Nguyễn Đạt - Lê Ngã Lễ - Nguyễn Đông Nhật - Xuân Cao - Từ Hoài Tấn - Tôn Phong
"Đường bay của thời gian" - Tranh Hồ Đắc Từ
NGUYỄN ĐẠT
Tới Huế, mùa xuân
Dừng ở quán này một buổi trưa
Buổi trưa thế nào không quan trọng
Buổi trưa xanh hay buổi trưa vàng
Buổi trưa xám cũng cần để nhớ.
Trưa nay Đại Nội rất trong xanh
Bước chân ai lối xưa bỡ ngỡ
Lớp rong rêu phủ kín chân thành
Lay hồn ai. Thức cơn mộng cũ.
Tiếng nói ai ngắt trận gió buốt
Khuôn mặt ai thắm hiện giấc mơ
Đã chập chờn trong nghìn khuya khoắt
Nghìn đêm đầy trũng mắt trông chờ.
Dừng ở quán này. Nghe động đậy
Trong sững im bức tượng sau quầy
Áo ai ngắn tay không ngại rét
Thuở ban sơ gió đã heo may.
Thuở ban sơ Hương giang trong xanh
Lối xưa quán nhỏ nghìn mùa đông
Nỗi thầm từ đấy bao chất chứa
Trưa nay trôi thanh thản một dòng.
LÊ NGÃ LỄ
Thức cùng Mẹ
Dẫu còn chút hơi thở
Mẹ còn đỡ bước thơ con
Ơi tấm lòng bao dung của mẹ
Tim con nghe lành lạnh đến biên rừng
Mong manh cuộc đời là thế
Chín mươi tám tuổi của mẹ
Chín theo tiếng à ơi...
Khúc ru ngày xưa còn vọng
Bây chừ chập chờn giữa trời mây
Thức cùng đêm nay lắng nghe tim thở
Một đóa hoa sim tím cả linh hồn
Mai về nơi xa lắm
Nơi mẹ nằm
Trắng giọt lung linh...
NGUYỄN ĐÔNG NHẬT
Gió nói gì
Rồi ngày mai mùa xuân bước sang
khi tôi ra khỏi đời này
Nắng sẽ gửi tặng một nhánh tay
Chút ấm nóng trên mình tôi lạnh
Mùa xuân giống mọi mùa xuân cũ
và khác trong hơi thở thời gian
và những con đường đi hay đến
và hoa nở chậm sắc tươi vàng.
Dường như đấy là nỗi vui buồn
mà gió đã tạc vào không khí
thành tiếng ngân bài ngụ ngôn
trong nước trong ký ức lãng quên
XUÂN CAO
Tối
Dây thường xuân chảy máu
Khắp mặt đường là hố sâu của địa động không thể vươn tới đích
Hắc ám xoay quanh một lối đi giăng bủa
Kinh khủng thét lên bên tai vang dậy những luồng hãi hùng bí lối
Tối
Lửa ma trơi trong bụi rậm sẽ đi dọa qua những vệt đen xỏ ngầm
Câm đi những lời dối trá
Xéo đi những trò đểu giả
Thẳm trong rừng
Có một đám ma!
TỪ HOÀI TẤN
Ánh sáng
chiều nghi ngút
hồi âm rời rụng
kẻ lạ ngoài cửa thổi sáo gọi loài chim di trở về vào một ngày lập
đông
em không còn gì nữa ngoài điệu hát nhàm chán vào mỗi chiều
trông đợi
em có nghĩ rằng người ở xa quá không làm sao nghe nỗi lòng em
chiều ngậm tăm trong cõi lặng
người có ánh sáng không phải chỉ để soi rọi vào bóng tối
không chỉ để thấy niềm mong ước thắp lên
người phải thức dậy và khươi một que lửa
để còn hy vọng ngày mai
ánh sáng không chỉ để phân biệt với bóng tối
là nguồn lực động luôn phải tiến về phía trước
là ngày mai của những người cùng khổ
là ngọn lửa cuối đường đêm đen của người mù
ánh sáng của sự bất diệt
tôi ca ngợi em
không phải vì tình yêu
mà vì sự đẹp đẽ của cuộc sống
ví như ánh sáng soi rọi cuộc đời
tôi ca ngợi ánh sáng
để làm đẹp cho bóng tối
và chỉ có trong bóng tối
đôi khi con người mới nhận ra nhau
bằng ánh sáng
của tình yêu
TÔN PHONG
Không có gì
Ném mình
vào cuộc mênh mông
trước mênh mông
thấy mình không là gì
Gọi người
gió cuốn tên đi
tôi gọi tôi
với thầm thì tôi thôi
gọi trăng
trăng mãi luân hồi
thì tôi gọi núi
về ngồi với sông
Gọi trời
tát cạn mênh mông
cho tôi ngồi lại
chờ
không có gì
Mưa rừng
Tiếng mưa rần rã gọi nhau
tiếng rừng lộp bộp đêm sâu đại ngàn
tiếng vắt chéo tiếng đưa ngang
ào ào thoáng hiện thoáng tan giữa trời
Đêm nay nằm lắng mưa rơi
hiện về gương mặt một thời bao la
Con chim hót giữa rừng già
vu vơ một tiếng cũng là tri âm
Ngổn ngang tình hỡi đăm đăm
nhớ mưa năm nọ thương rừng năm nay
(SH299/01-14)
NGUYỄN THÁNH NGÃ
Nguyễn Đức Tùng - Nguyễn Tân Dân - Huyền Thư - Đông Hương - Nguyễn Bội Nhiên
Vũ Dy - Trần Tịnh Yên - Nguyễn Văn Thanh - Triệu Nguyên Phong - Ngưng Thu - Nguyễn Duy Hới - Huỳnh Lê Nhật Tấn - Nguyễn Văn Học - Đặng Văn Sử - Từ Hoài Tấn - Ngô Bá Hòa - Trường Thắng - Khaly Chàm
Ngoài chùm thơ gửi đến, tác giả Lữ Thị Mai không ghi thêm thông tin gì. Tuy vậy khi đọc thơ xong mới hay có lẽ cũng không cần giới thiệu gì nhiều; ngần ấy cũng đủ cho chúng ta thấy đó đích thực là con đường thi ca của một tác giả trẻ đang đi theo vết dấu của thủy thần…
S.H
TRƯƠNG ĐÌNH PHƯỢNG
DU TỬ LÊ
NGUYỄN HỮU TRUNG
Phan Lệ Dung - Châu Thu Hà - Nguyễn Thị Bích Phượng - Nguyên Hào - Mai Văn Hoan - Vương Kiều - Võ Công Liêm - Phan Đạo - Nguyễn Thiền Nghi
LTS: Những bài thơ ngắn, nhưng như chiếc kính hội tụ những cao vọi thanh sạch không gian, lắng lại trong ánh nhìn của chiếc lá sen. Và như trong tàn lá sen ấy, ứa ra những giọt lệ thiền. Dưới đây là chùm thơ của Trần Lê Khánh.
Như Quỳnh de Prelle, hiện tại đang sống và làm việc tại Brussels, vương quốc Bỉ. Chị từng là nhà sản xuất phim độc lập và viết kịch bản, làm truyền thông và viết báo tại Việt Nam. Thơ Như Quỳnh de Prelle đã xuất hiện trên các tạp chí chuyên về văn học và các trang văn online trong và ngoài nước. Đáng chú ý là bài thơ Nỗi buồn trên cây của chị được chuyển thể thành kịch bản phim ngắn “Nỗi buồn trên cây” sau đổi thành Tôi 30 của đạo diễn Minh Đức Hoàng Trần, phim được trình chiếu tại Liên hoan phim Cannes 2014 và nhiều liên hoan phim khác.
Sông Hương xin giới thiệu chùm thơ mới của chị vừa gửi về từ Brussels.
LTS: Huyền Thư quê quán Đông Hưng, Thái Bình, hiện đang sinh sống tại Wellington, New Zealand; thơ chị được giới thiệu trên Sông Hương số 325 (3/2016).
NGUYỄN HOÀNG ANH THƯ
HOÀNG THÚY
Do sơ suất trong trình bày, Số đặc biệt Sông Hương 22, tháng 9/2016, trang 25, đã in nhầm tên tác giả bài thơ “Xác” của nhà thơ Đỗ Thành Đồng thành tên tác giả Hoàng Thụy Anh.
Hoàng Vũ Thuật - Đỗ Văn Khoái - Đức Sơn - Nguyễn Đông Nhật - Nguyễn Ngọc Phú - Hường Thanh
Những truyền thuyết, huyền thoại là tuổi thơ của một xứ sở, một tộc người. Các câu chuyện tình mang tính chất như thế: Trương Chi - Mỵ Nương, Mỵ Châu - Trọng Thủy, Giáng Kiều - Tú Uyên, Chữ Đồng Tử - Tiên Dung,… đã được tấm gương thi ca phản chiếu vào tâm hồn chúng ta, tạo thêm niềm cảm hứng trong cuộc sống.
Những bài thơ được giới thiệu sau đây có cùng niềm cảm hứng về đời sống văn minh thôn dã. Một thế giới đầy vẻ thơ mộng của tự nhiên đang bị cuộc sống hiện đại xóa mờ dần dấu vết.
Đỗ Văn Khoái - Nguyễn Trọng Tạo - Nguyễn Kim Huy - Ý Nhi - Phạm Ngọc Cảnh - Nguyễn Nguyên Thanh - Nguyễn Huy Việt - Xuân Sách
Nguyễn An - Thạch Quỳ - Mạc Mạc - Phạm Bá Thịnh - Nguyễn Hoàng Thọ - Nhất Lâm
Bùi Nguyên - Ngô Công Tấn - Ngàn Thương - Nguyễn Hới Thọ - Lãng Hiển Xuân - Đặng Văn Sử