Adèle hứa nhưng rồi qua thư từ trao đổi, mặc cả, cô chỉ đồng ý cho Hugo bốn! Hugo thầm trách:
Cho thơ anh
Em hứa những nụ hôn
Rồi xấu hổ, ngại ngùng
Em chối từ anh mãi...
Tuy yêu nhau say đắm nhưng họ rất thận trọng vì gia đình cả hai bên đều nền nếp, rất nghiêm khắc với con cái. Một lần Adèle cúi xuống mang giày thì lá thư tình của Hugo từ trong nịt ngực cô rơi xuống. Mẹ tóm được bắt cô con gái phải khai hết. Adèle xanh cả mặt. Còn bà Sophie, mẹ Hugo thì dứt khoát không cho con yêu Adèle vì theo bà Adèle là cô gái rất tầm thường, không tương xứng với tài năng và triển vọng của con trai mình. "Bà còn sống thì đừng hòng lấy nhau". Tháng 6 - 1821, mắc bệnh đột ngột, bà từ trần để lại cho gia đình nhiều món nợ khá lớn? Tuy việc hôn nhân của hai người không còn trở ngại nhưng nhu cầu vật chất cho cuộc sống tương lai của đôi vợ chồng còn khó khăn. Hugo phải vội vã cho in và xuất bản ngay tập "Đoản thi và các Thơ ca khác" (Odes et Poésies diverses) nhận 750 quan nhuận bút và một món tiền khác khá lớn do nhà vua và Bộ Nội Vụ cấp. (Thấy cuốn sách trình bày không đẹp mắt. Vua Louis XVIII bĩu môi: Làm ăn cẩu thả! Tuy nhiên nhà vua vẫn tặng Hugo 1200 quan). Bản in đầu. Hugo dành "tặng Adèle thân yêu, vị thiên thần, niềm vinh quang và hạnh phúc duy nhất của Anh".
Ngày 12 - 10 - 1822, hôn lễ hai người được cử hành trước bàn thờ Đức Mẹ ở Saint Sulpice có cả sự chứng kiến của văn hào Alfred de Vigny. Thời gian sau, cuộc tình của hai người không được đầm ấm thắm thiết như xưa. Adèle là một cô gái trong trắng, thực thà, hồn nhiên, nghệ sĩ nhưng tính hơi bướng bỉnh và lại không thích Thơ lắm.
Phải chăng vì vậy mà Adèle chỉ "trị giá" bài thơ tình của Hugo có bốn cái hôn?
NGUYỄN CHÍ NHÂN kể
(Phỏng theo tạp chí Historia và Tuyển tập Hugo)
(TCSH60/02-1994)
Pushkin - Chekhov - Prisvin - Dostoyevsky
HOÀI PHƯƠNG
Việc làm tranh giả chỉ đến thế kỷ thứ 17 mới bắt đầu phát triển, trước đó người ta thường làm các đồ mỹ nghệ hay các loại tượng giả.
LÊ ĐẠT
(Giới thiệu và dịch)
Thế kỷ XX, một trào lưu thơ được mệnh danh là thơ mới Pháp từ sông Seine đã tràn qua các đại dương và ảnh hưởng sâu đậm đến phong trào thơ thế giới.
MOHINEET KAUR BOPARAI
CHU ĐÌNH KIÊN
Vượt qua nhiều nhà văn tên tuổi được bạn đọc trên toàn thế giới mong đợi được gọi tên như: Annie Ernaux (Pháp), Margaret Atwood, Anne Carson (Canada), Haruki Murakami (Nhật Bản), Ludmila Ulitskaya (Nga), Ngũgĩ wa Thiong’o (Kenya)… năm nay, Viện Hàn lâm Thụy Điển đã công bố quyết định trao Giải Nobel Văn học năm 2021 cho nhà văn Abdulrazak Gurnah (1948).
NGUYỄN VĂN DŨNG
Bút ký
Là thủ đô của vương quốc Thụy Điển, Stockholm được mệnh danh là “Một trong những thành phố đẹp nhất thế giới”, là “Thủ đô xanh”, là “Thủ đô của những thủ đô vùng Scandinavia”, là “Thành phố của mọi cảm giác”, là “Thành phố của nước và cây”, là “Venice của phương Bắc”, là “Con đường dẫn đến giải Nobel”… Tôi thích hình tượng: Con đường dẫn đến giải Nobel.
MICHAEL MARDER
Tất cả chúng ta đều đã nghe nói đến công dụng của vi khuẩn đường ruột khi tham gia tích cực vào trong quá trình tiêu hóa của con người và động vật. Đó là ví dụ hoàn hảo về sự cộng sinh, hay sự chung sống lâu dài của các sinh thể thuộc các loài khác nhau.
MICHAEL MARDER
Michael Marder là giáo sư triết học tại Đại học Basque Country, Vitoria-Gasteiz. Ông làm việc trong các lĩnh vực như hiện tượng học, triết học chính trị và lý luận về môi trường. Là tác giả của 10 đầu sách gồm Plant-Thinking (2013), Pyropolitics (2015), Dust (2016),… Hiện ông đang triển khai hướng tiếp cận triết học về vấn đề năng lượng vốn được truyền cảm hứng từ suy tư về cây cỏ, thực vật.
EMMANUEL ALLOA
Cơ chế của mỗi trận đại dịch đều hết sức quen thuộc: mỗi cuộc khủng hoảng đều có những thủ phạm nhất định của nó.
PHẠM PHÚ UYÊN CHÂU
Tiểu thuyết ngắn Chết ở Venice được Thomas Mann cho ra đời năm 1912, khi bệnh tả là một căn bệnh đang gây ra cái chết hàng loạt ở Ý.
CARLOS SPOERHASE
Ta có thể đánh giá Louise Glück qua các tác phẩm mà bà đã xuất bản trong vòng 5 thập niên vừa qua, vốn đã được trao tặng những giải thưởng văn học danh giá nhất nước Mỹ.
VŨ THƯỜNG LINH
LGT: Kỷ niệm 75 chiến thắng chủ nghĩa phát xít (1945 - 2020), chúng ta quay lại vấn đề “The Reader” (Người Đọc) của nhà văn người Đức, Bernhard Schlink, đã vang dội trong tâm thức văn học toàn thế giới.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
(Nhân đọc “Lời nguyện cầu Chernobyl” - Nxb. Phụ Nữ, 2020)
GIÁP VĂN CHUNG
Truyện Kiều của Nguyễn Du, không chỉ là kiệt tác vô tiền khoáng hậu của thi ca và văn học Việt Nam, mà còn là viên ngọc quý mãi mãi lấp lánh sáng của văn hóa Việt Nam.
HUỲNH NHƯ PHƯƠNG
Đầu tháng 5 năm 1989, từ Moskva, nhà văn Vương Trí Nhàn rủ tôi đi thăm nhà giáo Trần Đình Sử(*) đang làm thực tập sinh cao cấp ở thủ đô Kiev của nước Cộng hòa Ucraina.
ORHAN PAMUK
Trong bốn năm qua, tôi đã và đang viết một cuốn tiểu thuyết lịch sử kể lại câu chuyện diễn ra vào năm 1901, trong suốt giai đoạn được biết đến với cái tên Trận đại dịch hạch thứ ba. Đó là một đợt bùng phát bệnh dịch hạch đã giết chết hàng triệu người ở châu Á khi mà châu Âu không chịu nhiều ảnh hưởng từ nó.