Triệu Nguyên Phong - Nguyễn Văn Vinh - Lê Viết Xuân
Minh họa: Đặng Mậu Tựu
TRIỆU NGUYÊN PHONG
Ký ức xanh*
Có những lần
Con đứng dưới mưa
Đợi chờ cha mây cũng sà xuống thấp
Gió vẫn hát lời ru lắng sâu vào tiềm thức
Ký ức xanh trong muôn thuở vẫn còn.
Có những lần
Ngồi đếm tháng năm qua
Cái nồi nhỏ mẹ hấp toàn khoai sắn
Nhớ vắt cơm mẹ nhường ra mặt trận
Con lần tìm run rẩy mẹ xanh cao
Có những lần
Ngày tháng đạn bom
Gom xót xa rải đầy trong gió
Sợi nắng mưa víu vào hương tóc cỏ
Con cúi mình nhặt nức nở lời thương
Bước bình yên
Đi khắp các nẻo đường
Đếm vòng xoay con chờ cha nơi góc quạnh
Chẳng thấy cha về... chiến trận lùi xa.
NGUYỄN VĂN VINH
Em trước biển**
Em trước biển, anh cầu gió lộng
Vén ngày lên, xanh ngát xuân thì
Em trước biển gió tung tóc rối
Môi em cười cong mướt thời gian
Ta chạm vào tháng tư bốc lửa
Nóng thiên đàng và cõi nhân gian
Em cười vành vạnh như trăng
Vai ngang, tóc biếc, tuổi rằm yêu thương
Em chừ tỏa gió muôn phương
Ai đang lạc giữa vô thường thiên thu.
LÊ VIẾT XUÂN
Làng em**
Làng em tích phước lâu rồi
Từ ngày còn bãi đất bồi cỏ hoang
Ông cha tìm đến lập làng
Làm đường, xây bến, tính toan chọn nghề
Đường làng xanh mát bóng tre
Vườn thơm hoa trái gió hè thoảng hương
Mảnh hồn in dấu nhà rường
Gia đình sum họp, xóm thôn vui vầy
Giữa làng cây thị giấc say
Cuối làng lò gốm đêm ngày lửa reo
Hành trang con cháu mang theo
Vị riêng trái vả… trăng treo bến làng
Ô Lâu con nước dịu dàng
Lời ru của mẹ dâng tràn tin yêu
Ơ hay, điệu lý chiều chiều
Lỡ rơi vướng phải mái chèo người đưa1
Làng em Phước Tích cổ xưa.
---------------
1 Ý thơ Lý Hoài Xuân.
_________________
* Trại sáng tác “Công an Thừa Thiên Huế - Vì bình yên cuộc sống”.
** Trại sáng tác “Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”.
Mai Văn Hoan - Lê Ngã Lễ - Đình Hy - Nguyễn Xuân Tư - Đồng Nguyệt Ái - Đặng Tiến - Sĩ Nhiếp - Lam Kiều - Lê Quốc Hán - Đường Thị Thương - Lê Viết Xuân - Nguyễn Quốc Anh - Nguyễn Thiền Nghi - Quỳnh Như
LTS: ...Với gần 30 công trình nghiên cứu, lý luận - phê bình văn chương có giá trị khoa học, GS. Hà Minh Đức đã trải qua một đời lao lực và giảng dạy để sống, yêu, say và viết... Và không chỉ có thế, GS.Hà Minh Đức còn là tác giả của 3 tập bút ký và 4 tập thơ giàu sự sống thật, giàu phẩm chất nhân văn và thi sĩ.Thơ Hà Minh Đức nồng ấm tình đời, tình người; nhưng với tình yêu, ẩn chứa bên trong buồn thương và đơn độc. Nỗi sầu xứ và những hoài niệm ngày xanh qua từng “giọt nghĩ trong đêm” của tác giả đã làm nên những dư âm buồn xa và những thao thức thơ chăng mắc lòng người.Sông Hương xin trân trọng giới thiệu chùm thơ mới của tác giả.
Ngọc Tuyết - Ngô Thiên Thu - Tuệ Nguyên - Phạm Trường Thi - Lưu Xông Pha
Lâm Thị Mỹ Dạ - Lê Khánh Mai - Thu Nguyệt - Phan Thị Thanh Nhàn - Song Hảo - Nguyễn Thị Hồng - Trần Thị Trường - Phạm Thị Anh Nga - Thuý Nga - Châu Thu Hà - Phan Dịu Hiền - Dương Bích Hà - Lê Hoàng Anh - Ninh Giang Thu Cúc - Lê Minh Nguyệt - Nguyễn Đăng Chế
Sinh tại Ngọc Hà, Ba Đình, Hà NộiHội viên Hội Nhà văn Hà NộiCác tập thơ đã in: + Gửi con lời ru + Em đi ngang chiều gió + Cỏ mặt trờiCác giải thưởng: + Giải nhất cuộc thi thơ Trung tâm Văn hoá Q 3, TP.HCM + Giải ba cuộc thi thơ lục bát Tuần báo Văn nghệ
Trần Hoàng Phố - Vũ Thị Khương - Trần Hữu Lục - Lê Tấn Quỳnh - Bùi Đức Vinh - Nguyễn Công Bình - Ngô Cang - Văn Lợi - Hà Huy Hoàng - Nguyễn Ngọc Hạnh
Thần Đinh uy nghiêm kiêu dũngThanh tao tạc dáng bên trờiĐế vương ngầm ghen thế núiVung roi phạt BÁT NGHĨA SƠN...
Họ và tên đầy đủ: Nguyễn Công Nam - Sinh 1953Bút danh: Công NamQuê: Hùng Tiến - Nam Đàn - Nghệ AnLà hội viên HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT HẢI PHÒNGTác phẩm đã xuất bản: - TIẾNG VỌNG ĐÊM MƯA -Thơ (NXB Hải Phòng). - Giải thưởng cuộc thi thơ 2001 - 2003 của TCSH.
Trên bầu trời, một vì sao đỏ chóiRót ánh sáng vào tháng ngày hấp hốiMáu sao rơiGiọt lịm lưng thềmCây nến tim tôi bùng cháy...
Nguyễn Sĩ Cứ - Võ Thị Hồng Tơ - Hoàng Cầm - Đào Duy Anh - Hoàng Ly Thạch Thảo - Võ Văn Luyến - Phạm Duy Tân
Tên khai sinh: Vương Oanh NhiSinh năm 1947 tại Hải Phòng.Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam .Học viên khoá IV Trường viết văn Nguyễn DuTác phẩm chính: + Lối nhỏ (1988) + Bài mẫu giáo sáng thế(1993)
CHÂU NHONăm 1968 tại mặt trận biên giới Việt - Lào, trung đội chúng tôi sau 3 ngày quần nhau với địch, 3 đồng chí hy sinh và trung đội trưởng bị thương nặng. Trước khi trút hơi thở cuối cùng, đêm đó trung đội trưởng đã “nói chuyện với người yêu” trong cơn mê sảng. Xúc động trước tình cảm đó, tôi đã chuyển lời của người liệt sĩ thành bài thơ gửi về cho người yêu của anh ở hậu phương là cô Lê Thị Ánh, giáo viên cấp I ở một bản thuộc huyện Quế Phong, Nghệ An.
Hà Duyên - Nguyễn Thụy Kha - Nguyễn Thanh Văn - Nguyễn Văn Quang - Phạm Xuân Dũng - Lê Tuấn Lộc - Hồng Thị Vinh
Phạm Tấn Hầu - Lê Ngã Lễ - Lương Ngọc An - Lê Bá Thự - Phạm Thị Anh Nga - Đoàn Mạnh Phương - Trịnh Văn - Nhất Lâm - Hoàng Lê Ân.
NGUYỄN VĂN DINHCâu thơ BácThuở chăn đơn Bác đắp trong hangỐc suối, cơm ngô, nõn chuối ngànThơ Người vẫn viết cho ta đọc"Cuộc đời cách mạng thật là sang".
Nguyễn Trọng Tạo - Diệp Minh Luyện - Nguyễn Việt Tư - Lê Viết Xuân - Trần Lan Vinh - Mai Văn Phấn
Trương Đăng Dung - Văn Công Hùng - Nguyễn Thụy Kha - Văn Công Toàn - Vĩnh Nguyên - Phan Tường Hy
Vũ Thị Huyền - Công Nam - Nguyễn Cảnh Tuấn - Đặng Hiển - Trần Đôn - Nguyễn Văn Hùng - Nguyễn Thị Thái
LTS: Binh đoàn Hương Giang thành lập ngày 17.4.1974, mang tên dòng sông thơ mộng. Sau khi giải phóng Huế, Binh đoàn tham gia chiến dịch thống nhất Tổ quốc, tiến thẳng vào Dinh Độc Lập ngày 30.4.1975. Sống lại những ngày tháng oai hùng đó, Nguyễn Trọng Bính, một sỹ quan của Binh đoàn đã viết trường ca “Nhật ký dòng sông” năm 2008. Tác phẩm này vừa được Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam xếp loại xuất sắc trong đợt sơ kết Cuộc vận động sáng tác tiểu thuyết, trường ca về đề tài Chiến tranh cách mạng và lực lượng vũ trang nhân dân 2006 - 2008. Dưới đây, Sông Hương xin giới thiệu cùng bạn đọc một trong số 11 chương của trường ca này.
CAO XUÂN THÁISinh năm: 1948 - Tại Vương quốc Thái LanVề nước năm 1960Quê quán: Hoa Lư - Ninh BìnhHội viên Hội Nhà văn Việt NamPhó Chủ tịch Hội VHNT Hà Giang - Phó Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Hà Giang.