ĐÀM THÙY DƯƠNG
Minh họa: Nhím
Bài thơ để dành
(Khi ngoại và cậu vừa ra đi còn mình thì không viết nổi một bài thơ)
Khi nỗi đau quá lớn để viết một bài thơ
Tôi thường khóc
Khi ngón tay nhiều rũ rượi vì buồn
Tôi để dành bài thơ
Bài thơ để dành thường không dài
Tôi đã quên hết trong nước mắt
Nó có một hình hài
Trong nỗi đau màu khối và trong nhiều cơn buồn được cấu tạo từ
tôi
Đây không phải là bài thơ để dành tôi chưa bao giờ viết
Đừng hiểu nhầm
Đây chỉ là vết đọng của chia ly
Tôi đã xa một người, rồi một người, rồi sẽ thêm một người
Rồi sẽ thêm một người
mà bài thơ để dành vẫn thiếu nội dung
thiếu chữ và thiếu ý
thiếu tứ và thiếu sự mượt của ngôn từ
thiếu lý do và tiểu sử
nhưng
tôi đã no nê buồn thương và bất lực
trong mất mát và thiếu thốn,
tôi quyết định để dành bài thơ này
một bài thơ trống không
Chuyện đó buồn đến thắt lòng
kể từ lúc, xa quê hương một lần
thế giới em đến ngọc ngà hèn hạ
đâu ai cho em biết chỉ duy nhất con đường lên đỉnh núi
trăng xa và rất mờ
thành phố rộng quá
không mơ muốn nào còn bám víu đôi chân size sáu rã rời lạnh
nhạt
em đơn phương để lại bên cạnh những vóc dáng khổng lồ
nỗi buồn khẩn khoản
từ lâu đã vô tri
thành phố xa quá
biển thì mờ bàn tay em thì nhỏ
ngôn ngữ lạ thì như sấm rền thích dâng tặng cơn mưa
rồi ngày xưa cũng lạ
rồi một lần xa quê hương cũng lạ
thế giới em đến không phải là thế giới
vì duy nhất một con đường xa vợi
em phải đi
lên đỉnh núi xa vời.
(TCSH335/01-2017)
Ngôn ngữ như một phương tiện truyền đạt thông tin, đối với thi sĩ, ngôn ngữ là công cụ để truyền cảm xúc của mình đến mọi người. Người làm thơ, điều quý nhất là cảm xúc. Nghệ thuật tu từ là phần kế tiếp để tác giả chia sẻ trọn vẹn cảm xúc của chính mình đến với mọi người.
(SHO). Người đã ra đi thật rồi
Đại Tướng Huyền Thoại của chúng ta – Đại Tướng Võ Nguyên Giáp
Người Đại Tướng Vĩnh Viễn, Người Đại Tướng Của Nhân Dân
NGUYỄN PHI TRINH
NGUYỄN DUY
Đặng Huy Giang - Nguyên Quân - Mai Văn Hoan - Nguyễn Miên Thảo - Phan Văn Chương - Phạm Xuân Phụng
NGÔ MINH
THANH THẢO
Ngàn Thương - Nguyễn Khoa Như Ý - Công Nam - Nguyễn Thanh Mừng - Nguyễn Văn Thanh - Phan Lệ Dung - Lê Ngã Lễ
HỒNG VINH
Dăm năm cuối của thập niên 90, tác giả Ngọc Khương nổi lên với những tập thơ viết cho thiếu nhi như Bim bim và mướp vàng, Cây đàn và bông hồng (in chung với con gái út Kiều Giang). Dạo đó thơ anh được các nhạc sĩ chú ý, tìm đọc và chắp cánh cho những bài: Em là gió mát, Búp bê cổ tích, tập đàn, Nhà cười thành những ca khúc “đứng” được với thời gian.
NGUYỄN MIÊN THẢO
VI THÙY LINH
ĐÀO DUY ANH
Tôi không có ý định vẽ một chân dung bụi bặm mang hồn cốt lãng tử của kẻ phiêu bạc muốn “đày đọa” hồn mình trong mọi ưu phiền phiêu linh chữ nghĩa. Tôi biết Phùng Hiệu “bị thơ làm” vì lòng anh vốn đa đoan, trắc ẩn với mọi thứ trên đường đời anh gặp.
Nguyễn Trọng Văn - Hồ Đắc Thiếu Anh - Nguyễn Giúp - Nguyễn Loan - Nguyên Hào - Vũ Thanh Lịch - Huỳnh Minh Tâm - Nguyễn Đạt - Đỗ Thượng Thế
TRẦN ĐÌNH BẢO
TRẦN THIÊN THỊ
Xuân Hoàng - Lưu Quang Vũ - Trần Khắc Tám - Trần Thị Huyền Trang - Văn Lợi
Lê Hòa - Nguyễn Man Kim - Trần Văn Hội - Vũ Thiên Kiều - Thảo Nguyên - Trần Phương Kỳ - Phạm Bá Nhơn - Phạm Thị Phương Thảo - Vĩnh Nguyên - Hoàng Ngọc Quý
HẢI KỲ