Mười bảy năm xa mệ
Những ngày đông rét mướt cóng bàn tay
Cháu đưa hai con về quê thăm mệ
Mắt trẻ thơ chưa bao giờ vui đến thế
Ngắm di ảnh mệ cười sau những lư hương
Mệ đã xa cháu một quãng đường
Mười bảy năm và rồi sẽ là những năm phía trước
Những năm tháng dài cháu không bao giờ còn được
Rúc vào vai mệ ngửi thơm mát vị dầu dừa
Nhớ mùi cao sao vàng mệ vẫn bôi vào thái dương thủa xa xưa
Những mùa lạnh này mệ sẽ rất đau mà cháu thì bất lực
Chỉ mong lớn lên sau này đi làm gắng sức
Mua cho mệ biết bao cao sao vàng để sưởi ấm mệ mùa đông
Cháu khóc một mình khi nhớ rằng mệ đã từng ngóng trông
Cháu lớn lên, lập gia đình rồi sinh con đẻ cái
Thế mà mệ đã vội đi xa mãi mãi
Khi tháng năm ấy, cháu mới chỉ bắt đầu…
Cháu đã đi tìm mệ dưới giếng sâu
Trên bầu trời và trong những dòng nước chảy
Giữa ánh lửa bập bùng và mùi khói nhang quỳ lạy
Nhưng mệ đã không một lần nói với cháu sau khi mãi ra đi
Có lẽ chết là hết thật rồi, nên cháu khóc ướt bờ mi
Mệ cho cháu trái tim, tâm hồn và những gì êm ả nhất
Đến cuối đời, cháu chưa từng mua tặng mệ một mảnh áo len chật
Mà năm nay, kỵ mệ trời lại buốt tê lòng
Biết bao đêm cháu cứ ước mong
Mệ hiện ra nói rằng cháu đừng buồn, đừng trông mãi
Mệ kiếp sau sẽ đầu sinh trở lại
Làm cánh cò bay rợp trắng giấc mơ trưa
Làm cô Tấm trong những câu chuyện ngày xửa ngày xưa
Làm cục đường mía mật đen kho cá ngon như mật
Làm chiếc dép cao su nâng niu bàn chân đất
Cháu vẫn chạy nô đùa trong khoảng vắng dậu thưa
Nhưng chỉ có ngoài kia đáp lời cháu bằng những giọt mưa
Mệ không bao giờ hiện ra, mà sấm vẫn hồn nhiên chớp mãi
Cháu thêm một lần khóc thầm, vụng dại
Không biết rằng những năm tháng sống cùng mệ ở trên đời là
hạnh phúc vô biên
Những cây nhang, khói trầm, vàng mã đã hết thiêng…
Từ ngày, cháu biết rằng, mệ mất rồi là không còn gì thật nữa
Cái chết là hư vô nhưng nỗi đau là ngọn lửa
Cháu một đời đem lửa tìm kiếm những hư vô
(TCSH432/02-2024)
LTS: Nhắc đến Trần Thị Huyền Trang chắc hẳn bạn đọc Sông Hương không thể nào quên truyện ngắn “Đắng như hạnh phúc” trên “Trang viết đầu tay” của Tạp chí Sông Hương số 7 (tháng 6.1984). Tựa đề này sau đó được lấy làm tựa đề chung cho một tập truyện ngắn của CLB Văn học Trẻ Huế.
PHAN TRUNG THÀNH
Lê Văn Ngăn - Ngô Xuân Hội - Thế Dũng
PHƯƠNG NAM
Từ Nguyễn - Đông Triều - Cao Hạnh - Trần Huy Minh Phương - Nguyễn Minh Khiêm - Đức Sơn - Từ Hoài Tấn - Bảo Cường - Biển Bắc
LGT: Gia đình Kim Quý là một gia đình nghệ sĩ nổi tiếng. Chồng, nghệ sĩ Nhân dân Xuân Đàm, tác giả kịch bản đồng thời là đạo diễn của nhiều vở kịch nói, để lại dấu ấn cho nền sân khấu Việt Nam một thời không thể nào quên.
NGỌC TUYẾT
VI THÙY LINH
HOÀNG VŨ THUẬT Nếu tôi chết đi Xin cứ để bao lơn rộng mở… (F. Garcia Lorca)
Huỳnh Thúy Kiều - Nguyễn Đông Nhật - Thạch Quỳ - Trần Tịnh Yên - Đoàn Vĩnh Phúc - Lê Huỳnh Lâm - Khaly Chàm - Tôn Phong - Nguyễn Lãm Thắng - Đình Thu
NGUYỄN NGỌC PHÚ (Trích trường ca)
TRẦN HỒ THÚY HẰNG
TUỆ NGUYÊN
VŨ TRỌNG QUANG
Trần Mạnh Hảo - Lý Toàn Thắng - Trần Bá Đại Dương - Thái Ngọc San - Trúc Chi - Phạm Tấn Hầu - Ngô Minh - Văn Tăng - Nguyễn Khắc Thạch - Lý Hoài Xuân - Trần Hải Sâm
PHAN DUY NHÂN
Hoàng Vũ Thuật - Lê Vĩnh Thái - Nguyễn Ngọc Hòa - Nguyễn Văn Quang - Trần Gia Thái - Hiếu Vinh - Chử Văn Long - Đông Hà - Trần Hoàng Phố - Nguyễn Hoa - Fan Tuấn Anh - Vạn Lộc - Nguyễn Thánh Ngã - Nguyễn Tất Hanh
LGT: Mộng là cõi cứu chuộc tâm hồn của thi nhân khi thực tại không còn là nơi để họ hiện hữu. Với Lưu Trọng Lư thì điều đó hiển nhiên đúng. Không phải một cách vô cớ mà trong Thi nhân Việt Nam Hoài Thanh viết: “Giá một ngày kia Lư có nhảy xuống sông ôm bóng trăng mà chết ta cũng không ngạc nhiên một tí nào.” Nếu thế thì đó cũng chính là cái “mơ về”, cái “tìm đến” trong miền sáng tạo riêng của thi nhân.
VĂN CÁT TIÊN
Hoàng Vân - Nguyễn Đạt - Vĩnh Nguyên - Ngàn Thương