Sáng ngày 06/ 07, tại khách sạn Duy Tân - TP Huế, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế phối hợp với Hội VHNT Quảng Bình, Hội VHNT Quảng Trị tổ chức Hội thảo “Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên - Truyền thống và tiếp nối”. Đông đảo văn nghệ sĩ Huế - Quảng Bình - Quảng Trị tham dự.
Bình Trị Thiên - Vùng đất chứng kiến sự chia cắt đất nước trong thời kỳ chiến tranh, ngoài giá trị biểu tượng cho sự thống nhất đất nước còn là một vùng đất mà toàn thể nhân dân, trong đó có văn nghệ sĩ đã chung vai sát cánh xây dựng quê hương, hàn gắn vết thương sau chiến tranh.
![]() |
Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc, Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương phát biểu khai mạc Hội thảo |
Từ năm 1976, mảnh đất Bình Trị Thiên quy tụ một đội ngũ văn nghệ sĩ vừa đông đảo vừa chất lượng từ ba tỉnh sát nhập với chất lượng làm nên thương hiệu Văn nghệ Bình Trị Thiên danh tiếng một thời. Chỉ riêng chuyên ngành văn học, thành phố Huế là điểm hội tụ của một loạt nhà văn, nhà thơ tên tuổi được cả nước biết đến. Cũng chính những nhà văn nhà thơ danh tiếng này đã kích thích, nâng đỡ, tạo điều kiện cho một số cây bút tiềm năng - thế hệ sinh sau 1950 trở thành những nhà văn, nhà thơ có tên tuổi thời Bình Trị Thiên được cả nước biết đến. Một số cây bút thế hệ sau 1970 mới xuất hiện thời Bình Trị Thiên đều ít nhiều thừa hưởng cái bầu không khí văn chương thời này.
![]() |
Nhà văn Nguyễn Khắc Phê xúc động nhớ về thời Văn nghệ Bình Trị Thiên |
Trên lĩnh vực sân khấu, Nghệ sĩ Văn Thanh cho hay: “Từ 1976 đến 1989, đoàn kịch nói Bình Trị Thiên đã xây dựng hàng chục vở diễn, từ những vở về chiến tranh cách mạng đến khát khao xây dựng đổi mới đất nước, từ những tác phẩm kịch kinh điển nổi tiếng trên thế giới đến những vở mang tính thể nghiệm. Sau khi tách tỉnh, đoàn kịch Bình Trị Thiên chính thức chấm dứt, những thành viên trên lĩnh vực sân khấu cũng đã tự chuyển dịch cho mình theo đúng nguyện vọng và khả năng chuyên môn của môi người. Đến nay, các nghệ sĩ có người đã mất, có nghệ sĩ đã thành danh hiện nay vẫn tiếp nối và tiếp tục hoạt động trong các hội văn hóa nghệ thuật của các địa phương”.
![]() |
Nhà văn Văn Lợi _ Nguyên ủy viên BCH Hội Liên hiệp VHNT Bình Trị Thiên Khoá (II, III) |
Sau chia tỉnh 1989, ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế đều đã nhanh chóng ổn định không khí sinh hoạt, sáng tạo cho các văn nghệ sĩ. Các tạp chí Văn học nghệ thuật xuất hiện như: Tạp chí Nhật Lệ, Tạp chí Cửa Việt và Tạp chí Sông Hương nhằm quảng bá giới thiệu văn hóa con người và vùng đất địa phương. Tôn vinh những giá trị đích thực của VHNT Việt Nam, phát hiện những cây bút mới, những người viết có nội lực đi xa. Những người can đảm thử nghiệm, dám chịu cô đơn để sáng tạo...Tất cả nhằm hướng đến sự phát triển VHNT nói chung, tạo điều kiện cho sáng tạo làm đúng sứ mệnh của nó - sứ mệnh truy tìm, tiếp cận và kiến tạo cái mới.
Nhà văn Nguyễn Khắc Phê chia sẻ: " Văn nghệ Bình Trị Thiên là một dòng chảy không thể cắt rời? Không bị chia tách và không quá lệ thuộc vào sự tách nhập...Sau 30 năm, khó mà thống kê hết được gia tài văn nghệ của mỗi tỉnh Quảnh Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Chỉ riêng các tác phẩm được đăng trên các Tạp chí Sông Hương, Nhật Lệ, Cửa Việt nếu có điều kiện tuyển chịn chúng ta cũng sẽ có một bộ sách Văn nghệ Bình Trị Thiên bề thế".
![]() |
Các văn nghệ sĩ Bình Trị Thiên tham dự tham dự Hội thảo |
Nhà nghiên cứu văn học Nguyễn Hoàn, Chủ tịch Hội VHNT Quảng Trị nhận định: “ Quãng thời gian 13 năm (1976-1989) trong mái ấm Bình Trị Thiên đã nuôi dưỡng tình cảm gắn bó giữa những người anh em ruột thịt. Văn nghệ Bình Trị Thiên một thời đã cùng chung tay góp phần hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, ổn định tình hình xã hội trên địa bàn tỉnh. 13 năm văn nghệ Bình Trị Thiên đã đặt nền móng cho sự phát triển của Hội Văn nghệ thời gian sau giải phóng.
![]() |
Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc, Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT, Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương nhấn mạnh: “ Hội thảo “Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên - Truyền thống và tiếp nối” là sự kiện ý nghĩa, biểu hiện tình đoàn kết, gắn bó keo sơn của anh em văn nghệ sĩ Bình Trị Thiên, cũng là dịp để chúng ta nhìn lại hành trang quá khứ, hiện tại đang có những gì, để có thể tiếp những bước chân vững chãi trên con đường phía trước”
Phương Anh
Ngày 28/12/2022, Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam đã họp nhất trí thông qua Giải thưởng Văn học năm 2022 trao cho 5 tác giả và Giải thưởng Tác giả trẻ trao cho 3 tác giả. Nhà văn Lê Vũ Trường Giang đạt giải thưởng Tác giả trẻ năm 2022 với tập truyện ngắn Bạc màu áo ngự.
Sáng ngày 01/01/2023, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình công bố Festival Huế 2023 với hoạt động đầu tiên là tái hiện Lễ Ban Sóc triều Nguyễn. Tham dự có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương; UVTV Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMT tỉnh Nguyễn Nam Tiến; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình.
Chiều 29/12, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tổ chức chương trình tôn vinh văn nghệ sĩ và trao tặng thưởng tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật xuất sắc năm 2022.
Sáng 28/12, Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình Triển lãm sơ kết 02 năm sưu tầm, số hóa, bảo quản, phục hồi và phát huy giá trị tư liệu Hán – Nôm.
Sáng ngày 23/12, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ Khởi công Dự án đường Nguyễn Hoàng và Cầu vượt qua sông Hương, thành phố Huế.
Sáng ngày 21/12, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã tổ chức tổng kết cuộc thi viết “Thừa Thiên Huế trong tôi” dành cho học sinh trung học Thừa Thiên Huế.
Sáng ngày 20/12, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã tổ chức lễ Khai trương Hệ thống vé điện tử và dịch vụ trải nghiệm thực tế ảo XR tại Quần thể Di tích Cố đô Huế.
Chiều 18/12, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tổ chức tổng kết cuộc thi sáng tác ca khúc mới với chủ đề “Tôi yêu Huế” năm 2022.
Sáng 18/12, tại Khu tưởng niệm Anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ (phường An Tây, TP Huế) đã diễn ra lễ dâng hương và kỷ niệm 234 năm Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế và xuất binh đại phá quân Thanh.
Chiều 09/12, Liên hiệp các Hội VHNT TT Huế, Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tại TT Huế, Hội Mỹ thuật TT Huế, trường Đại học Nghệ thuật – Đại học Huế tổ chức Triển lãm kỷ niệm Ngày truyền thống Mỹ thuật Việt Nam.
Chiều ngày 9/12/2022, tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế (Trung tâm Nghệ thuật Điềm Phùng Thị) - số 17 Lê Lợi, thành phố Huế, Gia đình Đại tá Hà Văn Lâu phối hợp với Bảo tàng Mỹ thuật Huế tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm hình ảnh tư liệu và giới thiệu tập sách về cuộc đời và sự nghiệp của “Nhà ngoại giao - Đại tá Hà Văn Lâu: Hồi ức cách mạng trong kỷ niệm”. Hoạt động diễn ra nhân kỷ niệm 104 năm Ngày sinh của Nhà Ngoại giao - Đại tá Hà Văn Lâu (9/12/1918 - 9/12/2022).
Ngày 6/12, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội thảo khoa học: “Văn hóa Champa trên đất Thừa Thiên Huế”. Tham dự có đồng chí Nguyễn Thanh Bình – UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chiều ngày 30/11, Đồng chí Nguyễn Thị Ái Vân, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh đã chủ trì cuộc họp báo thông báo về kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh khóa VIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Trung tâm Festival Huế vừa tổ chức cuộc thi ảnh, video “Dấu ấn Festival Huế 2022” nhằm tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đẹp, khoảnh khắc ấn tượng của các lễ hội xuyên suốt Festival Huế bốn mùa 2022 đến với du khách, bạn bè trong nước và quốc tế.
Tối 25/11, tại Ngọ Môn Huế đã diễn ra chương trình nghệ thuật “Vũ khúc giao hòa”. Chương trình do Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế phối hợp với Hiệp hội Múa Gyeonggi Hàn Quốc thực hiện.
Ngày 24/11/2022, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã có thông báo kết quả tuyển dụng viên chức vào làm việc tại Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế năm 2022.
Sáng ngày 14/11, Hội Nghiên cứu và phát triển di sản văn hóa Huế đã tổ chức kỷ niệm hai năm hoạt động của Hội. Tham dự có Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ cùng đông đảo văn nghệ sĩ, trí thức Huế.