LTS: Huyền Thư quê quán Đông Hưng, Thái Bình, hiện đang sinh sống tại Wellington, New Zealand; thơ chị được giới thiệu trên Sông Hương số 325 (3/2016).
Bài thơ Nhớ rất nhiều là nhớ được bao nhiêu? được Huyền Thư viết bằng tiếng Việt và tự chuyển ngữ sang tiếng Anh. Bản dịch tiếng Anh tham dự Cuộc thi thơ trẻ New Zealand 2016 (National Schools Poetry Competition). Đây là cuộc thi thơ dành cho những cây bút trẻ tại New Zealand được tổ chức thường niên bởi Trung tâm Viết văn (International Institute of Modern Letters) của Trường đại học Victoria, thủ đô Wellington (Victoria University of Wellington) từ năm 2003.
Bài thơ của Huyền Thư được trao giải thưởng một trong 10 bài thơ xuất sắc nhất cuộc thi. Giải thưởng cuộc thi vừa được công bố vào ngày 26/08/2016 - Ngày thơ New Zealand.
Giám khảo cuộc thi năm nay là nhà thơ, nhà biên kịch nổi tiếng Anne Kennedy - giảng viên Khoa Sáng tác tại Viện công nghệ Manukau (Manukau Institute of Technology), đã nhận xét về bài thơ của Huyền Thư như sau: “Trong bài thơ Nhớ rất nhiều là nhớ được bao nhiêu? Huyền Thư có nhắc đến thảm họa lũ lụt có sức tàn phá lớn tới một vùng làng quê.
“Nhớ rất nhiều là nhớ được bao nhiêu?
Có biết những buổi xót lòng đôi mùa lũ sông
ngập đồng, lúa chết
Khói rạ chiều quê hun hao gầy mắt biếc
Có cậu bé nhà bên bắt bầy cá diếc
Bỏ tận đáy chum như sợ tuổi thơ đi mất
cuối ngày…”
Bài thơ của Huyền Thư là minh chứng sinh động góp phần quan trọng trong việc thể hiện rằng nghệ thuật có thể giúp con người vực dậy từ những khổ đau: bằng cách trực tiếp so sánh thảm họa với vẻ đẹp - vẻ đẹp của ngôn từ, nhịp điệu và hình ảnh”.
Chúc mừng Huyền Thư và xin giới thiệu đến bạn đọc bài thơ này.
HUYỀN THƯ
How much is too much for remembering?
How much is too much for remembering?
You know the grief when the river flow wiped off the rice paddies
– all dead
The afternoon smoke flew away as they burned the rice stubble
afterwards
There, the neighbour boy caught the fishes
shut them in a jar so his childhood couldn’t go too far
At the end of the day
Come back again to see the cobblestone path on a rainy day
follow the flute sound and run up the hill to the village
meet the old woman with a natural smile, no teeth,
seemed like she was waiting for her son to come back home from
town
There’s too much to remember about the old days
The flower scent in the air,
cicadas rumbling on the trees,
the trees Grandpa planted that year
now laying buds in people’s hearts
Where was the innocence?
We are old enough to feel the loss
Stand in front of our shadows and command:
‘Don’t cry!
Numerous footprints will carry the promise.’
Begin to learn the mother tongue one more time
for more than a love of family, the old village, soil and sand
we feel the sense of belonging
In the memory of a beautiful dawn
there were heel marks on mouldy bricks
Open the door,
light the cigarette
ponder again: how much is too much for remembering?
Nhớ rất nhiều là nhớ được bao nhiêu?
Nhớ rất nhiều là nhớ được bao nhiêu?
Có biết những buổi xót lòng đôi mùa lũ sông
ngập đồng, lúa chết
Khói rạ chiều quê hun hao gầy mắt biếc
Có cậu bé nhà bên bắt bầy cá diếc
Bỏ tận đáy chum như sợ tuổi thơ đi mất
cuối ngày
Về lại con đường đá sỏi mùa mưa bay
Theo tiếng sáo diều ra quá triền đê phía ngoài đầu xóm
Gặp bà cụ khuyết răng cười nguyên miệng móm
Đứng dựa gốc tre chờ mãi thằng con từ phố sắp về nhà
Nhớ rất nhiều là nhớ những ngày qua
Thiên lý nồng hương,
chiều hạ buồn mắt bão
Lũ ve sầu được mùa sục sạo
Mừng khóm hòe gần độ biết đơm bông
Hàng cây năm ấy ông trồng
Đẻ những tán xòe, tán xanh trong lòng người ở lại
Có còn đâu thơ dại?
Đủ cho nỗi đau mùa cũ tự mọc mầm
Đứng trước bóng mình để dặn nỗi trầm ngâm:
“Đừng khóc!
Vì còn dấu chân cõng muôn vàn lời hứa.”
Học tiếng vỡ lòng từ quê hương lần nữa
Để biết yêu hơn một làng xưa, nắm đất, gia đình
Rồi nơi đâu đó thuộc về hình hài cũ
Người đã biết mình là trọn một sinh linh
Trong nỗi nhớ có hạt nắng bình minh
Có dấu gót giày về trên nền gạch mốc
Trong tiếng mở cửa về cọ diêm đốt thuốc
Là trăn trở nốt xem: nhớ đến bao nhiêu là nỗi nhớ đã nhiều?
(TCSH332/10-2016)
HOÀNG NGỌC QUÝ
NGUYỄN MAN KIM
NGÔ ĐÌNH HẢI
Đinh Thu - Nguyễn Văn Thanh - P.n.thường Đoan - Trần Nhuận Minh - Trọng Hướng - Lâm Anh - Đoàn Mạnh Phương - Đỗ Hàn - Trần Phương Kỳ - Nguyễn Văn Quang - Nguyễn Loan - Triệu Nguyên Phong - Kiều Trung Phương - Nguyễn Thiền Nghi - Hồ Đắc Thiếu Anh - Vạn Lộc - Nguyễn Đạt - Trường Thắng - Lê Nguyễn - Trịnh Bửu Hoài
LTS: Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968 có ý nghĩa lớn là làm phá sản chiến lược “chiến tranh cục bộ”, đánh bại cố gắng quân sự cao nhất của đế quốc Mỹ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, làm lung lay ý chí xâm lược buộc Mỹ phải “xuống thang chiến tranh”, tạo ra bước ngoặt có ý nghĩa quyết định của cuộc kháng chiến.
Nguyễn Tùng Linh - Lê Thị Mây - Phạm Sông Hồng - Y Phương - Thuận Vi - Nguyễn Khắc Thạch - Đặng Thị Vân Khanh
HỒ HỒNG TRÂM
TRẦN VIỆT DŨNG
NGUYỄN THỤY KHA
Hoàng Anh Tuấn - Ngọc Tuyết - Nguyễn Thánh Ngã - Khaly Chàm - Mai Văn Hoan - Võ Văn Luyến - Vũ Kim Liên - Lê Vy Thủy
LGT: Kiều Maily sinh năm 1985 tại Pablap - làng Chăm tỉnh Ninh Thuận. Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh. Đã có thơ đăng trên đặc san Tagalau, báo Văn nghệ trẻ, báo Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Phong Chủ nhật, tạp chí Văn hóa Dân tộc… Một số bài thơ Kiều Maily đã được Inrasara chuyển sang tiếng Chăm. Đây là cây bút nữ có những câu thơ được cho là rất dân tộc mà không thiếu hiện đại.
NGUYỄN MINH KHIÊM
Vĩnh Nguyên - Phan Hoàng - Lê Hưng Tiến - Miên Di - Phan Thành Minh - Viên Chính - Kinh Thượng - Trần Thị Phương Lài - Văn Nhân
Nguyễn Tất Hanh, sinh ngày 17/2/1954; Quê quán: Thủy Đường, Thủy Nguyên, Hải Phòng. Hội viên Hội Liên hiệp VHNT Hải Phòng. Với anh “Nghệ thuật là khó khăn, đòi hỏi người sáng tạo phải tốn nhiều công sức. Nó không phải cuộc dạo chơi mà là sự kiếm tìm, có thể hôm nay bội thu ngày mai lại mất mùa nhưng với tôi - sự hướng tới cái đẹp thì không bao giờ ngừng”.
LÊ THÁNH THƯ
ĐÀO DUY ANH
NGUYỄN NGỌC PHÚ
MAI VĂN PHẤN
NGUYỄN ĐÌNH CHIẾN
Nguyễn Văn Thanh - Nhất Lâm - Nguyễn Thường Kham - Phan Văn Chương - Chu Lê - Trần Vạn Giã - Nguyễn Hoàng Thu - Trần Phương Kỳ - Nguyễn Tất Độ - Lưu Xông Pha