Nguyễn Ngọc Phú - Nguyễn Thiền Nghi - Công Nam - Tiến Thảo
NGUYỄN NGỌC PHÚ
Câu Kiều với mẹ…
Mẹ tôi đọc thuộc truyện Kiều
Ba nghìn câu hết một chiều Nghi Xuân
Cuộc đời mẹ lắm gian truân
Càng thương số phận oán ân nàng Kiều
Tiền Đường sóng vẫn còn reo
Nổi nênh bạc phận cánh bèo lênh đênh…
Mẹ giờ tóc có bạc thêm?
Bao nhiêu mây trắng Tiên Điền về đây
Câu Kiều lật giữa bàn tay
Mẹ ngồi lật những tháng ngày lo âu…
Cỏ xanh trên mộ dãi dầu
Thi nhân rút ruột tằm đau tơ vàng
Câu Kiều chở mẹ sang ngang
Con đò lục bát qua hàng - Mẹ ơi!
NGUYỄN THIỀN NGHI
Hồi ức Bạch Mã
Em đứng bên hông ngôi biệt thự cổ
Sau khu vườn hoa và hàng cây
Và bay lên trong sương mù trắng đục
Tôi gào lên gọi em
Lục tìm trong những vỉa tầng hồi ức
Bằng lời tình xưa hoa mục
Dẫu đã đóng băng sau bất chợt chối từ
Mở cửa mưa
Bịt kín lối về
Ngũ hồ, thác Đỗ Quyên
Góc nắng ấm nào đó ngày xưa
Em tựa môi và lời hẹn ước
Và quên
Tôi chừ như xác bướm đêm ướt cánh
Trầm mình trong nước
Trên hành lang đi về hạnh phúc
Bước theo sau ngọn đèn vàng
Cố soi lủng màn mưa và sương mù dày đặc
Hướng về phía bùng ấm ngọn lửa trống chiêng
Nơi thần nữ mở bàn tay xanh mát núi rừng
Đặt lên mái tóc lau sậy kẻ cầu xin
Nói về sự quy phục
CÔNG NAM
Bóng vỡ
Ngọn gió khởi mùa
Lượn quanh xóm ngõ
Những cánh cửa vô tư ập mở
Trời se se lạnh và lòng se sẽ tình
Ta biết mùa thu đã về.
Tháng bảy
Giáng thăng từng đêm mê
Giáng thăng từng chuyến gió
Và gió…
Tụ hội. Mọng căng. Òa vỡ…
Vô chừng biến họa những đám mây bong bóng thành muôn hình trắc ẩn
Rối động mọi tấc lòng.
Điệp thức thời gian hoàn lưu giữa không gian mới
Đôi lúc khiến ta lắng trong nỗi niềm
Đôi lúc khiến ta xao tâm khi tiếng lanh canh của đồng tiền vang rền màng nhĩ
Và rồi giữa lơ mơ mê tỉnh
Dường như có kẻ đang ý đồ chuyển vị cơ cấu giấc mơ đến một hành tinh
rực ánh hào mộng nào đó.
Đã hiện thực bệnh lý “tầm nhìn”
Đôi mắt có thể cơi nới ngày một rộng
Độ 1. Tầm nhìn tương lai dài ba mươi năm
Độ 2. Tầm mở một trăm năm
Đến độ h,i,k…
Không chừng hiệu chứng ra… vạn đại.
Thu đi, thu đến…
Thảng hoặc những cơn ngâu
Thảng hoặc những buồn vui
Đan xem bao ảo vọng
Thứ mà ta không thể bày vẽ rông dài lên mặt giấy làm chứng
Nhưng
Khi ánh chiều lụi
Một mình chìm xuống đêm sâu
Mới nghe tiếng lốp đốp bong bóng nổ… vỡ từng giấc mơ.
TIẾN THẢO
Thanh Thủy
Bao năm xa cách dòng Thanh Thủy
Đăm đắm trong lòng một bến sông
Mẹ già phơi áo trong mưa bụi
Mắt nhòa thương nhớ mấy thu đông
Như cánh chim trời biền biệt xứ
Biến đàn em nhỏ vẫn chờ trông
Xanh mãi trong hồn con đường cũ
Vườn cau đọng nắng lá trầu không
Thơm mãi trong đời hoa ngõ cũ
Xuân về nở tím ngọn sầu đông
Cho dù năm tháng đời xuôi ngược
Vẫn giữ trong tim ngọn lửa hồng
Người ơi dẫu gặp bao bóng núi
Sừng sững trong tôi bóng núi Sầm
Có ai về lại dòng Thanh Thủy
Gửi giùm nỗi nhớ đến dòng sông…
(SH322/12-15)
HOÀNG NGỌC QUÝ
NGUYỄN MAN KIM
NGÔ ĐÌNH HẢI
Đinh Thu - Nguyễn Văn Thanh - P.n.thường Đoan - Trần Nhuận Minh - Trọng Hướng - Lâm Anh - Đoàn Mạnh Phương - Đỗ Hàn - Trần Phương Kỳ - Nguyễn Văn Quang - Nguyễn Loan - Triệu Nguyên Phong - Kiều Trung Phương - Nguyễn Thiền Nghi - Hồ Đắc Thiếu Anh - Vạn Lộc - Nguyễn Đạt - Trường Thắng - Lê Nguyễn - Trịnh Bửu Hoài
LTS: Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968 có ý nghĩa lớn là làm phá sản chiến lược “chiến tranh cục bộ”, đánh bại cố gắng quân sự cao nhất của đế quốc Mỹ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, làm lung lay ý chí xâm lược buộc Mỹ phải “xuống thang chiến tranh”, tạo ra bước ngoặt có ý nghĩa quyết định của cuộc kháng chiến.
Nguyễn Tùng Linh - Lê Thị Mây - Phạm Sông Hồng - Y Phương - Thuận Vi - Nguyễn Khắc Thạch - Đặng Thị Vân Khanh
HỒ HỒNG TRÂM
TRẦN VIỆT DŨNG
NGUYỄN THỤY KHA
Hoàng Anh Tuấn - Ngọc Tuyết - Nguyễn Thánh Ngã - Khaly Chàm - Mai Văn Hoan - Võ Văn Luyến - Vũ Kim Liên - Lê Vy Thủy
LGT: Kiều Maily sinh năm 1985 tại Pablap - làng Chăm tỉnh Ninh Thuận. Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh. Đã có thơ đăng trên đặc san Tagalau, báo Văn nghệ trẻ, báo Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Phong Chủ nhật, tạp chí Văn hóa Dân tộc… Một số bài thơ Kiều Maily đã được Inrasara chuyển sang tiếng Chăm. Đây là cây bút nữ có những câu thơ được cho là rất dân tộc mà không thiếu hiện đại.
NGUYỄN MINH KHIÊM
Vĩnh Nguyên - Phan Hoàng - Lê Hưng Tiến - Miên Di - Phan Thành Minh - Viên Chính - Kinh Thượng - Trần Thị Phương Lài - Văn Nhân
Nguyễn Tất Hanh, sinh ngày 17/2/1954; Quê quán: Thủy Đường, Thủy Nguyên, Hải Phòng. Hội viên Hội Liên hiệp VHNT Hải Phòng. Với anh “Nghệ thuật là khó khăn, đòi hỏi người sáng tạo phải tốn nhiều công sức. Nó không phải cuộc dạo chơi mà là sự kiếm tìm, có thể hôm nay bội thu ngày mai lại mất mùa nhưng với tôi - sự hướng tới cái đẹp thì không bao giờ ngừng”.
LÊ THÁNH THƯ
ĐÀO DUY ANH
NGUYỄN NGỌC PHÚ
MAI VĂN PHẤN
NGUYỄN ĐÌNH CHIẾN
Nguyễn Văn Thanh - Nhất Lâm - Nguyễn Thường Kham - Phan Văn Chương - Chu Lê - Trần Vạn Giã - Nguyễn Hoàng Thu - Trần Phương Kỳ - Nguyễn Tất Độ - Lưu Xông Pha