đài của xứ Huế vương vấn bước chân du khách mỗi lần có dịp ghé qua...

  • Làng Mỹ Lợi (xã Vinh Mỹ) và làng An Nông (xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên- Huế) là nơi lưu giữ những tài liệu chứng minh chủ quyền biển đảo Hoàng Sa của nước ta. Những tài liệu quý hàng trăm năm tuổi được người dân các ngôi làng này xem như báu vật và dốc sức giữ gìn.