Từ Hoài Tấn có thơ xuất hiện khá sớm trên báo Văn (miền Nam) khoảng giữa năm 1960. Ngay từ buổi đầu, thơ Từ Hoài Tấn đã có một giọng điệu riêng. Và khác với một số người trong nhóm Nội Dung ngày ấy (như Thái Ngọc San, Mường Mán, Nguyễn Miên Thảo…), Từ Hoài Tấn có vẽ lặng lẽ như sự tách biệt của một con đường độc đạo để đi vào khu rừng nội tâm.
Nhà thơ Từ Hoài Tấn
Từ Hoài Tấn đã xuất bản ba tập thơ cho các thời kỳ khác nhau. Điều này cho thấy năng lực sáng tạo, sự điều chỉnh nguồn thi hứng trước sự thách thức của các khuynh hướng thơ đương đại và những biến cố trong đời. Nhân ra mắt tập thơ “Phục sinh tôi & em” viết trước năm 1975, Sông Hương xin được trích giới thiệu một số bài trong tập thơ này.
Phạm Tấn Hầu giới thiệu
TỪ HOÀI TẤN
Tình duyên tôi
Yêu em một ngày
Trong hầm than cũ thời niên thiếu
Một ngày của ngày xưa
Bằng cả quãng đời sau đó
Yêu em một ngày
Sớm mai rồi em biến mất
Tôi trơ đôi tay không
Những năm còn lại làm sao tìm được
Một hôm tôi gặp em
Trong quán rượu tháng năm
Tôi nói yêu em
Như ngày xưa yêu em một ngày
Em nhìn tôi lạ lùng
Rồi quay lưng đi thẳng
Tôi lầm bầm ôi yêu em có một ngày
Dẫu một ngày mà bằng cả quãng đời sau đó
Những ngày sau cùng tôi gặp em luôn
Trên khắp nẻo đường trên khắp ngõ hẻm
Gặp em giữa đêm khuya
Hay gặp em giữa trưa nồng
Hoặc chiều vừa xế bóng
Tôi cố nhìn hoài không nhận được ra em
Như ngày xưa đã yêu em một ngày
Ôi dẫu yêu em có một ngày
Mà bằng cả quãng đời sau đó
(Huế 1967)
Tặng phẩm người cô đơn
Những nhịp mùa trở đổi như lời hẹn xa xăm vừa mới trở về.
Trên tất cả những chung vui đã sống những hiền hòa đã tan đi,
trong những bóng tối ngả nghiêng mọi con đường, ngàn khoắt
khuya đã ngủ và những tiếng chim đã nghe. Sao trong tối mù
mịt còn lóe lên đốm lửa cuối ngày xanh xuân cháy tận
Mùa mưa cũ em còn nhớ không
Đôi guốc mòn lẹp xẹp đi theo dòng nước nhỏ. Ơi những chiếc lá
khô tội tình trong một buổi chiều buồn
Hàng cây nghe không
Lời gọi đêm trùng
Và ai hát cô đơn dưới trời mưa lũ
Mùa mưa cũ thôi em còn nhớ gì nữa
Những sáng tay ôm những chiều trong mắt
Nắng khơi cho ta mối hy vọng đã nhạt nhòa
Em đốt cho ta những tình tự ngủ lâu đời dưới lớp tro thạch lạnh
Đêm cũng vui như phút chia xa
Hãy nhớ một ngày mai ấy
Đường mưa em bước nhỏ qua sông
Vai cầu buồn trong mùa giá rét
Thôi đã qua rồi những tình mộng cũ
Sao nhịp mùa vẫn trở về hò hẹn trăm năm
Sao những bầy chim không ngừng bay tới
Còn nhớ chi
Tóc dài suối biếc
Mắt thiên thu nở đóa mỵ kiều
Thôi đã qua hết những mùa những năm những tháng những gì
còn vương mãi trong lòng
Con chim đường sớm mai mới hót
Và cây ngu ngơ đứng bên đường mãi mãi dửng dưng làm sao
biết một người suốt đời đi trong trời tăm tối.
(1972)
Ca ngợi mây trắng
Những ngày nghe tiếng chim hồng rộn rã
trên nền trời
Đường ai qua ngập ngừng bước
Lệ sao se thắt trái tim
Mùa không tiếng người xôn xao
Vẫy bàn tay đêm héo úa
Bài hát cũ thì thầm
Ôi không
Không
Giờ đợi mong đã nhạt
Dòng sông xưa ai còn trông
Màu áo trắng thơm ngát chiều gió nổi
Lướt qua đời
Loài mây hoang dạt
Giấc mơ tan đi những mối tình
Lời sao không chết đi
Cười sao không ngạt thở
Lệ sao không chảy buồn trên mắt tượng
Ôi còn chi bóng hình
Cõi đau xưa
Không
Loài chim vẫn hót
Bài ca thiên cổ ấy
(1974)
(SDB12/03-14)
LGT: Khác với những cây bút trẻ cùng thời, Hoàng Thúy đi thẳng vào mạch cảm xúc không qua bước khởi động. Thơ như trạng thái tâm hồn dồn nén, đến thời thì xuất hiện. Điều này hiếm thấy ở một tác giả trẻ. Thơ Hoàng Thúy biểu hiện của vẻ đẹp tự nhiên sâu kín, không phải trau chuốt. Trong trường hợp này thơ chính là hiện tượng linh ứng của con người trước thế giới thiên nhiên và xã hội.
Hoàng Vũ Thuật (gt)
PHAN HOÀNG PHƯƠNG
Nhớ Phùng Quán
NGUYỄN THANH MỪNG
Ngô Minh - Hải Kỳ - Phan Bá Linh - Thế Hùng - Mùi Tịnh Tâm - Nguyễn Văn Phương
HOÀNG VŨ THUẬT
Nguyễn Lãm Thắng - Khaly Chàm - Nguyễn Loan - Huỳnh Minh Tâm - Kai Hoàng
Phạm Quyên Chi là một tác giả trẻ đang sống tại thành phố Quy Nhơn, mới đến lần đầu với Tạp chí Sông Hương. Trong những sáng tác đầu tay, Phạm Quyên Chi từng bộc bạch: “Tôi là một đứa con gái thích tưởng tượng. Dường như những tứ thơ của tôi đã hình thành nên trong những “khoảnh khắc của tưởng tượng” như thế. Tôi cũng không hiểu được chính mình, chỉ có thơ là hiểu tôi…”.
ĐẶNG BÁ TIẾN
NGUYỄN MINH KHIÊM
Nguyễn Thanh Lâm - Từ Quốc Hoài - Hoàng Ngọc Giang
LTS: Lữ Quỳnh là bút hiệu của Phan Ngô, sinh năm 1942 tại Thừa Thiên-Huế. Học sinh Quốc Học - Huế năm 1959 - 1962. Là nhóm bạn với Trịnh Công Sơn, Bửu Ý, Shiphani, Lê Văn Ngăn, Võ Chân Cửu...
ĐINH CƯỜNG
Như tiếng thì thầm vĩnh biệt
Khi hay tin Lê Văn Ngăn mất
(SHO) BẠN VỀ BÊN PHỐ XƯA MƯỜI BỐN NĂM RỒI SAO SƠN.
CHIỀU NAY TÔI ĐI TRÊN PHỐ XƯA GEORGETOWN MÀ NHỚ BẠN
Nguyễn Thị Anh Đào - Lê Vi Thủy - Trần Tịnh Yên - Ngô Hà Phương - Trần Quốc Toàn - Bạch Diệp - Đinh Thị Như Thúy - Hạnh Ngộ - Hạc Thành Hoa
LÊ MINH CHÁNH
VŨ THIÊN KIỀU
VIỆT PHƯƠNG
Nguyễn Đông Nhật - Nhất Lâm - Nguyễn Văn Quang - Trần Hữu Dũng - Đỗ Hàn - Hồ Đắc Thiếu Anh - Mai Văn Hoan - Nguyễn Man Kim - Nguyễn Thị Ngọc Hà - Lưu Ly - Vĩnh Nguyên - Cao Quảng Văn - Ngàn Thương - Nguyễn Đạt - Phan Đạo - Phương Việt - Châu Thu Hà - Nguyễn Hoàng Thọ - Lê Hồ Ngạn
Đông Hà - Phạm Trường Thi - Nguyễn Hoa - Đoàn Mạnh Phương - Văn Công Hùng - Trần Thị Ngọc Mai - Duy Mong - Xuân Thảo - Hồng Vinh - P.N. Thường Đoan - Hoàng Ngọc Châu - Triệu Nguyên Phong - Ngô Thái Dương
PHẠM THỊ PHƯƠNG THẢO
Yếm Đào