Sáng ngày 06/ 07, tại khách sạn Duy Tân - TP Huế, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế phối hợp với Hội VHNT Quảng Bình, Hội VHNT Quảng Trị tổ chức Hội thảo “Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên - Truyền thống và tiếp nối”. Đông đảo văn nghệ sĩ Huế - Quảng Bình - Quảng Trị tham dự.
Bình Trị Thiên - Vùng đất chứng kiến sự chia cắt đất nước trong thời kỳ chiến tranh, ngoài giá trị biểu tượng cho sự thống nhất đất nước còn là một vùng đất mà toàn thể nhân dân, trong đó có văn nghệ sĩ đã chung vai sát cánh xây dựng quê hương, hàn gắn vết thương sau chiến tranh.
![]() |
Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc, Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương phát biểu khai mạc Hội thảo |
Từ năm 1976, mảnh đất Bình Trị Thiên quy tụ một đội ngũ văn nghệ sĩ vừa đông đảo vừa chất lượng từ ba tỉnh sát nhập với chất lượng làm nên thương hiệu Văn nghệ Bình Trị Thiên danh tiếng một thời. Chỉ riêng chuyên ngành văn học, thành phố Huế là điểm hội tụ của một loạt nhà văn, nhà thơ tên tuổi được cả nước biết đến. Cũng chính những nhà văn nhà thơ danh tiếng này đã kích thích, nâng đỡ, tạo điều kiện cho một số cây bút tiềm năng - thế hệ sinh sau 1950 trở thành những nhà văn, nhà thơ có tên tuổi thời Bình Trị Thiên được cả nước biết đến. Một số cây bút thế hệ sau 1970 mới xuất hiện thời Bình Trị Thiên đều ít nhiều thừa hưởng cái bầu không khí văn chương thời này.
![]() |
Nhà văn Nguyễn Khắc Phê xúc động nhớ về thời Văn nghệ Bình Trị Thiên |
Trên lĩnh vực sân khấu, Nghệ sĩ Văn Thanh cho hay: “Từ 1976 đến 1989, đoàn kịch nói Bình Trị Thiên đã xây dựng hàng chục vở diễn, từ những vở về chiến tranh cách mạng đến khát khao xây dựng đổi mới đất nước, từ những tác phẩm kịch kinh điển nổi tiếng trên thế giới đến những vở mang tính thể nghiệm. Sau khi tách tỉnh, đoàn kịch Bình Trị Thiên chính thức chấm dứt, những thành viên trên lĩnh vực sân khấu cũng đã tự chuyển dịch cho mình theo đúng nguyện vọng và khả năng chuyên môn của môi người. Đến nay, các nghệ sĩ có người đã mất, có nghệ sĩ đã thành danh hiện nay vẫn tiếp nối và tiếp tục hoạt động trong các hội văn hóa nghệ thuật của các địa phương”.
![]() |
Nhà văn Văn Lợi _ Nguyên ủy viên BCH Hội Liên hiệp VHNT Bình Trị Thiên Khoá (II, III) |
Sau chia tỉnh 1989, ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế đều đã nhanh chóng ổn định không khí sinh hoạt, sáng tạo cho các văn nghệ sĩ. Các tạp chí Văn học nghệ thuật xuất hiện như: Tạp chí Nhật Lệ, Tạp chí Cửa Việt và Tạp chí Sông Hương nhằm quảng bá giới thiệu văn hóa con người và vùng đất địa phương. Tôn vinh những giá trị đích thực của VHNT Việt Nam, phát hiện những cây bút mới, những người viết có nội lực đi xa. Những người can đảm thử nghiệm, dám chịu cô đơn để sáng tạo...Tất cả nhằm hướng đến sự phát triển VHNT nói chung, tạo điều kiện cho sáng tạo làm đúng sứ mệnh của nó - sứ mệnh truy tìm, tiếp cận và kiến tạo cái mới.
Nhà văn Nguyễn Khắc Phê chia sẻ: " Văn nghệ Bình Trị Thiên là một dòng chảy không thể cắt rời? Không bị chia tách và không quá lệ thuộc vào sự tách nhập...Sau 30 năm, khó mà thống kê hết được gia tài văn nghệ của mỗi tỉnh Quảnh Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Chỉ riêng các tác phẩm được đăng trên các Tạp chí Sông Hương, Nhật Lệ, Cửa Việt nếu có điều kiện tuyển chịn chúng ta cũng sẽ có một bộ sách Văn nghệ Bình Trị Thiên bề thế".
![]() |
Các văn nghệ sĩ Bình Trị Thiên tham dự tham dự Hội thảo |
Nhà nghiên cứu văn học Nguyễn Hoàn, Chủ tịch Hội VHNT Quảng Trị nhận định: “ Quãng thời gian 13 năm (1976-1989) trong mái ấm Bình Trị Thiên đã nuôi dưỡng tình cảm gắn bó giữa những người anh em ruột thịt. Văn nghệ Bình Trị Thiên một thời đã cùng chung tay góp phần hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, ổn định tình hình xã hội trên địa bàn tỉnh. 13 năm văn nghệ Bình Trị Thiên đã đặt nền móng cho sự phát triển của Hội Văn nghệ thời gian sau giải phóng.
![]() |
Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc, Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT, Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương nhấn mạnh: “ Hội thảo “Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên - Truyền thống và tiếp nối” là sự kiện ý nghĩa, biểu hiện tình đoàn kết, gắn bó keo sơn của anh em văn nghệ sĩ Bình Trị Thiên, cũng là dịp để chúng ta nhìn lại hành trang quá khứ, hiện tại đang có những gì, để có thể tiếp những bước chân vững chãi trên con đường phía trước”
Phương Anh
Chiều 24/3, tại phòng triển lãm Trường đại học Nghệ thuật Huế, Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tại Thừa Thiên Huế và Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế khai mạc triển lãm mỹ thuật trẻ lần thứ VI.
Sáng ngày ngày 23/3, Tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế (Trung tâm Nghệ thuật Điềm Phùng Thị đã diễn ra buổi khai mạc triển lãm mỹ thuật với chủ đề “ Đồng vọng” của họa sĩ Lê Văn Nhường.
Chiều 22/3, Tạp chí Sông Hương phối hợp với Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, Vườn Trúc Chỉ và Công ty Sách Thiện Tri Thức tổ chức chương trình giới thiệu tác phẩm Bùi Giáng – Một đời thơ của Dịch giả, nhà văn Bửu Ý.
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế vừa công bố thể lệ Cuộc thi “Ý tưởng thiết kế cầu đi bộ vượt qua Hộ Thành hào nối Thượng thành”.
Sáng ngày 19/3, tại Trung tâm Văn hóa -Thể thao phường Hương Vinh, thành phố Huế, UBND tỉnh tổ chức Lễ phát động Ngày Chủ nhật xanh năm 2023 với chủ đề “Hãy hành động để Thừa Thiên Huế thêm xanh - sạch - sáng”. Dự lễ phát động có các đồng chí: Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và thành phố Huế.
Chiều 18/3, tại không gian Flamink Artspace (50 Nguyễn Chí Diểu, TP Huế), đã diễn ra triển lãm “Cửa gió phai” của hoạ sĩ Đặng Mậu Triết. Đây là triển lãm cá nhân lần thứ 13, đánh dấu 40 năm hoạt động mỹ thuật của họa sĩ.
Sáng 18/3, tại phòng triển lãm Trường Đại học Nghệ thuật Huế, Khoa Sư phạm Mỹ thuật tổ chức khai mạc triển lãm Mỹ thuật “ Nét Huế 2”.
Rạng sáng 17/3, tại đàn Xã Tắc (phường Thuận Hòa, TP Huế), Trung tâm Bảo tồn di tích (BTDT) Cố đô Huế tổ chức lễ tế Xã Tắc năm 2023 cầu Quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhân dân no ấm.
Chiều ngày 15/3, tại Viện Pháp tại Huế đã diễn ra triển lãm “Dòng chảy” do Viện Pháp tại Huế phối hợp với Khoa Mỹ thuật tạo hình – Trường đại học Nghệ thuật, Đại học Huế tổ chức. Tham dự triển lãm có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Phan Ngọc Thọ.
Chiều ngày 14/3, tại TP Huế, Thành ủy Huế kết hợp với Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức Hội thảo “ Bảo tồn, phát huy phong tục tập quán và hệ giá trị văn hóa, con người Huế.
Ủy ban nhân dân tỉnh vừa ban hành kế hoạch về việc tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 năm 2023 tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sáng 12/3, tại nhà thờ họ Đặng làng Thanh Lương (phường Hương Xuân, Hương Trà, Thừa Thiên Huế) đã diễn ra Lễ dâng hương tưởng niệm cụ Đặng Huy Trứ - ông tổ nghề Nhiếp ảnh.
Chiều ngày 8/3 tại Lan Viên Cố Tích – Bảo tàng Gốm Cổ Sông Hương (120 Nguyễn Phúc Nguyên, TP. Huế) đã diễn ra buổi khai mạc triển lãm ảnh “Trịnh Công Sơn – Lần đầu gặp lại”.
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế vừa có thông báo sẽ miễn vé tham quan cho nữ du khách mặc áo dài truyền thống đến tham quan di tích vào Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.
Sáng ngày 03/3, tại phố đêm Hoàng thành Huế, Ban thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức khai mạc “Ngày hội áo dài và lễ hội ẩm thực Huế năm 2023”.
UBND thành phố Huế vừa có kế hoạch tổ chức Festival Nghề truyền thống Huế lần thứ 9 năm 2023 với chủ đề “Tinh hoa Nghề Việt”. Đây là sự kiện lớn để thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên Huế gìn giữ và phát huy giá trị nghề truyền thống; tăng cường quảng bá, kích cầu du lịch; nâng tầm hình ảnh và vị thế của Huế.
Hướng đến kỷ niệm 113 năm Ngày Quốc tế phụ nữ (8/3/1910 – 8/3/2023), Trung ương Hội Liện hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động “Tuần lễ Áo dài” trên toàn quốc.
Chiều ngày 28/02, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức cuộc thi phát động cuộc thi thơ với chủ đề “Thơ Huế 2023”.