Adèle hứa nhưng rồi qua thư từ trao đổi, mặc cả, cô chỉ đồng ý cho Hugo bốn! Hugo thầm trách:
Cho thơ anh
Em hứa những nụ hôn
Rồi xấu hổ, ngại ngùng
Em chối từ anh mãi...
Tuy yêu nhau say đắm nhưng họ rất thận trọng vì gia đình cả hai bên đều nền nếp, rất nghiêm khắc với con cái. Một lần Adèle cúi xuống mang giày thì lá thư tình của Hugo từ trong nịt ngực cô rơi xuống. Mẹ tóm được bắt cô con gái phải khai hết. Adèle xanh cả mặt. Còn bà Sophie, mẹ Hugo thì dứt khoát không cho con yêu Adèle vì theo bà Adèle là cô gái rất tầm thường, không tương xứng với tài năng và triển vọng của con trai mình. "Bà còn sống thì đừng hòng lấy nhau". Tháng 6 - 1821, mắc bệnh đột ngột, bà từ trần để lại cho gia đình nhiều món nợ khá lớn? Tuy việc hôn nhân của hai người không còn trở ngại nhưng nhu cầu vật chất cho cuộc sống tương lai của đôi vợ chồng còn khó khăn. Hugo phải vội vã cho in và xuất bản ngay tập "Đoản thi và các Thơ ca khác" (Odes et Poésies diverses) nhận 750 quan nhuận bút và một món tiền khác khá lớn do nhà vua và Bộ Nội Vụ cấp. (Thấy cuốn sách trình bày không đẹp mắt. Vua Louis XVIII bĩu môi: Làm ăn cẩu thả! Tuy nhiên nhà vua vẫn tặng Hugo 1200 quan). Bản in đầu. Hugo dành "tặng Adèle thân yêu, vị thiên thần, niềm vinh quang và hạnh phúc duy nhất của Anh".
Ngày 12 - 10 - 1822, hôn lễ hai người được cử hành trước bàn thờ Đức Mẹ ở Saint Sulpice có cả sự chứng kiến của văn hào Alfred de Vigny. Thời gian sau, cuộc tình của hai người không được đầm ấm thắm thiết như xưa. Adèle là một cô gái trong trắng, thực thà, hồn nhiên, nghệ sĩ nhưng tính hơi bướng bỉnh và lại không thích Thơ lắm.
Phải chăng vì vậy mà Adèle chỉ "trị giá" bài thơ tình của Hugo có bốn cái hôn?
NGUYỄN CHÍ NHÂN kể
(Phỏng theo tạp chí Historia và Tuyển tập Hugo)
(TCSH60/02-1994)
PHẠM THƯỜNG KHANHĐầu năm nay khi biết tôi chuẩn bị đi công tác Trung Hoa, em gái tôi, một người thơ gọi điện từ Huế ra bảo: “Anh cố gắng mà cảm nhận vẻ đẹp rực rỡ của văn minh Trung Hoa. Hình như với bệ phóng vững chắc của nền văn minh hàng ngàn năm ấy, người Trung Hoa đang có những cuộc bứt phá ngoạn mục và trong tương lai dân tộc này còn tiến xa hơn nữa”. Là một quân nhân, tôi đâu có được trí tưởng tượng phong phú và trái tim dễ rung động như em tôi, nhưng 10 ngày trên đất nước Trung Hoa đã để lại trong tôi những ấn tượng thật sâu đậm.
"Một ngôi nhà, thậm chí còn hơn cả một phong cảnh, phản ánh tâm hồn", câu nói ấy của triết gia Gaston Bachelard gợi cho chúng ta về những ngôi nhà của các văn hào không đơn thuần chỉ neo vào thực tại – một khu vực, một thời đại, những đồ đạc và vật dụng cá nhân – mà còn neo vào trong sự tưởng tượng, nền văn hóa và ký ức của chúng ta. Một chuyến "Tour de France" ngắn sẽ đưa chúng ta tham quan mười ngôi nhà.
TRẦN THUỲ MAITrước đây khi nhắc đến Thụy Điển tôi chỉ liên tưởng đến công ty xe hơi Volvo và hãng điện thọai di động Ericsson... Nhưng khi đến đây, cảm nhận của tôi phần nào có khác. Ấn tượng đầu tiên của tôi là: Dân tộc này rất yêu văn chương. Chắc chẳng có thành phố nào trên thế giới lại yêu thơ đến mức đem thơ in ngay giữa lòng đường, như ở Stockholm . Trên đường Drottninggatan, thường gọi là phố Hoàng Hậu, người ta khắc thơ dọc theo tim đường, với một cỡ chữ lớn đủ cho người từ trên các nhà tầng hai bên nhìn thấy.