Mười bảy năm xa mệ
Những ngày đông rét mướt cóng bàn tay
Cháu đưa hai con về quê thăm mệ
Mắt trẻ thơ chưa bao giờ vui đến thế
Ngắm di ảnh mệ cười sau những lư hương
Mệ đã xa cháu một quãng đường
Mười bảy năm và rồi sẽ là những năm phía trước
Những năm tháng dài cháu không bao giờ còn được
Rúc vào vai mệ ngửi thơm mát vị dầu dừa
Nhớ mùi cao sao vàng mệ vẫn bôi vào thái dương thủa xa xưa
Những mùa lạnh này mệ sẽ rất đau mà cháu thì bất lực
Chỉ mong lớn lên sau này đi làm gắng sức
Mua cho mệ biết bao cao sao vàng để sưởi ấm mệ mùa đông
Cháu khóc một mình khi nhớ rằng mệ đã từng ngóng trông
Cháu lớn lên, lập gia đình rồi sinh con đẻ cái
Thế mà mệ đã vội đi xa mãi mãi
Khi tháng năm ấy, cháu mới chỉ bắt đầu…
Cháu đã đi tìm mệ dưới giếng sâu
Trên bầu trời và trong những dòng nước chảy
Giữa ánh lửa bập bùng và mùi khói nhang quỳ lạy
Nhưng mệ đã không một lần nói với cháu sau khi mãi ra đi
Có lẽ chết là hết thật rồi, nên cháu khóc ướt bờ mi
Mệ cho cháu trái tim, tâm hồn và những gì êm ả nhất
Đến cuối đời, cháu chưa từng mua tặng mệ một mảnh áo len chật
Mà năm nay, kỵ mệ trời lại buốt tê lòng
Biết bao đêm cháu cứ ước mong
Mệ hiện ra nói rằng cháu đừng buồn, đừng trông mãi
Mệ kiếp sau sẽ đầu sinh trở lại
Làm cánh cò bay rợp trắng giấc mơ trưa
Làm cô Tấm trong những câu chuyện ngày xửa ngày xưa
Làm cục đường mía mật đen kho cá ngon như mật
Làm chiếc dép cao su nâng niu bàn chân đất
Cháu vẫn chạy nô đùa trong khoảng vắng dậu thưa
Nhưng chỉ có ngoài kia đáp lời cháu bằng những giọt mưa
Mệ không bao giờ hiện ra, mà sấm vẫn hồn nhiên chớp mãi
Cháu thêm một lần khóc thầm, vụng dại
Không biết rằng những năm tháng sống cùng mệ ở trên đời là
hạnh phúc vô biên
Những cây nhang, khói trầm, vàng mã đã hết thiêng…
Từ ngày, cháu biết rằng, mệ mất rồi là không còn gì thật nữa
Cái chết là hư vô nhưng nỗi đau là ngọn lửa
Cháu một đời đem lửa tìm kiếm những hư vô
(TCSH432/02-2024)
ĐINH CƯỜNGMười năm rồi Sơn ơi
NGUYỄN PHAN QUẾ MAI
Xuân Hoàng - Nguyễn Xuân Thâm - Phạm Ngọc Cảnh - Mai Nguyên - Thế Dũng - Hải Vân - Hà Đức Hạnh
PHAN DUY NHÂNThơ xuân đọc với nam hà
Lê Huỳnh Lâm - Triệu Nguyên Phong - Nguyễn Hữu Hồng Minh - Trần Ninh Hồ - Phùng Tấn Đông - Trần Hữu Lục - Phạm Trường Thi - Nguyễn Man Kim - Tôn Nữ Thu Thủy - Trương Đăng Dung - Lê Huy Quang - Đoàn Mạnh Phương - Châu Thu Hà - Lê Ngã Lễ - Lâm Anh - Đỗ Văn Khoái - Nguyễn Khắc Thạch - Lê Tấn Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm - Thanh Thảo - Hoàng Vũ Thuật - Trần Quang Đoàn - Hải Bằng - Nguyễn Văn Dinh - Hải Kỳ - Nguyễn Khắc Thạch - Phạm Đức - Đỗ Văn Khoái - Quốc Minh - Ngô Xuân Hội
Mai Linh - Nguyễn Quang Lập - Tâm Hành - Mai Nam Thắng - Nguyễn Loan
Nguyễn Khoa Điềm - Tôn Nữ Hỷ Khương - Tiến Thảo - Hồ Đắc Thiếu Anh - Ngàn Thương - Lê Vĩnh Thái - Nguyễn Văn Quang - Tây Linh Phạm Xuân Phụng - Bảo Cường - Công Nam - Trần Hoàng Vũ Nguyên - Nguyễn Dũng - Kiều Trung Phương - Phan Như - Nguyễn Sông Bồ - Nguyễn Tuất - Mai Nam Thắng
Lam Hạnh - Tôn Phong - Nguyễn Quang Hà - Đinh Thị Như Thúy - Nguyễn Đông Nhật - Nguyễn Thiền Nghi - Từ Nguyễn - Nguyễn Hoa - Từ Hoài Tấn - Nguyễn Thị Anh Đào - Trần Tịnh Yên - Nguyễn Thánh Ngã - Huỳnh Thúy Kiều - Mai Văn Phấn - Kim Chuông - Tuệ Lam - Hồng Vinh - Nguyễn Minh Khiêm - Võ Mạnh Lập - Nguyễn Nguyên An - Cao Quảng Văn
Trần Xuân An - Nguyễn Đức Phú Thọ - Vũ Kim Liên - Đức Sơn
VĂN LỢIĐồng Hới trong anh
PHÙNG TẤN ĐÔNG Nghe đàn tranh ở Huế
TRẦN THỊ HUYỀN TRANGẢo ảnh
THANH THẢOHà Nội- nhìn về phía tôi
NGỌC TUYẾTSói
Nguyễn Hoa - Nguyễn Trọng Tạo - Hải Bằng - Minh Báo - Vũ Quần Phương - Lý Hoài Xuân
NGUYỄN KHẮC PHỤC Viết cho năm MÙA THU hai mươi tuổi Và câu chuyện tình dang dở lại bắt đầu
LTS: Hải Kỳ tên thật Trần Văn Hải. Sinh năm 1948 ở Đồng Hới. Thơ in từ năm 1969 trên các tập san, báo văn nghệ ở địa phương và Trung ương. Với tâm hồn say đắm, nhạy cảm thơ Hải Kỳ hướng tới những tìm tòi phát hiện chất liệu mới trong đời sống, với giọng thơ khỏe, tránh lặp lại mình.
XUÂN HOÀNGĐồng hới
Hoàng Vũ Thuật - Đông Triều - Đỗ Quyên - Đoàn Mạnh Phương - Đào Duy Anh - Nguyễn Thị Anh Đào - Nguyễn Văn Hùng - Phan Lệ Dung - Trần Phương Trà