NGUYỄN
Ảnh: internet
Sóng Chăm
chân tượng rạn nắng xưa
bóng xiêm y trắng
đỏ
huyễn
chìm
tiếng kèn trườn trên klaong1 khô
vết chân vây phai quanh nấm kut2
vừng trời nhói nứt
không đâu tím nhắc bằng lăng
không ai đếm cừu dê truông cát
hột hột hột lòng giếng
mưa
vang
mặn gầy vai nhỏ
mương trôi chưa về
nước mắt du canh
biển phai hải sử núi cạn cổ thi
ngấn tóc mơn bay thổ cẩm rỡ ràng
khoảng đồi đói gió
thức âm u cát cuộn cỏ gai về
yoni3 trơ xanh sóng rạn.
____________________
1. Hũ đựng xương trán sau hỏa táng, theo tục người Chăm Ahier.
2. Khu nghĩa địa theo dòng họ mẹ của người Chăm (chế độ mẫu hệ).
3. Sinh thực khí nữ.
Khải huyền mới
Vào ngày sau hết
Rắn nói với thỏ
Tôi sẽ được đặc cách mang đôi cánh bồ câu
Cá mập nói với cừu
Tôi sẽ được ưu tiên mang vây cá hồi
Sư tử nói với bò tót
Tôi sẽ được chiếu cố cặp sừng linh dương
Nhện độc nói với ong mật
Tôi sẽ được tặng đôi mắt loài ruồi giấm
Phù thủy nói với em bé sơ sinh
Những phù phép của ta chỉ để trị rôm sảy
Và những nhà biệt phái, luật sĩ
Sẽ kết hôn với người đàn bà họ từng ném đá
Chính trị gia nói với tù nhân
Chúng tôi sẽ được thay bằng trái tim nhà thơ
Chẳng phải thế sao, Người,
Bên giếng nước, làn tóc dài của người đàn bà dị giáo
Mùi dầu thơm rửa chân kẻ tử tù
Thịt da thối rữa của cái tử thi trong hầm mộ
Đã từng địa đàng trong khoảnh khắc
Các chiến xa và kị binh được trả về cho Pharaoh bên bờ kia Biển Đỏ
Bánh mana vẫn rơi trắng trời khi giống dân nô lệ tỉnh giấc buổi sáng ấy
Và không có con rắn nào được treo lên bởi thiên hùng ca đã được xé đi viết lại
Khởi thủy là con người lặng thinh
Kết thúc cũng là con người lặng thinh.
Làm sao có thể tin
Vào một ngày sau hết
Cuốn sách Khải huyền được ai đó viết lại
Bắt đầu bằng một dữ liệu giản đơn:
- Vào thời kỳ vắng bóng Con Người...
trong bóng tối, trên cành táo trụi lá, một con rắn lột xác
và người đàn bà khoác vảy rắn,
ra đi.
(TCSH398/04-2022)
HOÀNG NGỌC QUÝ
NGUYỄN MAN KIM
NGÔ ĐÌNH HẢI
Đinh Thu - Nguyễn Văn Thanh - P.n.thường Đoan - Trần Nhuận Minh - Trọng Hướng - Lâm Anh - Đoàn Mạnh Phương - Đỗ Hàn - Trần Phương Kỳ - Nguyễn Văn Quang - Nguyễn Loan - Triệu Nguyên Phong - Kiều Trung Phương - Nguyễn Thiền Nghi - Hồ Đắc Thiếu Anh - Vạn Lộc - Nguyễn Đạt - Trường Thắng - Lê Nguyễn - Trịnh Bửu Hoài
LTS: Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968 có ý nghĩa lớn là làm phá sản chiến lược “chiến tranh cục bộ”, đánh bại cố gắng quân sự cao nhất của đế quốc Mỹ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, làm lung lay ý chí xâm lược buộc Mỹ phải “xuống thang chiến tranh”, tạo ra bước ngoặt có ý nghĩa quyết định của cuộc kháng chiến.
Nguyễn Tùng Linh - Lê Thị Mây - Phạm Sông Hồng - Y Phương - Thuận Vi - Nguyễn Khắc Thạch - Đặng Thị Vân Khanh
HỒ HỒNG TRÂM
TRẦN VIỆT DŨNG
NGUYỄN THỤY KHA
Hoàng Anh Tuấn - Ngọc Tuyết - Nguyễn Thánh Ngã - Khaly Chàm - Mai Văn Hoan - Võ Văn Luyến - Vũ Kim Liên - Lê Vy Thủy
LGT: Kiều Maily sinh năm 1985 tại Pablap - làng Chăm tỉnh Ninh Thuận. Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh. Đã có thơ đăng trên đặc san Tagalau, báo Văn nghệ trẻ, báo Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Phong Chủ nhật, tạp chí Văn hóa Dân tộc… Một số bài thơ Kiều Maily đã được Inrasara chuyển sang tiếng Chăm. Đây là cây bút nữ có những câu thơ được cho là rất dân tộc mà không thiếu hiện đại.
NGUYỄN MINH KHIÊM
Vĩnh Nguyên - Phan Hoàng - Lê Hưng Tiến - Miên Di - Phan Thành Minh - Viên Chính - Kinh Thượng - Trần Thị Phương Lài - Văn Nhân
Nguyễn Tất Hanh, sinh ngày 17/2/1954; Quê quán: Thủy Đường, Thủy Nguyên, Hải Phòng. Hội viên Hội Liên hiệp VHNT Hải Phòng. Với anh “Nghệ thuật là khó khăn, đòi hỏi người sáng tạo phải tốn nhiều công sức. Nó không phải cuộc dạo chơi mà là sự kiếm tìm, có thể hôm nay bội thu ngày mai lại mất mùa nhưng với tôi - sự hướng tới cái đẹp thì không bao giờ ngừng”.
LÊ THÁNH THƯ
ĐÀO DUY ANH
NGUYỄN NGỌC PHÚ
MAI VĂN PHẤN
NGUYỄN ĐÌNH CHIẾN
Nguyễn Văn Thanh - Nhất Lâm - Nguyễn Thường Kham - Phan Văn Chương - Chu Lê - Trần Vạn Giã - Nguyễn Hoàng Thu - Trần Phương Kỳ - Nguyễn Tất Độ - Lưu Xông Pha