Chiều ngày 24/1, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức Hội nghị Cộng tác viên và trao tặng thưởng tác phẩm hay năm 2023.
Nhà thơ Lê Vĩnh Thái - Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT - Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương phát biểu tại Hội nghị
Trong năm 2023, Tạp chí Sông Hương xuất bản 12 số báo hàng tháng và 4 Số Đặc biệt. Tạp chí đã có kế hoạch mở rộng đội ngũ cộng tác viên, mời gọi và đăng tải những tác phẩm chất lượng Tạp chí đã làm tròn nhiệm vụ chính trị được giao.
![]() |
Nhà thơ Lê Tấn Quỳnh - Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế phát biểu tại Hội nghị |
Trong năm 2023, Tạp chí Sông Hương đã đăng các bài viết kỷ niệm các ngày lễ trọng của đất nước, trọng tâm như: Thực hiện và triển khai Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Chính Trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Kỷ niệm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Kỷ niệm ngày Giải phóng Huế 26/3 và 48 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước; Kỷ niệm 80 năm “Đề cương về văn hóa Việt Nam”; Kỷ niệm 78 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2023) và Ngày Quốc khánh Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2023) tạp chí đã đăng rất nhiều bài viết về các sự kiện trọng đại của đất nước, của tỉnh.
![]() |
Họa sĩ Đặng Mậu Tựu - Nguyên Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế phát biểu ý kiến tại Hội nghị |
Tạp chí đã xuất bản 2 số báo Kỷ niệm: số 412 (hàng tháng) và Số Đặc biệt 49 (hàng quý). Đặc biệt với những bài viết về hành trình 40 năm hình thành và phát triển Tạp chí Sông Hương, đó là bài viết: “Sông Hương, 40 năm với dòng chảy văn hóa Huế”. Trong tháng 6/2023, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức lễ Kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Tạp chí Sông Hương và ra số đầu tiên (1983 - 2023). Tạp chí đăng cai tổ chức Hội thảo 6 Tạp chí văn nghệ Bắc miền Trung và 5 vùng kinh đô xưa và nay. Đây là hoạt động thường niên của các Tạp chí với chủ đề: “Bảo tồn, phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hóa quê hương”. Nằm trong chuỗi hoạt động Kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Tạp chí Sông Hương và ra số đầu tiên (1983 - 2023), Tạp chí Sông Hương đã tổ chức triển lãm mỹ thuật với chủ đề “Về miền di sản”; đêm thơ và hội họa: “Sông Hương - một dòng thơ”.
![]() |
Nhà văn Nguyễn Khắc Phê - Nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương phát biểu tại Hội nghị |
Tạp chí Sông Hương tổ chức cuộc thi “Thơ Huế 2023”. Cuộc thi nhằm tuyên truyền và góp phần xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế theo Nghị quyết 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị “Về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Cuộc thi phát động và nhận tác phẩm từ tháng 3/2023, kết thúc vào ngày 30/11/2023. Tạp chí Sông Hương hơn 1.700 tác phẩm của hưn 400 tác giả khắp mọi miền đất nước gửi về dự thi. Vào ngày 18/01/2024 vừa qua, tạp chí Sông Hương, Ban Tổ chức cuộc thi đã tổ chức tổng kết trao giải cuộc thi, với 11 giải, trong đó 1 giải nhất, 2 nhì, ba giải ba và 5 giải khuyến khích.
Trong năm 2023, Tạp chí Sông Hương cũng đã tổ chức nhiều triển lãm mỹ thuật , Phối hợp với Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế giới thiệu cuốn sách “Bùi Giáng, một đời thơ của nhà văn, dịch giả Bửu Ý; giới thiệu tuyển tập “Thời tôi mặc áo lính” của nhà văn Nguyễn Quang Hà.
Tạp chí Sông Hương đã đăng tải các bài viết, các tin bài viết cập nhật tình hình, các sự kiện chính trị, văn hóa, văn nghệ của đất nước và của tỉnh.
![]() |
Nhạc sĩ Lê Phùng - Nguyên Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT TT Huế phát biểu tại Hội nghị |
Trong năm qua, Tạp chí Sông Hương đã được Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Hội Nhà báo Việt Nam tặng Bằng khen. 04 cán bộ lãnh đạo, quản lý Tạp chí Sông Hương; 02 cán bộ lãnh đạo Liên hiệp Hội - nguyên cán bộ lãnh đạo, quản lý Tạp chí Sông Hương đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế tặng Bằng khen “Đã có thành tích xuất sắc trong 40 năm xây dựng và phát triển giai đoạn 1983 - 2023”.
![]() |
Nhà văn Nhụy Nguyên - Phó Thư ký Tòa soạn Tạp chí Sông Hương đánh giá chung các tác phẩm hay được tặng thưởng trên TCSH năm 2023 |
Năm 2024, Tạp chí Sông Hương tiếp tục tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về Văn học nghệ thuật. Tạp chí luôn giữ và đảm bảo chất lượng về nội dung và hình thức, phù hợp với tinh thần văn học, văn hóa của vùng đất và của dân tộc, vừa bảo đảm tinh thần nghệ thuật và thực hiện nhiệm vụ chính trị theo mục đích tôn chỉ.
![]() |
Trao tặng thưởng cho các tác giả có tác phẩm hay trên Tạp chí Sông Hương năm 2023 |
Tiếp tục triển khai Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Chính Trị về tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đăng tải các bài viết về “học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền các chủ trương của Đảng, Nhà nước về Văn học Nghệ thuật - Văn hóa; Phản ánh chính xác, kịp thời, tin cậy tình hình trong nước và quốc tế đến với bạn đọc trong tỉnh và thông tin của tỉnh đến với bạn đọc; tiếp tục nâng cao chất lượng Tạp chí Sông Hương. Xuất bản 16 số Tạp chí Sông Hương bản in (12 số hàng tháng và 4 số Đặc biệt hàng quý). Thiết lập, xây dựng và nâng cấp trang thông tin điện tử Tạp chí Sông Hương thành Tạp chí Sông Hương điện tử. Xây dựng và ứng dụng chuyển đổi số đối với tạp chí, xây dựng Tòa soạn thông minh trên nền tảng số để phù hợp với quá trình chuyển đổi số trong cơ quan báo chí hiện nay.
![]() |
Nhà báo Dương Phước Thu đại diện các tác giả phát biểu tại Hội nghị |
Tại Hội nghị, Tạp chí Sông Hương đã trao tặng thưởng tác phẩm hay cho bốn tác phẩm thuộc chuyên mục Văn xuôi, Huế - Dòng chảy văn hóa, Nghiên cứu và Bình luận, Nhiếp ảnh. Cụ thể: Tác phẩm Truyện ngắn: Chu Nhan của tác giả Châu Sa, tác phẩm “ Những tờ báo mang tên “Sông Hương” nằm bên bờ sông Hương thơ mộng” của tác giả Dương Hoàng, tác phẩm “ Sông Hương – 40 năm thao thiết một dòng chay truyện ngắn” của tác giả Phan Tuấn Anh, tác phẩm “ Mùa hoa phượng vàng rực rỡ khoe sắc trên mảnh đất Cố đô” và tác phẩm “ Sắc hồng quý phái của loài hoa ngô đồng vương giả” của nghệ sĩ nhiếp ảnh Lê Đình Hoàng.
![]() |
Phương Anh
Lễ bái ở lăng Minh Mạng, lính canh ở lăng Gia Long... là hình ảnh sinh động về con người ở kinh thành Huế xưa.
Bài viết liên quan:
Cách đây gần 100 năm nhiều công trình kiến trúc ở Huế vẫn còn nguyên vẹn, chưa bị xuống cấp và đổ nát như bây giờ.
Nhiều hình ảnh quý giá về kinh thành Huế của nhà Nguyễn trong khoảng năm 1919-1926 đã được nhiếp ảnh gia Pháp ghi lại...
Trong khuôn viên lăng vua Minh Mạng ở Huế có một di tích độc đáo nhưng ít người biết đến, đó là Tả tùng phòng trên núi Tịnh Sơn. Điểm đặc biệt của công trình này là cánh cửa vòm cuốn đã bị một cây si cổ thụ "nuốt chửng". Đây là minh chứng cho sức mạnh tàn phá của thiên nhiên và thời gian đối với các công trình do con người xây dựng.
Một bà Hoàng con đại gia, vợ ông vua Nguyễn nổi tiếng, nhan sắc Việt
Người Huế vốn là người xứ kinh kỳ, nên lời ăn tiếng nói, cung cách ứng xử, đi lại cũng nhẹ nhàng, tri thức. Ẩm thực cung đình Huế cũng mang nhiều nét ảnh hưởng của cung cách hoàng gia: Ăn uống nhẹ nhàng, khoan thai, các món ăn ngoài khẩu vị ngon phải nhẹ và thanh, cách trình bày cũng phải đẹp, bắt mắt.
Ba giờ sáng, tại Đàn Nam Giao (Thừa Thiên Huế), không còn nghe tiếng hô đức vua xa giá, chỉ có âm thanh rì rầm dội vào rừng thông và những ánh mắt hướng về linh vị đặt trên bàn thờ. Những người dân đến Đàn Nam Giao để nguyện xin sự viên mãn, gia đình bình an.
Kinh thành ở cố đô Huế vốn là vùng đất thấp trũng. Người xưa đã làm những gì để chống ngập cũng là một bài học đáng tham khảo cho chúng ta hôm nay.
Trấn Hải thành là công trình đã chứng kiến trang sử bi thương của Huế trong công cuộc chống giặc ngoại xâm cuối thế kỷ 19.
Vào cung là đến với cuộc sống giàu sang nhung lụa nhưng với phần lớn cung nữ, Tử Cấm thành lại là nơi chôn vùi tuổi xuân của họ.
Nhà rường Huế đã trở thành một di sản vô cùng quý báu của kiến trúc cổ Việt Nam. Tiếp nối kiểu nhà rường của người Việt tại quê cũ Hoan-Ái, cư dân Thuận Hóa với năng khiếu thẩm mỹ sáng tạo, đức tính cần cù và bàn tay khéo léo đã tạo cho nhà rường xứ Huế một bản sắc độc đáo.
Nhà rường Huế đã trở thành một di sản vô cùng quý báu của kiến trúc cổ Việt Nam. Tiếp nối kiểu nhà rường của người Việt tại quê cũ Hoan-Ái, cư dân Thuận Hóa với năng khiếu thẩm mỹ sáng tạo, đức tính cần cù và bàn tay khéo léo đã tạo cho nhà rường xứ Huế một bản sắc độc đáo.
Theo sử sách chép lại, không chỉ có triều vua Trần quy định việc anh - em - cô - cháu trong họ lấy nhau với mục đích không để họ ngoài lọt vào nhằm nhăm nhe ngôi báu, mà thời nhà Nguyễn – triều đại cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam cũng xảy ra hiện tượng này.
Gần 150 năm giữ vai trò là kinh đô của cả nước, triều Nguyễn được nhận định là một triều đại quân chủ đặc biệt nhất trong tất cả các triều đại quân chủ ở nước ta. Riêng số lượng sách vở được biên soạn dưới triều này cũng nhiều hơn toàn bộ di sản của các triều đại khác cộng lại.
Từ Dụ Thái Hậu nổi tiếng là một bà hoàng yêu nước thương dân. Tiếc rằng lăng mộ của bà đã bị thời gian và con người hủy hoại...
Du lịch Huế, ngoài thăm quan những địa điểm nổi tiếng như Đại Nội, Chùa Thiên Mụ, hệ thống lăng tẩm của các vua chúa triều Nguyễn,... thì Huế còn sở hữu nhiều điểm đến thú vị mà bạn chưa khám phá hết.
Ở Việt
“Toàn bộ cuốn sách làm bằng bạc mạ vàng, chỉ có 5 tờ (10 trang) nhưng nặng tới 7 ký, xuất hiện vào thời vua Thiệu Trị (1846), có kích cỡ 14×23 cm..."
Gắn liền với một giai thoại từ thời mở làng, trải qua hàng trăm năm, người dân xã Hương Thọ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế truyền tai nhau những câu chuyện huyền bí về một hòn “đá lạ” ở điện Mẹ Nằm.
Với quyền lực cùng sự tàn nhẫn vô hạn, Ngô Đình Cẩn được mệnh danh là "Bạo chúa miền Trung" trong suốt thời gian Ngô Đình Diệm nắm quyền.