Kỷ niệm 120 năm xây dựng và phát triển chợ Đông Ba

07:01 17/08/2019

Tối ngày,  16/8 Ban quản lý chợ Đông Ba đã tổ chức lễ kỷ niệm 120 năm xây dựng và phát triển chợ Đông Ba (1899 - 2019).

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định tặng hoa chúc mừng chợ Đông Ba tròn 120 năm thành lập

Trước khi có chợ Ðông Ba, bên ngoài cửa Chánh Ðông (phường Thuận Thành ngày nay), dưới thời Gia Long có một chợ lớn mang tên “Qui Giả thị”. Năm 1885, kinh đô thất thủ, chợ bị quân Pháp đốt sạch. Ðến năm 1887, vua Ðồng Khánh cho xây lại chợ và đổi tên là Ðông Hoa do gần cửa Chánh Đông, tuy nhiên do kiêng húy bà Hồ Thị Hoa - mẹ vua Thiệu Trị nên Đông Hoa đổi tên thành một âm có cùng chữ viết là “Đông Ba”. Năm 1899, vua Thành Thái cho dời chợ Đông Ba về vị trí hiện nay - nằm dọc theo bờ Bắc sông Hương, phía trước là đường Trần Hưng Ðạo - một trong những trục đường chính của thành phố Huế.

Kể từ khi thành lập cho đến nay, Đông Ba là ngôi chợ lớn của tỉnh Thừa Thiên Huế và khu vực miền Trung gắn liền tên tuổi với các ngôi chợ nổi tiếng trên toàn quốc như: chợ Đồng Xuân - Hà Nội, chợ Bến Thành - Thành phố Hồ Chí Minh và có bề dày lịch sử với thành tích đáng tự hào. Trong 120 năm qua kể từ khi “đem ra ngoài giại” được nằm ở vị trí thuận lợi “trên bến dưới thuyền”, chợ Đông Ba là một trung tâm thương mại, nơi giao lưu trao đổi hàng hóa của tỉnh, góp phần tích cực và quan trọng cho việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương nhất là từ sau năm 1975 cho đến nay.

Hiện nay chợ có trên 2.700 hộ kinh doanh, có từ 500 - 700 hộ buôn bán rong bạ. Bình quân mỗi ngày có 5.000 đến 7.000 lượt khách đến chợ; vào những ngày lễ, tết chợ thu hút đông từ 10.000 đến 12.000 người đến tham quan, mua sắm. Bình quân mỗi năm trên địa bàn chợ thu ngân sách cho Nhà nước từ 30 tỷ đến 35 tỷ đồng.

Ban quản lý Chợ còn thường xuyên phối hợp với các cấp –ngành chức năng kiểm tra, ngăn chặn gian lận thương mại, tăng cường công tác quản lý thị trường. Bên cạnh đó, công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, phòng cháy chữa cháy, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ Quốc luôn được chú trọng… Công tác xây dựng Đảng, chính quyền được BQL Chợ Đông Ba đẩy mạnh, nhiều năm được công nhận là Chi bộ trong sạch, vững mạnh; nhiều năm liền đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc cấp tỉnh và thành phố. Tập thể cán bộ, viên chức, tiểu thương Chợ Đông Ba còn vinh dự đón nhận nhiều phần thưởng cao quý của Đàng và Nhà nước.

Lãnh đạo TP Huế trao Giấy khen cho các tập thể, cá nhân xuất sắc của Chợ Đông Ba


Trong thời gian tới,  chợ Đông Ba sớm trở thành chợ văn minh thương mại. Ban quản lý chợ Đông Ba tiếp tục kêu gọi mọi người thực hiện tốt đề án “Ngày Chủ nhật xanh”, vận động cán bộ viên chức và chị em tiểu thương nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường, thực hiện nếp sống văn minh đô thị. Hạn chế sử dụng túi ni lông khi gói hàng, đựng thực phẩm. Chú trọng, duy trì và phát huy những ngành hàng truyền thông của xứ Huế như ngành hàng kim hoàn, mỹ nghệ,… hàng lưu niệm: mè xửng tôm chua, nón lá, trà,... Đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng gian hàng văn minh thương mại, vận động tiểu thương nâng cao kỹ năng mua bán, theo hướng văn minh, lịch sự và thân thiện. Đồng thời, tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy, phòng chống tội phạm, giữ vững tình hình an ninh trên địa bàn Chợ. Phối hợp với các tổ chức đoàn thể, đẩy mạnh các phong trào, tiếp tục làm tốt công tác từ thiện, đền ơn đáp nghĩa, hỗ trợ người nghèo…

Phát biểu tại lễ kỉ niệm, ông Trần Song – Phó Chủ tịch UBND TP Huế cho biết: “Qua hơn một thế kỷ xây dựng và phát triển, chợ Đông Ba đã đạt được những thành tựu đáng tự hào song cũng đứng trước những khó khăn, thách thức trên bước đường tiến lên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trên cơ sở phát huy truyền thống tốt đẹp của ngôi chợ có bề dày lịch sử và văn hóa, với tinh thần đoàn kết, lao động sáng tạo và phẩm chất thanh lịch của chị em tiểu thương, sự giúp đỡ, phối hợp có hiệu quả của các cấp, các ngành, nhất định chợ Đông Ba sẽ được xây dựng ngày càng văn minh hiện đại và phát triển bền vững nhằm đáp ứng tích cực yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của thành phố trong giai đoạn mới.”

Trong khuôn khổ lễ kỉ niệm, đại diện lãnh đạo tỉnh đã trao tặng bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho 07 tập thể, 08 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2018.
 

 

Phương Anh

 

 

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Sáng ngày 15/9, Hội Nghệ sĩ sân khấu Thừa Thiên Huế tổ chức kỷ niệm Ngày Sân khấu Việt Nam (12-8 Âm lịch). 

  • Huế là một trung tâm Phật giáo lớn của cả nước, với hệ thống chùa chiền dày đặc, nhiều chùa được liệt vào hàng quốc tự. Tuy nhiên, tiềm năng về du lịch văn hóa tâm linh vẫn chưa trở thành thế mạnh, góp phần phát triển KT-XH của thành phố

  • Cách Huế khoảng chừng 40 km, làng Phước Tích thuộc xã Phong Hòa- huyện Phong Điền từ lâu được biết đến với những ngôi nhà rường in bóng thời gian và nghề gốm truyền thống lâu đời.

  • Như dải lụa vắt ngang qua kinh thành Paris hoa lệ và cố đô Huế rêu phong, cả sông Seine và sông Hương đều là chứng nhân của thăng trầm của lịch sử. Những năm tháng rực rỡ cũng như ngày tàn của nhiều triều đại phong kiến đã trôi qua trên dòng chảy của chúng.

  • Đại sứ quán Israel tại Việt Nam cho biết, sẽ cử nhóm vũ nhạc “Tararam” sang tham gia biểu diễn tại Festival Huế 2014. Đây là lần đầu tiên nhóm vũ nhạc này đến với Festival Huế và sẽ hứa hẹn những tiết mục ấn tượng, sôi động.

  • Chức Phó giám đốc một Nhà xuất bản cấp tỉnh thì thiếu chi thứ để bày vẽ kiếm... tiền? Thế mà dài dài ngày lại nuôi chí dựng một bảo tàng bằng cách dành tiền để mua hiện vật đến nỗi thường xuyên phải gặm mỳ gói...

  • Năm 2013, kỷ niệm 100 năm ra đời (1913-2013) của Hội những người bạn Huế xưa hay cũng gọi Hội Đô Thành Hiếu Cổ (Association des Amis du Vieux Huế). Đối với một người nghiên cứu lịch sử văn hóa Huế thì sự kiện 100 năm ra đời của Hội những người bạn Huế xưa là hấp dẫn nhất. Nhưng sự kiện này đã được UB Văn hóa Hội đồng Giám mục Việt Nam tổ chức vào tháng 9/2010 tại Huế một Hội thảo Khoa học với nội dung Thân thế và sự nghiệp của Léopold Michel Cadière. 

     

  • Họa sĩ, kiến trúc sư Nguyễn Hoài Hương được nhiều người biết đến không chỉ vì tài năng của anh, mà cả vì ngôi nhà gỗ đầy phong cách.

  • Huế là kinh đô của Việt Nam trong một thời gian khá dài dưới hai triều đại : Tây Sơn (1788 - 1801) và Triều Nguyễn (1802 - 1945). Huế còn lưu giữ trong lòng một khối lượng đồ sộ những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc ta. Unesco đã công nhận quần thể di tích cố đô và nhã nhạc cung đình Huế là di sản văn hóa thế giới. Kinh thành cố đô Huế với Thành lũy hình ngôi sao hiện nay còn tồn tại duy nhất ở Việt Nam.

  • (SHO) - Theo đề án “Phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020” vừa được Bộ VH-TT-DL phê duyệt, đến  năm 2020  du lịch biển phải có được ít nhất 6 điểm đến du lịch tầm cỡ quốc tế, trong đó có Lăng Cô – Cảnh Dương.

  • Ngày 05/9, Hội Sân khấu tỉnh Thừa Thiên Huế đã  tổ chức khai mạc Trại sáng tác kịch bản sân khấu năm 2013.

  • Chiều ngày 03/9, tại Nhà Lục giác ( đường Trịnh Công Sơn - TP Huế), Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế và Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế đã tổ chức chương trình biểu diễn chào mừng kỷ niệm Ngày Âm nhạc Việt Nam ( 03/9/1959 - 03/9/2013).

  • (SHO). Đến nay, đã có 138 đơn đăng ký tham gia danh mục bảo vệ nhà vườn thuộc các phường: Kim Long, Thủy Biều, Vỹ Dạ, Thuận Lộc, Phú Nhuận.

  • (SHO) -  Bộ VHTTDL vừa đồng ý chi 1,84 để phòng trừ côn trùng hại gỗ tại di tích làng cổ Phước Tích, tỉnh Thừa Thiên Huế.

  • (SHO) - Ngày 2/9, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức lễ công bố chương trình kích cầu Tháng Vàng du lịch tại di sản Huế. Chương trình kéo dài từ 2/9 đến 30/9/2013

  • Liên hoan là một hoạt động văn hóa lớn nhằm phát huy và đẩy mạnh phong trào văn hóa văn nghệ của cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, nông dân, học sinh, sinh viên, lực lượng vũ trang trên địa bàn toàn tỉnh.

  • Những bức tranh gạo của họa sĩ trẻ Phạm Đình Thái, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên-Huế, để lại ấn tượng cho người xem không chỉ vì nét mộc mạc, gần gũi từ chất liệu, hình ảnh mà còn ẩn chứa một nghị lực phi thường. 

  • Ngày 02/9, giải đua ghe truyền thống tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra với sự tham dự của  8 ghe đua ưu tú của các huyện và thị xã, phường trong toàn tỉnh. 

  • Nhân kỷ niệm 68 năm cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, ngày 02/9, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã tổ chức triển lãm ảnh "Di tích Huế, ký ức và hiện tại".

     

  • (SHO). Có trên 600 năm tuổi, Làng cổ Phước Tích chứa trong mình một tiềm năng lớn lao để phục vụ cho du lịch. Những năm gần đây, Nhà nước và các tổ chức quốc tế đã quan tâm tạo điều kiện cho Phước Tích những cơ hội mới trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa làng cổ…