Nguyễn Đạt - Lê Ngã Lễ - Nguyễn Đông Nhật - Xuân Cao - Từ Hoài Tấn - Tôn Phong
"Đường bay của thời gian" - Tranh Hồ Đắc Từ
NGUYỄN ĐẠT
Tới Huế, mùa xuân
Dừng ở quán này một buổi trưa
Buổi trưa thế nào không quan trọng
Buổi trưa xanh hay buổi trưa vàng
Buổi trưa xám cũng cần để nhớ.
Trưa nay Đại Nội rất trong xanh
Bước chân ai lối xưa bỡ ngỡ
Lớp rong rêu phủ kín chân thành
Lay hồn ai. Thức cơn mộng cũ.
Tiếng nói ai ngắt trận gió buốt
Khuôn mặt ai thắm hiện giấc mơ
Đã chập chờn trong nghìn khuya khoắt
Nghìn đêm đầy trũng mắt trông chờ.
Dừng ở quán này. Nghe động đậy
Trong sững im bức tượng sau quầy
Áo ai ngắn tay không ngại rét
Thuở ban sơ gió đã heo may.
Thuở ban sơ Hương giang trong xanh
Lối xưa quán nhỏ nghìn mùa đông
Nỗi thầm từ đấy bao chất chứa
Trưa nay trôi thanh thản một dòng.
LÊ NGÃ LỄ
Thức cùng Mẹ
Dẫu còn chút hơi thở
Mẹ còn đỡ bước thơ con
Ơi tấm lòng bao dung của mẹ
Tim con nghe lành lạnh đến biên rừng
Mong manh cuộc đời là thế
Chín mươi tám tuổi của mẹ
Chín theo tiếng à ơi...
Khúc ru ngày xưa còn vọng
Bây chừ chập chờn giữa trời mây
Thức cùng đêm nay lắng nghe tim thở
Một đóa hoa sim tím cả linh hồn
Mai về nơi xa lắm
Nơi mẹ nằm
Trắng giọt lung linh...
NGUYỄN ĐÔNG NHẬT
Gió nói gì
Rồi ngày mai mùa xuân bước sang
khi tôi ra khỏi đời này
Nắng sẽ gửi tặng một nhánh tay
Chút ấm nóng trên mình tôi lạnh
Mùa xuân giống mọi mùa xuân cũ
và khác trong hơi thở thời gian
và những con đường đi hay đến
và hoa nở chậm sắc tươi vàng.
Dường như đấy là nỗi vui buồn
mà gió đã tạc vào không khí
thành tiếng ngân bài ngụ ngôn
trong nước trong ký ức lãng quên
XUÂN CAO
Tối
Dây thường xuân chảy máu
Khắp mặt đường là hố sâu của địa động không thể vươn tới đích
Hắc ám xoay quanh một lối đi giăng bủa
Kinh khủng thét lên bên tai vang dậy những luồng hãi hùng bí lối
Tối
Lửa ma trơi trong bụi rậm sẽ đi dọa qua những vệt đen xỏ ngầm
Câm đi những lời dối trá
Xéo đi những trò đểu giả
Thẳm trong rừng
Có một đám ma!
TỪ HOÀI TẤN
Ánh sáng
chiều nghi ngút
hồi âm rời rụng
kẻ lạ ngoài cửa thổi sáo gọi loài chim di trở về vào một ngày lập
đông
em không còn gì nữa ngoài điệu hát nhàm chán vào mỗi chiều
trông đợi
em có nghĩ rằng người ở xa quá không làm sao nghe nỗi lòng em
chiều ngậm tăm trong cõi lặng
người có ánh sáng không phải chỉ để soi rọi vào bóng tối
không chỉ để thấy niềm mong ước thắp lên
người phải thức dậy và khươi một que lửa
để còn hy vọng ngày mai
ánh sáng không chỉ để phân biệt với bóng tối
là nguồn lực động luôn phải tiến về phía trước
là ngày mai của những người cùng khổ
là ngọn lửa cuối đường đêm đen của người mù
ánh sáng của sự bất diệt
tôi ca ngợi em
không phải vì tình yêu
mà vì sự đẹp đẽ của cuộc sống
ví như ánh sáng soi rọi cuộc đời
tôi ca ngợi ánh sáng
để làm đẹp cho bóng tối
và chỉ có trong bóng tối
đôi khi con người mới nhận ra nhau
bằng ánh sáng
của tình yêu
TÔN PHONG
Không có gì
Ném mình
vào cuộc mênh mông
trước mênh mông
thấy mình không là gì
Gọi người
gió cuốn tên đi
tôi gọi tôi
với thầm thì tôi thôi
gọi trăng
trăng mãi luân hồi
thì tôi gọi núi
về ngồi với sông
Gọi trời
tát cạn mênh mông
cho tôi ngồi lại
chờ
không có gì
Mưa rừng
Tiếng mưa rần rã gọi nhau
tiếng rừng lộp bộp đêm sâu đại ngàn
tiếng vắt chéo tiếng đưa ngang
ào ào thoáng hiện thoáng tan giữa trời
Đêm nay nằm lắng mưa rơi
hiện về gương mặt một thời bao la
Con chim hót giữa rừng già
vu vơ một tiếng cũng là tri âm
Ngổn ngang tình hỡi đăm đăm
nhớ mưa năm nọ thương rừng năm nay
(SH299/01-14)
ĐẶNG BÁ TIẾN
LÊ VI THỦY
LTS: Những nhịp đi cổ điển, những thi ảnh cũng như nhuốm màu cổ điển, nhưng gần như lại không bước ra từ cổ tích, mà từ cuộc sống bộn bề. Ba người đàn bà trong những bài thơ dưới đây, từ ba câu chuyện khác nhau, với những không gian khác nhau, nhưng họ chung một nỗi rất đàn bà: yêu, chờ đợi, và hy vọng trong cô đơn…
HOÀNG VŨ THUẬT
Vũ Dy - Nhất Lâm - Nguyễn Nhã Tiên - Trần Thị Tường Vy - Châu Thu Hà - Nguyễn Miên Thượng - Nguyễn Hàn Chung - Phan Lệ Dung - Vương Kiều
Anh Nguyễn Hữu Đống là bạn của nhiều lớp văn nghệ sĩ, nhất là ở Huế. Từ Trịnh Công Sơn, Nguyễn Đắc Xuân, Trần Viết Ngạc, Đặng Tiến, Trụ Vũ… đến nhiều người thuộc lứa sau như Nguyễn Chí Trí, Vĩnh Ba, Nguyễn Thượng Hải, Hồ Đăng Thanh Ngọc, Lê Huỳnh Lâm, Bạch Lê Quang, Phạm Tấn Hầu…
ĐÔNG TRIỀU
Tôi là Nguyễn Văn Phong. Sinh năm 1985. Quê quán: xã Hà Ninh, Hà Trung, Thanh Hóa. Hiện sống cùng thân sinh. Làm ruộng, lao động phổ thông. Không dùng điện thoại di động. Đây là một số bài thơ lần đầu tôi gửi đến Tạp chí Sông Hương.
TRƯƠNG ĐĂNG DUNG
NGUYỄN ĐỨC TÙNG
Mai Văn Phấn - Phạm Đức Mạnh - Hồng Vinh - Nguyên Ngọc - Tôn Nữ Minh Châu
LTS: Nhà thơ Nguyễn Xuân Sang quê quán ở An Hòa - Huế, anh đã xuất bản 04 tập thơ & 01 tập phóng sự, ghi chép; từng đạt một số giải thưởng các cuộc thi.
LGT: Machu Picchu của đế quốc Inca, núi thiêng Mỹ Sơn của vương quốc Chămpa có cùng số phận đỉnh cao một nghệ thuật kỳ vĩ bị chiến tranh và thời gian tàn phá.
Nguyễn Trọng Tạo - Phùng Tấn Đông - Đỗ Xuân Thu
NGUYỄN VIỆT CHIẾN
TÔN PHONG
Nguyễn Đông Nhật - Từ Hoài Tấn - Trần Hoàng Phố - Phan Trung Thành - Phùng Sơn - Lê Hồ Ngạn
TRẦN TỊNH YÊN
ĐÀO DUY ANH
LTS: Trước những thử thách của nhiều trường phái thơ hiện đại, xem ra thơ lục bát Việt Nam vẫn sống khỏe. Nó thậm chí không nhất thiết phải phân biệt rạch ròi “hậu lục bát Truyện Kiều”, “hậu lục bát Lửa Thiêng” hay “hậu lục bát Bùi Giáng”. Tuy vậy để được ghi tên tác giả dưới những âm tiết quen thuộc, dễ nhớ đó… ắt tâm hồn người thi sĩ phải gạn đục khơi trong bao lần.