NGUYỄN
Ảnh: internet
Sóng Chăm
chân tượng rạn nắng xưa
bóng xiêm y trắng
đỏ
huyễn
chìm
tiếng kèn trườn trên klaong1 khô
vết chân vây phai quanh nấm kut2
vừng trời nhói nứt
không đâu tím nhắc bằng lăng
không ai đếm cừu dê truông cát
hột hột hột lòng giếng
mưa
vang
mặn gầy vai nhỏ
mương trôi chưa về
nước mắt du canh
biển phai hải sử núi cạn cổ thi
ngấn tóc mơn bay thổ cẩm rỡ ràng
khoảng đồi đói gió
thức âm u cát cuộn cỏ gai về
yoni3 trơ xanh sóng rạn.
____________________
1. Hũ đựng xương trán sau hỏa táng, theo tục người Chăm Ahier.
2. Khu nghĩa địa theo dòng họ mẹ của người Chăm (chế độ mẫu hệ).
3. Sinh thực khí nữ.
Khải huyền mới
Vào ngày sau hết
Rắn nói với thỏ
Tôi sẽ được đặc cách mang đôi cánh bồ câu
Cá mập nói với cừu
Tôi sẽ được ưu tiên mang vây cá hồi
Sư tử nói với bò tót
Tôi sẽ được chiếu cố cặp sừng linh dương
Nhện độc nói với ong mật
Tôi sẽ được tặng đôi mắt loài ruồi giấm
Phù thủy nói với em bé sơ sinh
Những phù phép của ta chỉ để trị rôm sảy
Và những nhà biệt phái, luật sĩ
Sẽ kết hôn với người đàn bà họ từng ném đá
Chính trị gia nói với tù nhân
Chúng tôi sẽ được thay bằng trái tim nhà thơ
Chẳng phải thế sao, Người,
Bên giếng nước, làn tóc dài của người đàn bà dị giáo
Mùi dầu thơm rửa chân kẻ tử tù
Thịt da thối rữa của cái tử thi trong hầm mộ
Đã từng địa đàng trong khoảnh khắc
Các chiến xa và kị binh được trả về cho Pharaoh bên bờ kia Biển Đỏ
Bánh mana vẫn rơi trắng trời khi giống dân nô lệ tỉnh giấc buổi sáng ấy
Và không có con rắn nào được treo lên bởi thiên hùng ca đã được xé đi viết lại
Khởi thủy là con người lặng thinh
Kết thúc cũng là con người lặng thinh.
Làm sao có thể tin
Vào một ngày sau hết
Cuốn sách Khải huyền được ai đó viết lại
Bắt đầu bằng một dữ liệu giản đơn:
- Vào thời kỳ vắng bóng Con Người...
trong bóng tối, trên cành táo trụi lá, một con rắn lột xác
và người đàn bà khoác vảy rắn,
ra đi.
(TCSH398/04-2022)
Ngôn ngữ như một phương tiện truyền đạt thông tin, đối với thi sĩ, ngôn ngữ là công cụ để truyền cảm xúc của mình đến mọi người. Người làm thơ, điều quý nhất là cảm xúc. Nghệ thuật tu từ là phần kế tiếp để tác giả chia sẻ trọn vẹn cảm xúc của chính mình đến với mọi người.
(SHO). Người đã ra đi thật rồi
Đại Tướng Huyền Thoại của chúng ta – Đại Tướng Võ Nguyên Giáp
Người Đại Tướng Vĩnh Viễn, Người Đại Tướng Của Nhân Dân
NGUYỄN PHI TRINH
NGUYỄN DUY
Đặng Huy Giang - Nguyên Quân - Mai Văn Hoan - Nguyễn Miên Thảo - Phan Văn Chương - Phạm Xuân Phụng
NGÔ MINH
THANH THẢO
Ngàn Thương - Nguyễn Khoa Như Ý - Công Nam - Nguyễn Thanh Mừng - Nguyễn Văn Thanh - Phan Lệ Dung - Lê Ngã Lễ
HỒNG VINH
Dăm năm cuối của thập niên 90, tác giả Ngọc Khương nổi lên với những tập thơ viết cho thiếu nhi như Bim bim và mướp vàng, Cây đàn và bông hồng (in chung với con gái út Kiều Giang). Dạo đó thơ anh được các nhạc sĩ chú ý, tìm đọc và chắp cánh cho những bài: Em là gió mát, Búp bê cổ tích, tập đàn, Nhà cười thành những ca khúc “đứng” được với thời gian.
NGUYỄN MIÊN THẢO
VI THÙY LINH
ĐÀO DUY ANH
Tôi không có ý định vẽ một chân dung bụi bặm mang hồn cốt lãng tử của kẻ phiêu bạc muốn “đày đọa” hồn mình trong mọi ưu phiền phiêu linh chữ nghĩa. Tôi biết Phùng Hiệu “bị thơ làm” vì lòng anh vốn đa đoan, trắc ẩn với mọi thứ trên đường đời anh gặp.
Nguyễn Trọng Văn - Hồ Đắc Thiếu Anh - Nguyễn Giúp - Nguyễn Loan - Nguyên Hào - Vũ Thanh Lịch - Huỳnh Minh Tâm - Nguyễn Đạt - Đỗ Thượng Thế
TRẦN ĐÌNH BẢO
TRẦN THIÊN THỊ
Xuân Hoàng - Lưu Quang Vũ - Trần Khắc Tám - Trần Thị Huyền Trang - Văn Lợi
Lê Hòa - Nguyễn Man Kim - Trần Văn Hội - Vũ Thiên Kiều - Thảo Nguyên - Trần Phương Kỳ - Phạm Bá Nhơn - Phạm Thị Phương Thảo - Vĩnh Nguyên - Hoàng Ngọc Quý
HẢI KỲ