Sáng ngày 06/ 07, tại khách sạn Duy Tân - TP Huế, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế phối hợp với Hội VHNT Quảng Bình, Hội VHNT Quảng Trị tổ chức Hội thảo “Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên - Truyền thống và tiếp nối”. Đông đảo văn nghệ sĩ Huế - Quảng Bình - Quảng Trị tham dự.
Bình Trị Thiên - Vùng đất chứng kiến sự chia cắt đất nước trong thời kỳ chiến tranh, ngoài giá trị biểu tượng cho sự thống nhất đất nước còn là một vùng đất mà toàn thể nhân dân, trong đó có văn nghệ sĩ đã chung vai sát cánh xây dựng quê hương, hàn gắn vết thương sau chiến tranh.
![]() |
Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc, Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương phát biểu khai mạc Hội thảo |
Từ năm 1976, mảnh đất Bình Trị Thiên quy tụ một đội ngũ văn nghệ sĩ vừa đông đảo vừa chất lượng từ ba tỉnh sát nhập với chất lượng làm nên thương hiệu Văn nghệ Bình Trị Thiên danh tiếng một thời. Chỉ riêng chuyên ngành văn học, thành phố Huế là điểm hội tụ của một loạt nhà văn, nhà thơ tên tuổi được cả nước biết đến. Cũng chính những nhà văn nhà thơ danh tiếng này đã kích thích, nâng đỡ, tạo điều kiện cho một số cây bút tiềm năng - thế hệ sinh sau 1950 trở thành những nhà văn, nhà thơ có tên tuổi thời Bình Trị Thiên được cả nước biết đến. Một số cây bút thế hệ sau 1970 mới xuất hiện thời Bình Trị Thiên đều ít nhiều thừa hưởng cái bầu không khí văn chương thời này.
![]() |
Nhà văn Nguyễn Khắc Phê xúc động nhớ về thời Văn nghệ Bình Trị Thiên |
Trên lĩnh vực sân khấu, Nghệ sĩ Văn Thanh cho hay: “Từ 1976 đến 1989, đoàn kịch nói Bình Trị Thiên đã xây dựng hàng chục vở diễn, từ những vở về chiến tranh cách mạng đến khát khao xây dựng đổi mới đất nước, từ những tác phẩm kịch kinh điển nổi tiếng trên thế giới đến những vở mang tính thể nghiệm. Sau khi tách tỉnh, đoàn kịch Bình Trị Thiên chính thức chấm dứt, những thành viên trên lĩnh vực sân khấu cũng đã tự chuyển dịch cho mình theo đúng nguyện vọng và khả năng chuyên môn của môi người. Đến nay, các nghệ sĩ có người đã mất, có nghệ sĩ đã thành danh hiện nay vẫn tiếp nối và tiếp tục hoạt động trong các hội văn hóa nghệ thuật của các địa phương”.
![]() |
Nhà văn Văn Lợi _ Nguyên ủy viên BCH Hội Liên hiệp VHNT Bình Trị Thiên Khoá (II, III) |
Sau chia tỉnh 1989, ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế đều đã nhanh chóng ổn định không khí sinh hoạt, sáng tạo cho các văn nghệ sĩ. Các tạp chí Văn học nghệ thuật xuất hiện như: Tạp chí Nhật Lệ, Tạp chí Cửa Việt và Tạp chí Sông Hương nhằm quảng bá giới thiệu văn hóa con người và vùng đất địa phương. Tôn vinh những giá trị đích thực của VHNT Việt Nam, phát hiện những cây bút mới, những người viết có nội lực đi xa. Những người can đảm thử nghiệm, dám chịu cô đơn để sáng tạo...Tất cả nhằm hướng đến sự phát triển VHNT nói chung, tạo điều kiện cho sáng tạo làm đúng sứ mệnh của nó - sứ mệnh truy tìm, tiếp cận và kiến tạo cái mới.
Nhà văn Nguyễn Khắc Phê chia sẻ: " Văn nghệ Bình Trị Thiên là một dòng chảy không thể cắt rời? Không bị chia tách và không quá lệ thuộc vào sự tách nhập...Sau 30 năm, khó mà thống kê hết được gia tài văn nghệ của mỗi tỉnh Quảnh Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Chỉ riêng các tác phẩm được đăng trên các Tạp chí Sông Hương, Nhật Lệ, Cửa Việt nếu có điều kiện tuyển chịn chúng ta cũng sẽ có một bộ sách Văn nghệ Bình Trị Thiên bề thế".
![]() |
Các văn nghệ sĩ Bình Trị Thiên tham dự tham dự Hội thảo |
Nhà nghiên cứu văn học Nguyễn Hoàn, Chủ tịch Hội VHNT Quảng Trị nhận định: “ Quãng thời gian 13 năm (1976-1989) trong mái ấm Bình Trị Thiên đã nuôi dưỡng tình cảm gắn bó giữa những người anh em ruột thịt. Văn nghệ Bình Trị Thiên một thời đã cùng chung tay góp phần hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, ổn định tình hình xã hội trên địa bàn tỉnh. 13 năm văn nghệ Bình Trị Thiên đã đặt nền móng cho sự phát triển của Hội Văn nghệ thời gian sau giải phóng.
![]() |
Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc, Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT, Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương nhấn mạnh: “ Hội thảo “Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên - Truyền thống và tiếp nối” là sự kiện ý nghĩa, biểu hiện tình đoàn kết, gắn bó keo sơn của anh em văn nghệ sĩ Bình Trị Thiên, cũng là dịp để chúng ta nhìn lại hành trang quá khứ, hiện tại đang có những gì, để có thể tiếp những bước chân vững chãi trên con đường phía trước”
Phương Anh
Sáng ngày 12/10, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi gặp mặt doanh nghiệp nhân ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10). Tham dự có đồng chí Nguyễn Văn Phương – Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UHND tỉnh Thừa Thiên Huế, đại diện các Sở ban ngành cùng hơn 200 đại diện các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Tối 08/10, tại sân khấu Điện Thái Hòa - Đại nội Huế, Trung tâm BTDT Cố đô Huế tổ chức chương trình nghệ thuật “Hương sắc mùa Thu”. Chương trình nằm trong chuỗi Festival Huế Bốn mùa và đây cũng là sự kiện khép lại Festival Huế mùa Thu 2022.
Chiều ngày 08/10, tại Quốc Tử Giám Huế, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ tuyên dương "Học sinh danh dự toàn trường" năm học 2021 - 2022.
Sáng 08/10, tại Quảng trường Ngọ Môn – Đại Nội Huế, Hội LHPN Thừa Thiên Huế tổ chức trình diễn Dân vũ với chủ đề “ Xinh tươi Việt Nam”.
Nhân kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và 12 năm Ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10), Sáng ngày 5/10, tại Nghênh Lương Đình, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh tổ chức Tuần hành “Áo dài với giao thông xanh”. Đây là chương trình khởi động cho chuỗi Ngày Hội áo dài từ 05-15/10/2022 với chủ đề "Một thoáng quê hương”.
Giải thưởng sách quốc gia lần thứ 5 năm 2022 vừa diễn ra tại Hà Nội, Ban tổ chức đã trao 1 giải A, 9 giải B và 16 giải C.
Trong khuôn khổ hợp tác văn hóa Pháp - Việt, chiều 03/10, Viện Pháp tại Huế và Trung tâm Nghệ thuật Trúc chỉ Việt Nam tổ chức triển lãm “Ngẫu liên” với các tác phẩm được thực hiện bởi hai nghệ sĩ Pháp và Việt Nam, Dominique Rousseau và Phan Hải Bằng. Tham dự có ông Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy.
Chiều ngày 30/9, tại Quãng trường Ngọ Môn Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức lễ trao giải và khai mạc Triển lãm tác phẩm cuộc thi “Thiết kế cảnh quan Eo Bầu – Thượng Thành phía Nam” và Ký họa kiến trúc chủ đề “Nam Kinh thành Huế - Dấu ấn thời đại”.
Sáng ngày 28/9, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương đã đi kiểm tra tình hình thiệt hại do cơn bão số 4 (bão Noru) gây ra, đồng thời chỉ đạo các địa phương, đơn vị tập trung lực lượng khắc hậu quả do mưa bão.
Sáng ngày 26/9, tại cuộc họp khẩn phòng chóng bão, Đại tá Nguyễn Thanh Tuấn, Giám đốc Công an tỉnh chỉ đạo Công an các đơn vị địa phương triển khai tăng cường lực lượng về địa bàn cơ sở nắm tình hình, tham mưu, phối hợp thực hiện các công việc theo chỉ đạo của cấp uỷ chính quyền địa phương. Trong đó, chủ động nắm chắc tình hình, xác định ngay khu vực trọng điểm ven biển, đầm phá, hồ đập, ven suối, khu vực có nguy cơ sạt lở.. để nắm hộ, nắm người và triển khai di dời, sơ tán dân.
Ngày 26/9/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc tập trung ứng phó khẩn cấp với bão số 4, Sở GD&ĐT có Công văn cho học sinh nghỉ học để phòng chống bão số 4.
Để chủ động ứng phó kịp thời, hiệu quả, hạn chế thiệt hại do bão và mưa lũ sau bão, ngày 26/9/2022, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Công điện số 08/CĐ-UBND yêu cầu Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, các sở, ban, ngành có liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế tập trung chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó bão số 4 theo phương châm “bốn tại chỗ” với tinh thần khẩn trương, quyết liệt nhất.
Ngày 24/9/2022 Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công điện gửi các đơn vị, địa phương, chủ hồ đập về công tác ứng phó bão Noru.
Trước tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai có xu thế phức tạp, cực đoan, bất thường, mưa lớn, ngập lụt cục bộ, lũ quét, sạt lở đất có thể còn tiếp tục xảy ra. Nhằm chủ động ứng phó trước mùa mưa lũ, ngày 23/9, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã có Công điện số 07/CĐ-UBND về việc chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
Sáng ngày 23/9, phòng tranh triển lãm “ A! Ngày xưa” đã đón các em học sinh trường Tiểu học Lê Lợi đến tham quan và giao lưu với họa sĩ Đặng Mậu Tựu.
Ngày 19 tháng 9, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã có thông báo về việc tuyển dụng viên chức vào làm việc tại Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế năm 2022.
Sáng ngày 20/9, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hội Khuyến học tỉnh phối hợp với Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) chi nhánh Thừa Thiên Huế và Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ trao học bổng "Vì em hiếu học" năm học 2022 -2023.
Chiều 18/9, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức gặp mặt toàn thể hội viên nhân kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế (18/9/1945 - 18/9/2022). Đến tham dự buổi lễ có ông Nguyễn Khoa Điềm - Nguyên UVTW Đảng, nguyên Trưởng Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương; ông Nguyễn Minh Nhựt - Vụ trưởng Vụ Văn hóa Văn nghệ - Ban Tuyên giáo Trung ương; ông Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chiều 16/9, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Trao giải và khai mạc triển lãm ảnh nghệ thuật "Huế - Những góc nhìn mới lần thứ IV" năm 2022.
Chủ tịch UBND tỉnh vừa ban hành Công văn yêu cầu các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế và các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.