Tối ngày, 16/8 Ban quản lý chợ Đông Ba đã tổ chức lễ kỷ niệm 120 năm xây dựng và phát triển chợ Đông Ba (1899 - 2019).
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định tặng hoa chúc mừng chợ Đông Ba tròn 120 năm thành lập
Trước khi có chợ Ðông Ba, bên ngoài cửa Chánh Ðông (phường Thuận Thành ngày nay), dưới thời Gia Long có một chợ lớn mang tên “Qui Giả thị”. Năm 1885, kinh đô thất thủ, chợ bị quân Pháp đốt sạch. Ðến năm 1887, vua Ðồng Khánh cho xây lại chợ và đổi tên là Ðông Hoa do gần cửa Chánh Đông, tuy nhiên do kiêng húy bà Hồ Thị Hoa - mẹ vua Thiệu Trị nên Đông Hoa đổi tên thành một âm có cùng chữ viết là “Đông Ba”. Năm 1899, vua Thành Thái cho dời chợ Đông Ba về vị trí hiện nay - nằm dọc theo bờ Bắc sông Hương, phía trước là đường Trần Hưng Ðạo - một trong những trục đường chính của thành phố Huế.
Kể từ khi thành lập cho đến nay, Đông Ba là ngôi chợ lớn của tỉnh Thừa Thiên Huế và khu vực miền Trung gắn liền tên tuổi với các ngôi chợ nổi tiếng trên toàn quốc như: chợ Đồng Xuân - Hà Nội, chợ Bến Thành - Thành phố Hồ Chí Minh và có bề dày lịch sử với thành tích đáng tự hào. Trong 120 năm qua kể từ khi “đem ra ngoài giại” được nằm ở vị trí thuận lợi “trên bến dưới thuyền”, chợ Đông Ba là một trung tâm thương mại, nơi giao lưu trao đổi hàng hóa của tỉnh, góp phần tích cực và quan trọng cho việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương nhất là từ sau năm 1975 cho đến nay.
Hiện nay chợ có trên 2.700 hộ kinh doanh, có từ 500 - 700 hộ buôn bán rong bạ. Bình quân mỗi ngày có 5.000 đến 7.000 lượt khách đến chợ; vào những ngày lễ, tết chợ thu hút đông từ 10.000 đến 12.000 người đến tham quan, mua sắm. Bình quân mỗi năm trên địa bàn chợ thu ngân sách cho Nhà nước từ 30 tỷ đến 35 tỷ đồng.
Ban quản lý Chợ còn thường xuyên phối hợp với các cấp –ngành chức năng kiểm tra, ngăn chặn gian lận thương mại, tăng cường công tác quản lý thị trường. Bên cạnh đó, công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, phòng cháy chữa cháy, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ Quốc luôn được chú trọng… Công tác xây dựng Đảng, chính quyền được BQL Chợ Đông Ba đẩy mạnh, nhiều năm được công nhận là Chi bộ trong sạch, vững mạnh; nhiều năm liền đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc cấp tỉnh và thành phố. Tập thể cán bộ, viên chức, tiểu thương Chợ Đông Ba còn vinh dự đón nhận nhiều phần thưởng cao quý của Đàng và Nhà nước.
![]() |
Lãnh đạo TP Huế trao Giấy khen cho các tập thể, cá nhân xuất sắc của Chợ Đông Ba |
Trong thời gian tới, chợ Đông Ba sớm trở thành chợ văn minh thương mại. Ban quản lý chợ Đông Ba tiếp tục kêu gọi mọi người thực hiện tốt đề án “Ngày Chủ nhật xanh”, vận động cán bộ viên chức và chị em tiểu thương nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường, thực hiện nếp sống văn minh đô thị. Hạn chế sử dụng túi ni lông khi gói hàng, đựng thực phẩm. Chú trọng, duy trì và phát huy những ngành hàng truyền thông của xứ Huế như ngành hàng kim hoàn, mỹ nghệ,… hàng lưu niệm: mè xửng tôm chua, nón lá, trà,... Đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng gian hàng văn minh thương mại, vận động tiểu thương nâng cao kỹ năng mua bán, theo hướng văn minh, lịch sự và thân thiện. Đồng thời, tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy, phòng chống tội phạm, giữ vững tình hình an ninh trên địa bàn Chợ. Phối hợp với các tổ chức đoàn thể, đẩy mạnh các phong trào, tiếp tục làm tốt công tác từ thiện, đền ơn đáp nghĩa, hỗ trợ người nghèo…
Phát biểu tại lễ kỉ niệm, ông Trần Song – Phó Chủ tịch UBND TP Huế cho biết: “Qua hơn một thế kỷ xây dựng và phát triển, chợ Đông Ba đã đạt được những thành tựu đáng tự hào song cũng đứng trước những khó khăn, thách thức trên bước đường tiến lên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trên cơ sở phát huy truyền thống tốt đẹp của ngôi chợ có bề dày lịch sử và văn hóa, với tinh thần đoàn kết, lao động sáng tạo và phẩm chất thanh lịch của chị em tiểu thương, sự giúp đỡ, phối hợp có hiệu quả của các cấp, các ngành, nhất định chợ Đông Ba sẽ được xây dựng ngày càng văn minh hiện đại và phát triển bền vững nhằm đáp ứng tích cực yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của thành phố trong giai đoạn mới.”
Trong khuôn khổ lễ kỉ niệm, đại diện lãnh đạo tỉnh đã trao tặng bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho 07 tập thể, 08 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2018.
Phương Anh
Từ biển Thuận An, xuôi theo dòng sông Ô Lâu để đi dọc theo chiều dài đầm phá.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta phát triển trong bối cảnh của cơ chế thị trường, có mặt tích cực là khơi dậy mọi tiềm năng sáng tạo, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ về KT-XH, tạo thêm nhiều giá trị văn hóa mới, làm giàu thêm bản sắc văn hóa dân tộc, nhưng đồng thời cũng nảy sinh những mặt tiêu cực, có nguy cơ hủy hoại bản sắc văn hóa dân tộc.
Dù bây giờ ở Huế có nhiều nhà hàng đặc sản, nhưng những ai một lần được thưởng thức những món ăn dân dã, nhưng ngọt ngào dư vị đồng quê của làng Nam Phổ chắc chắn sẽ không thể nào quên.
Du lịch trải nghiệm luôn hấp dẫn du khách trong và ngoài nước mỗi khi đi tham quan. Tại các làng nghề truyền thống, việc để khách tham quan tự làm ra các sản phẩm, thực sự đã thu hút và hấp dẫn du khách.
Huế xưa nay vốn nổi tiếng với nghệ thuật kiến trúc cảnh quan mang đậm tính chất dân gian. Trong các yếu tố của nghệ thuật kiến trúc truyền thống Huế, bình phong và non bộ đương nhiên là những yếu tố không thể thiếu.
Tới Huế mà chưa xuống thuyền nghe ca Huế coi như chưa biết đến đất Cố đô. Vì thế, dù bận đến đâu du khách cũng cố dành thời gian “tựa mạn thuyền rồng” để thưởng thức thú chơi tao nhã và độc đáo này. Nhưng trong thời buổi kinh tế thị trường, ca Huế trên sông Hương lại đang bị vướng vào lắm nỗi niềm.
Chứa đựng trong mình cả một giai đoạn lịch sử thông qua các di tích, nét trầm mặc cổ kính, điệu hát cung đình Huế âm trầm cùng với sông Hương, núi Ngự… tất cả đã tạo nên một Huế mộng mơ rất đặc trưng và luôn là điểm đến thú vị đối với mọi du khách.
Một trong những kiến trúc đặc trưng của Huế là nhà vườn. Hai khu vực có nhiều nhà vườn nhất là Vĩ Dạ và Kim Long. Vĩ Dạ, cái chốn nửa thôn quê, nửa thị thành mà ai cũng biết ấy xuất hiện trong một kiệt tác của Hàn Mặc Tử.
Sáng ngày 26/10, đồng chí Lê Trường Lưu - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có buổi tiếp xã giao Đoàn Chính phủ Hoàng gia Thái Lan do ngài Prachuab Chaiyasan - nguyên Bộ trưởng Bộ ngoại giao và Chủ tịch đương nhiệm Hội hữu nghị Việt Nam - Thái Lan làm Trưởng Đoàn.
Ngày 24/10, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã tổ chức công bố quy hoạch phân vùng sử dụng tổng hợp đới bờ trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; và quy hoạch phân vùng sử dụng đất các bãi tắm, điểm vui chơi giải trí cộng đồng bền vững vùng ven biển của tỉnh đến năm 2025.
(SHO) - Nhằm mục đích tưởng nhớ, tri ân, tôn vinh những cống hiến to lớn của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Bộ TT&TT sẽ phối hợp với Tỉnh ủy TT- Huế tổ chức lễ phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Nguyễn Chí Thanh” tại tỉnh TT- Huế vào ngày 31/12/2013.
(SHO) - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa phê duyệt dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển và đầm phá huyện Quảng Điền.
Điện Hòn Chén nằm trên vực nước sâu nhất của dòng sông Hương, ở một vị trí khá đặc biệt về địa cuộc phong thủy, nơi tương truyền có một nữ thần hiển linh thường hiện về đó hằng năm khi mùa thu tới…
Chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế và Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức Khai mạc triển lãm tranh “ Giao cảm” của nữ họa sĩ Đặng Thị Thu An, giảng viên Khoa Sư phạm Mỹ thuật - Trường Đại học Nghệ thuật Huế vào sáng nay, ngày 19/10/2013.
(SHO) - Tối ngày 17/10/2013, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức chương trình giới thiệu tác phẩm của các nhà thơ nữ: Thúy Nga, Từ Nguyễn và Lưu Ly. Đây là hoạt động nhằm chào mừng kỷ niệm Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10.
Vẻ đẹp đặc trưng của cố đô Huế không chỉ có hình mẫu kiến trúc nhà vườn. Những ngôi nhà kiểu Pháp trên dưới một trăm năm tuổi cũng tạo cho Huế một vẻ đẹp sang trọng, cổ điển Tây phương. Trải qua thời gian dâu bể, thiên tai dồn dập, đến nay chúng vẫn giữ được các giá trị văn hóa - lịch sử quý báu...
(SHO) - Vừa qua, tại công viên Nguyễn Chí Thanh, đã diễn ra các hoạt động nhân Kỷ niệm 57 năm Ngày truyền thống Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và phát động đợt thi đua cao điểm hướng đến Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.
SHO - Vào chiều 14/10, tại trụ sở Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Thừa Thiên - Huế đã diến ra buổi khai mạc triển lãm tranh "Bóng xưa và sắc hoa" của kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính.
Ở tuổi 92, cụ Công Tôn Nữ Trí Huệ vẫn còn khá minh mẫn, mắt sáng, tai tinh, giọng nói nhẹ nhàng đúng chất của con nhà dòng dõi. Cụ chính là cháu nội của Hoàng tử Miên Lâm - Hoàng tử thứ 57 của vua Minh Mạng (triều đình nhà Nguyễn).