Phạm Tấn Hầu - Trần Thị Tường Vy - Hồ Đăng Thanh Ngọc
PHẠM TẤN HẦU
Bài ca khi rời căn gác
Để nhớ anh Đinh Cường
Bỏ lại căn gác này
cho dãy hành lang sâu hút
theo những tháng năm
đã mất
trong hình dáng bạn bè
với Đinh Cường và Nguyễn Hữu Đống, Kim Long
và ai nữa
mang đi đâu
một phần câu chuyện.
Bỏ lại những cơn mưa
làm rối loạn cuộc hẹn hò
Mưa tới lui
vỗ vào giữa quãng ba
của cây đàn chàng du ca
để lại
cùng toan, màu, khung ảnh…
và ba bông hồng vàng
ngắt ra từ đêm tối
tựa như ai đã hóa thân
trong chuyến trở về thầm lặng.
Hỏi rằng: Ai đó? Còn không?
Thứ lửa nào cho loài chim phượng
Còn không? Nỗi đơn độc nhuốm màu sợ hãi
vì lũ cú đêm chừng muốn lấy đi
câu chuyện của chúng ta
âm nhạc của chúng ta
theo cách chúng lấy đi
những xác chết.
Có lẽ, cần phải nhớ hết.
Là tất cả, có phải không? Những người bạn
đã cùng tôi
đi qua hết dãy hành lang sâu hút này
chỉ để chia sẻ được bao điều
còn là mơ ước
Để vẽ nên, để hát
Để chỉ sống, và
có thể chết đi, trọn vẹn
là giữa bạn bè.
Người đi trong tuyết - tranh Đinh Cường
TRẦN THỊ TƯỜNG VY
Thương tiếc Đinh Cường
Cứ tưởng rằng Anh sẽ bất tử
nào ngờ Anh vẫn ra đi
như bao nhiêu người khác
những người không phải là họa sĩ
những người không phải là thi sĩ.
Anh là Bạn thân của chồng tôi
Cố họa sĩ Bửu Chỉ
những ngày ở Huế
Những ngày ở Sài Gòn
Anh và Chồng tôi cởi áo ở trần
Cật lực sáng tác giữa mùa hè
hay giữa mùa thu
tôi không nhớ nữa
Chỉ nhớ sau khi chồng tôi đi vào tranh vẽ
Anh là người nhắc tới chồng tôi nhiều nhất
Mười ba năm trời
Anh làm biết bao bài thơ
Anh vẽ biết bao bức họa
thân tặng và nhắc nhở
ngỡ như chồng tôi vẫn sống ở đời.
Bài thơ cuối cùng của Anh
ngày 3 tháng đầu năm 2016
trước 4 ngày trút hơi thở cuối cùng
vẫn là bài thơ Anh gởi tặng chồng tôi
Ngày đó Anh thấy chồng tôi đứng bên Anh
bên giá vẽ cuối cùng
hay là Anh thấy chồng tôi cùng đứng với Anh
với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn với thi sĩ Thái Ngọc San
với Anh Bửu Ý và bao nhiêu người bạn thân thiết khác
Anh từng vẽ chân dung hay làm thơ tặng.
những ngày cuối cùng Anh làm thơ
để cho quên nỗi đau căn bệnh quái ác
Suốt một đời Anh sống nhẹ nhàng
Giờ này chắc chắn Anh đương vui
Cùng với các nhà danh họa cổ kim
Michel Ange, Picasso vân vân tôi không nhớ hết…
Khi còn sống Anh đối với chúng tôi
- tôi và các con tôi -
như người trong một gia đình thân thiết
Anh đã giã từ cõi tạm
Tôi gởi mấy hàng này mong được đốt lên cho Anh xem thấy
như những ngày Anh về Huế
Anh luôn nhớ cùng tôi đi thăm mộ Bạn
nhìn khói tro vàng giấy bay lên
nhẹ nhàng như một cuộc Trở về
HỒ ĐĂNG THANH NGỌC
Ngày họa sĩ Đinh Cường ở Gác Trịnh
những người bạn đã theo anh về
từ ký ức 1964
Trịnh Công Sơn, Bửu Ý, Bùi Giáng, Bửu Chỉ…
trong “Căn nhà của những gã lang thang”
với bức tường gạch đỏ
lô nhô những chai lọ, ly tách ngổn ngang
trong một thời cuộc ngổn ngang
chỉ có những con chim lửa
đã bay lên hót vang
cùng những câu thơ giấu trong vòm long não
và nét vẽ bày biện cuộc chơi trên toan trắng
những ám ảnh phận người
sỏi đá có buồn không?
đã vẽ và đã khóc
như đã hát và đã khóc
giấu sau nét cọ giọng trầm buồn
thoáng dáng qua cầu guộc gầy Dao Ánh
đi về trong toa tàu thế giới chưa dừng lại
và bây giờ chiếc ghế và ba bông hồng vàng
ngồi yên ở đó
ru lại những ngày gần
ru lại tình yêu
ru lại
và bây giờ anh ngồi đó từ chín giờ sáng ngày hăm hai
trong không gian ký ức xám tro tháng mười một
trên chiếc ban công ngày xưa
còn lưu bóng hình người bạn nhạc sĩ ôm đàn
chiếc áo phai màu của anh đang nói
chuyện về những vòm long não
cuộc đối thoại với kỷ niệm
đối thoại cùng một
H-u-ế
với tháng ngày
cũ xưa Siphani
đã rời đi hôm qua
cuộc sống nhiều khi là sự về lại
và gió đã ngược về ngắm anh
nụ cười hiền như nhánh sương Blao xưa
vọng từ hố thẳm
khoảng nâu trầm tiếng chuông nhà thờ Dran
gọi những giấc mơ phố núi
đánh thức những con chim mỏ đỏ
cùng dạo chơi những dạ khúc vĩ cầm
đã vang vọng trong bầu trời
H-u-ế Nostalgia
và rồi anh sẽ không còn ở đó
như những cánh chim thiên di của anh
“như là mây giang hồ”
để lại một vết trắng mù khơi
của những tiếng vọng huyền thoại
từ những bước chân xưa
hình như đang rưng rức mùa đông chiều
đổ bóng đỏ trên cầu Phủ Cam
qua dòng đêm An Cựu xanh
rồi cháy lên cùng cây lá
Gác Trịnh, hoàng hôn 24 tháng 11 năm 2013
Người ngồi tịch lặng - tranh Đinh Cường
(TCSH335/01-2017)
Nguyễn Đạt - Lê Ngã Lễ - Nguyễn Đông Nhật - Xuân Cao - Từ Hoài Tấn - Tôn Phong
PHAN ĐẠO
Đinh Cường - Anh Túc - Trần Hoàng Vy - Trần Hữu Lục - Nguyễn Thiền Nghi - Đông Hương - Thanh Trắc Nguyễn Văn
ĐỖ TẤN ĐẠT
Thái Kim Lan - Nguyễn Đặng Mừng - Đông Hương
Tuệ Lam - Nguyễn Việt Chiến - Nguyễn Hồng Hạnh - Phạm Bá Thịnh - Võ Quê - Nguyen Su Tu
LGT: Thông Thanh Khánh - người bạn Chăm mới đến với trang thơ Sông Hương vốn là nhà nghiên cứu và giảng dạy văn hóa Chăm ở một số trường Đại học phía Nam.
PHAN TRUNG THÀNH
Trần Phương Kỳ - Phương Uy - Lê Thu Thùy - Lê Hưng Tiến - Trần Thu Hà - Đức Phổ - Hồng Vinh - Nguyễn Thiện Đức - Lê Hà Ngân
PHẠM XUÂN PHỤNG
TỪ HOÀI TẤN
LTS: Nhà thơ Phạm Thị Phương Thảo bước vào làng thơ từ rất sớm, nhưng phải đến sau này chị mới cho xuất bản những ấn phẩm: “Dòng sông khát vọng” (thơ - Nxb. Văn học 2010), “Hoa nắng” (thơ - Nxb. Văn học 2011), “Trao em mùa hạ” (thơ - Nxb. Hội Nhà văn 2012), “Khúc ru nơi lưng núi” (thơ - Nxb. Hội Nhà văn 2012), “Hà Nội dấu yêu” (tản văn - Nxb. Hội Nhà văn 2013).
TRẦN ĐỨC LIÊM
Vân Nguyễn - Phạm Trường Thi - Hồ Đắc Thiếu Anh - Đông Hương - Phan Như
Phạm Ngọc Túy - Hà Duy Phương - Ngô Thị Ý Nhi - Phan Lệ Dung - Lê Vĩnh Thái - Đức Sơn - Nguyễn Hoàng Thọ - Mai Văn Phấn - Huỳnh Ngọc Thương - Lan Hoàng Miên
DUY TỪ
ĐINH THỊ NHƯ THÚY
LGT: Sinh tháng 10, tuổi con Ngựa, là tác giả truyện ngắn với tên thật Vũ Thanh Lịch, Nguyễn Hải Minh là bút danh dành cho thơ, chị hiện công tác tại Hội VHNT Ninh Bình. Hải Minh làm thơ lúc 16 tuổi, thơ của chị ăm ắp hơi thở của núi, vị mặn của biển, cùng những vui buồn mê thức trong cõi tình, cõi người mang mang… và cũng có lúc mê đắm, mải miết như con ngựa hoang rong ruổi qua từng cung bậc cảm xúc. Nhân ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, xin giới thiệu đến bạn đọc chùm thơ tác giả trẻ Nguyễn Hải Minh.
Tường Thi (gt)
LTS: “Niềm đam mê vô tận của tôi là đọc, làm thơ, viết văn và khao khát đến cháy bỏng là có đủ thời gian để thực hiện niềm đam mê ấy”. Khát khao ấy đã đi cùng năm tháng với nữ thi sĩ Vũ Thiên Kiều từ khi còn là cô học trò giỏi văn toàn quốc (1985), cho đến hôm nay, khi công tác tại Ban Dân vận huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang.