Tên thật Nguyễn Thị Giáng Vân, sinh năm 1959 tại Nghệ Tĩnh. Tốt nghiệp khoa Ngữ văn, Đại học tổng hợp Hà Nội, 1980. Đã công tác tại Công trường Thủy điện Hòa Bình, biên tập viên Báo Phụ nữ Hà Nội. Tập thơ đầu tay: Năm tháng lãng quên, Nxb Thanh niên, 1990.
GIÁNG VÂN
Hoa táo mùa thu
Cửa phòng anh vắng lặng
Mùa hạ đi qua không chờ
Lá táo cũ rơi đầy dưới gốc
Trên những cành hoa trắng đơm đầy
Hoa táo rơi trên tay
Nhắc một bài hát xa xăm nào đấy
Mùa thu cũng sắp sửa đi rồi
Vẫn một mình em thôi
Hoa táo mùa thu
Khẽ nhắc…
Lo âu
Lại mơ
Rồi không ngủ
Đông đã chớm về ngoài song cửa
Đường xa ai thức như mình
Em đi về phía anh
Rụt rè như cô bé
Anh đưa tay ngại ngần
Sao không nghĩ nhỡ ra em ngã
Để thương
Đâu còn ai như ta trên đường
Rồi mai lại mơ
Và không ngủ
Biết đâu anh đến tìm
Gõ cửa
Em đã chẳng còn em thế nữa.
Viết cho nỗi khổ của tôi
Bằng đôi chân bé nhỏ của mình em chạy trên thế gian tìm niềm vui mang về cho anh
Nhưng mãi mãi mắt anh nhìn xa vắng
Mọi con đường chìm dưới bước chân
Anh đi cô độc âm thầm
Hãy dừng người ơi
Yên tĩnh bên em
Nếu anh không cần những niềm vui em đã cố công mang về
Em sẽ ru anh bằng bao nhiêu buồn khổ
Em sẽ lặn lội về tuổi thơ của mình
Hái cho anh những chùm me đất tím
Tìm cho anh một sợi rơm vàng
Buộc được những giấc mơ cổ tích
Hãy dừng người ơi
Để cặp mắt anh dừng trên mặt em
Anh sẽ thấy nỗi sầu của anh trong mắt em phản chiếu
Tình em nặng biết bao nhiêu
Em chết mất nếu không người san sẻ
Hãy dừng người ơi
Bởi trên thế gian này
Không ai cần anh như em
Và cũng chẳng ai yêu anh hơn thế.
(TCSH43/06-1990)
HOÀNG NGỌC QUÝ
NGUYỄN MAN KIM
NGÔ ĐÌNH HẢI
Đinh Thu - Nguyễn Văn Thanh - P.n.thường Đoan - Trần Nhuận Minh - Trọng Hướng - Lâm Anh - Đoàn Mạnh Phương - Đỗ Hàn - Trần Phương Kỳ - Nguyễn Văn Quang - Nguyễn Loan - Triệu Nguyên Phong - Kiều Trung Phương - Nguyễn Thiền Nghi - Hồ Đắc Thiếu Anh - Vạn Lộc - Nguyễn Đạt - Trường Thắng - Lê Nguyễn - Trịnh Bửu Hoài
LTS: Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968 có ý nghĩa lớn là làm phá sản chiến lược “chiến tranh cục bộ”, đánh bại cố gắng quân sự cao nhất của đế quốc Mỹ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, làm lung lay ý chí xâm lược buộc Mỹ phải “xuống thang chiến tranh”, tạo ra bước ngoặt có ý nghĩa quyết định của cuộc kháng chiến.
Nguyễn Tùng Linh - Lê Thị Mây - Phạm Sông Hồng - Y Phương - Thuận Vi - Nguyễn Khắc Thạch - Đặng Thị Vân Khanh
HỒ HỒNG TRÂM
TRẦN VIỆT DŨNG
NGUYỄN THỤY KHA
Hoàng Anh Tuấn - Ngọc Tuyết - Nguyễn Thánh Ngã - Khaly Chàm - Mai Văn Hoan - Võ Văn Luyến - Vũ Kim Liên - Lê Vy Thủy
LGT: Kiều Maily sinh năm 1985 tại Pablap - làng Chăm tỉnh Ninh Thuận. Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh. Đã có thơ đăng trên đặc san Tagalau, báo Văn nghệ trẻ, báo Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Phong Chủ nhật, tạp chí Văn hóa Dân tộc… Một số bài thơ Kiều Maily đã được Inrasara chuyển sang tiếng Chăm. Đây là cây bút nữ có những câu thơ được cho là rất dân tộc mà không thiếu hiện đại.
NGUYỄN MINH KHIÊM
Vĩnh Nguyên - Phan Hoàng - Lê Hưng Tiến - Miên Di - Phan Thành Minh - Viên Chính - Kinh Thượng - Trần Thị Phương Lài - Văn Nhân
Nguyễn Tất Hanh, sinh ngày 17/2/1954; Quê quán: Thủy Đường, Thủy Nguyên, Hải Phòng. Hội viên Hội Liên hiệp VHNT Hải Phòng. Với anh “Nghệ thuật là khó khăn, đòi hỏi người sáng tạo phải tốn nhiều công sức. Nó không phải cuộc dạo chơi mà là sự kiếm tìm, có thể hôm nay bội thu ngày mai lại mất mùa nhưng với tôi - sự hướng tới cái đẹp thì không bao giờ ngừng”.
LÊ THÁNH THƯ
ĐÀO DUY ANH
NGUYỄN NGỌC PHÚ
MAI VĂN PHẤN
NGUYỄN ĐÌNH CHIẾN
Nguyễn Văn Thanh - Nhất Lâm - Nguyễn Thường Kham - Phan Văn Chương - Chu Lê - Trần Vạn Giã - Nguyễn Hoàng Thu - Trần Phương Kỳ - Nguyễn Tất Độ - Lưu Xông Pha