Nguyễn Hoa - Lê Văn Ngăn - Y Phương - Thế Dũng
"Giấc ngủ mặt trời" - Tapisserie - Bửu Chỉ 1987
NGUYỄN HOA
Với bông hồng
Qua cửa sổ phòng tôi
bông hồng nở
Tôi muốn hái
tặng em
nhưng, không nỡ
làm trống đi
một chấm đỏ của trời xanh!
LÊ VĂN NGĂN
Về nơi yêu dấu
Quê hương của những mùa đông kéo dài
người ít hiện ra trên các ngã đường im lặng
mái nhà, lửa và áo len
không đủ cho hơi ấm để sưởi
cần phải có hơi ấm trong đôi mắt người yêu
trong bàn tay người bạn
quê hương đã cho tôi
một trái tim giá rét và nồng nàn
Quê hương của những sự thật, câu hỏi và câu trả lời
hôm nào, tôi đi ngược dòng thời gian
về nơi lác đác những rặng hoa sứ trắng
những thành quách mái ngói sẫm màu
nơi ấy, tôi đập vỡ vài chiếc ngai vàng
và nhận ra ngai vàng làm bằng chất liệu chiến công và
bất nhân
và nhận ra những kẻ bất nhân
thường chết dưới lưỡi gươm hay chiếc máy chém của mình
Quê hương của vô số khuôn mặt đẹp và vô danh
và trang sử ký thì chật chội
không đủ chỗ cho tất cả những điều tốt lành
vì thế, tôi thường đạp xe về cuộc sống bình thường
sống giữa những người bình thường
trong sáng trên các rặng cây
một nền trời không nhiễm bệnh quyền uy địa vị
giờ đây, tuổi trẻ đã qua rồi
nhưng tuổi trẻ còn để lại trong tôi
vài thoáng hương thơm những năm đời còn hai mươi tuổi
hương thơm của hoa phượng hoa muối
và những loài hoa chưa được đặt tên
bao nhiêu năm, những mùi hương ấy đã giúp tôi
rửa sạch lớp bụi xám phủ lên đôi mắt mình
phải, tôi đã thấy những ngọn lửa oán thù
đốt cháy sự sống thành một nắm tro tàn bé nhỏ.
Y PHƯƠNG
Con ốc đồng
Bà ơi
Ai biết trước bát cháo ốc đồng to bà múc cho cháu lần
ấy lại là lần chót
Lần ấy
Lưng bà còng, cái đầu bà chạm đất, mắt bà đục
Bà lê tấm thân nhỏ ra tận cửa
Giơ cả hai cánh tay run rẩy lên đón cháu trông như hai
cọng lá gianh
Cháu của bà còn bé kin kin
Chạy trốn bà nhanh như con sóc
Bà cười
miệng méo xệch
dấn ra hai ngấn nước
Giờ bà đã đi con đường riêng của bà
Về tận miền cực lạc
Đi quá trời xanh
Không cho ai trông thấy
Nhưng hàng năm vào vụ tháng sáu tháng bảy
Những con ốc đồng to vẫn lê tấm thân
Bà về.
THẾ DŨNG
Tưởng nhớ Ônga Bécgôn
"... Và tôi sẽ đi đến bờ vực của đời
Để rồi sẽ tìm đường quay trở lại..."
Năm tháng vẫn khó khăn, vẫn đãi cát tìm vàng
Nhiều người cố cầu may cho số phận
Nhưng Ônga Bécgôn vốn là người kiên nhẫn
Chị kiếm tìm, tìm kiếm mặc dài lâu
Hạnh phúc lẫn tai ương như thể có phép mầu
Rừng Nga cháy ngày Ônga bảy tuổi
Cung điện nổ! Mùa Đông. Lửa bùng từ bóng tối
Thế kỷ bắt đầu xuyên thấu ngực nhà thơ
Tôi nhớ Ônga năm mười bảy mộng mơ...
(Người xa lắc mà tôi thì chưa có)
Khi Êxênhin chết buồn bên cốc vỡ
Ônga hát gì trên sóng nước Nêva ?
Và tôi cũng đã yêu mãnh liệt đến không ngờ !
Trong ánh hỏa châu trên cổ thành Quảng Trị
Tôi xa xót Nguyễn Du như người xưa đẫm lệ
Chị có kịp trở về tưởng niệm Pútskin ?
Và tôi đã đam mê trong tín ngưỡng linh thiêng !
Cánh buồm đỏ... chưa về bao đêm trắng?
Hoa cuối mùa sặc sỡ nhiều lo lắng
Thơ sinh thành bí mật giữa chiêm bao !
Đâu phải một mình tôi, từ ấy - ước ao !
Được vui sống giữa đời không phản trắc
Trái tim tới trái tim - chỉ một đường thẳng tắp
Thẳng tắp đến hãi hùng với kẻ thích quanh co!
Sâu sắc dịu dàng không giấu mọi buồn lo
Đôi mắt của câu thơ bên những bờ vực thẳm
Đời dẫu đổ vỡ nhiều nhưng không hề đứt đoạn
Con người là vô tận đến tương lai
Hạnh phúc có thể rơi - bên bờ vực xa vời
Đường trở lại có thể rồi sẽ hết
Tôi có một Ônga chân thành và quyết liệt
Để giữa ban ngày nhận mặt những ngôi sao !
(TCSH41/02&03-1990)
HOÀNG NGỌC QUÝ
NGUYỄN MAN KIM
NGÔ ĐÌNH HẢI
Đinh Thu - Nguyễn Văn Thanh - P.n.thường Đoan - Trần Nhuận Minh - Trọng Hướng - Lâm Anh - Đoàn Mạnh Phương - Đỗ Hàn - Trần Phương Kỳ - Nguyễn Văn Quang - Nguyễn Loan - Triệu Nguyên Phong - Kiều Trung Phương - Nguyễn Thiền Nghi - Hồ Đắc Thiếu Anh - Vạn Lộc - Nguyễn Đạt - Trường Thắng - Lê Nguyễn - Trịnh Bửu Hoài
LTS: Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968 có ý nghĩa lớn là làm phá sản chiến lược “chiến tranh cục bộ”, đánh bại cố gắng quân sự cao nhất của đế quốc Mỹ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, làm lung lay ý chí xâm lược buộc Mỹ phải “xuống thang chiến tranh”, tạo ra bước ngoặt có ý nghĩa quyết định của cuộc kháng chiến.
Nguyễn Tùng Linh - Lê Thị Mây - Phạm Sông Hồng - Y Phương - Thuận Vi - Nguyễn Khắc Thạch - Đặng Thị Vân Khanh
HỒ HỒNG TRÂM
TRẦN VIỆT DŨNG
NGUYỄN THỤY KHA
Hoàng Anh Tuấn - Ngọc Tuyết - Nguyễn Thánh Ngã - Khaly Chàm - Mai Văn Hoan - Võ Văn Luyến - Vũ Kim Liên - Lê Vy Thủy
LGT: Kiều Maily sinh năm 1985 tại Pablap - làng Chăm tỉnh Ninh Thuận. Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh. Đã có thơ đăng trên đặc san Tagalau, báo Văn nghệ trẻ, báo Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Phong Chủ nhật, tạp chí Văn hóa Dân tộc… Một số bài thơ Kiều Maily đã được Inrasara chuyển sang tiếng Chăm. Đây là cây bút nữ có những câu thơ được cho là rất dân tộc mà không thiếu hiện đại.
NGUYỄN MINH KHIÊM
Vĩnh Nguyên - Phan Hoàng - Lê Hưng Tiến - Miên Di - Phan Thành Minh - Viên Chính - Kinh Thượng - Trần Thị Phương Lài - Văn Nhân
Nguyễn Tất Hanh, sinh ngày 17/2/1954; Quê quán: Thủy Đường, Thủy Nguyên, Hải Phòng. Hội viên Hội Liên hiệp VHNT Hải Phòng. Với anh “Nghệ thuật là khó khăn, đòi hỏi người sáng tạo phải tốn nhiều công sức. Nó không phải cuộc dạo chơi mà là sự kiếm tìm, có thể hôm nay bội thu ngày mai lại mất mùa nhưng với tôi - sự hướng tới cái đẹp thì không bao giờ ngừng”.
LÊ THÁNH THƯ
ĐÀO DUY ANH
NGUYỄN NGỌC PHÚ
MAI VĂN PHẤN
NGUYỄN ĐÌNH CHIẾN
Nguyễn Văn Thanh - Nhất Lâm - Nguyễn Thường Kham - Phan Văn Chương - Chu Lê - Trần Vạn Giã - Nguyễn Hoàng Thu - Trần Phương Kỳ - Nguyễn Tất Độ - Lưu Xông Pha