PHÙNG TẤN ĐÔNG
Em còn chờ ta ở đó không
Nơi rẻo cát cuối cùng chưa cất căn nhà thừa tự đã tan chìm trong biển
Nơi đã chạm khảm ký ức chúng ta lộng lẫy mưa sao băng
Đêm nào cũng thức nằm nghe chuông chùa
Sáng nào cũng tiếng gõ thuyền đuổi cá
Em nói em lúc nào cũng lo bị lãng quên giăng bẫy
Nơi em nấu cho anh ăn bữa cơm chia tay giống buổi tiệc ly của Chúa
Cùng nhau đọc thơ Nadim Hicmek-“gã khổng lồ mắt xanh”
Rồi thì em chọn một người lùn tử tế
Có đi đâu nằm ngồi chỗ nào
Anh khó quên đêm trời ríu ran những tia chớp xa
Tiếng sấm đầu mùa cơn mưa biển ấm và thơm mùi tóc em
Anh tan trong tay ôm cái hôn nồng nhiệt thủy triều
Rồi chiếc bụng phẳng lì nơi bình nguyên trải đến vô biên
Anh ngủ giấc sơ sinh
Mê rồi nói mớ em ơi em ơi đừng xa rời
Nơi chúng ta học cách để quên
Những ngộ nhận bất trắc những viên đạn lạc hai mươi ba mươi năm
Những khu rừng sình lầy những khe núi thẳm
Những tranh cãi bất tận về quê hương đất nước
Rồi cái chết đến mỉm cười nói tha thứ hết
Nơi ta thường mơ sự bình yên nắng mưa tử tế
Buổi sáng chim hót ran trong vườn bầy ong săn mật
Chúng ta chăm bẵm những đứa con hồng hào đứa vẽ rất đẹp đứa hát rất hay
Những đứa con trong mơ
Những đứa con không thể đợi chết già
Anh nhớ trong mơ anh đã
Một trưa ngày tết hai đứa dẫn con đi chào họ hàng
Anh chuốc rượu say đòi vác em vác thánh giá lên núi Sọ
Mấy đứa con cười nói lêu lêu ông ba khùng
Trời mỗi năm mỗi lập xuân đường về đã rây rây mưa ướt bờ cây bụi cỏ
Biển rồi đã xóa nóc nhà thờ có sân hoa li li vàng bữa nọ
Em còn chờ ta không ở đó
(SH312/02-15)
ĐẶNG BÁ TIẾN
LÊ VI THỦY
LTS: Những nhịp đi cổ điển, những thi ảnh cũng như nhuốm màu cổ điển, nhưng gần như lại không bước ra từ cổ tích, mà từ cuộc sống bộn bề. Ba người đàn bà trong những bài thơ dưới đây, từ ba câu chuyện khác nhau, với những không gian khác nhau, nhưng họ chung một nỗi rất đàn bà: yêu, chờ đợi, và hy vọng trong cô đơn…
HOÀNG VŨ THUẬT
Vũ Dy - Nhất Lâm - Nguyễn Nhã Tiên - Trần Thị Tường Vy - Châu Thu Hà - Nguyễn Miên Thượng - Nguyễn Hàn Chung - Phan Lệ Dung - Vương Kiều
Anh Nguyễn Hữu Đống là bạn của nhiều lớp văn nghệ sĩ, nhất là ở Huế. Từ Trịnh Công Sơn, Nguyễn Đắc Xuân, Trần Viết Ngạc, Đặng Tiến, Trụ Vũ… đến nhiều người thuộc lứa sau như Nguyễn Chí Trí, Vĩnh Ba, Nguyễn Thượng Hải, Hồ Đăng Thanh Ngọc, Lê Huỳnh Lâm, Bạch Lê Quang, Phạm Tấn Hầu…
ĐÔNG TRIỀU
Tôi là Nguyễn Văn Phong. Sinh năm 1985. Quê quán: xã Hà Ninh, Hà Trung, Thanh Hóa. Hiện sống cùng thân sinh. Làm ruộng, lao động phổ thông. Không dùng điện thoại di động. Đây là một số bài thơ lần đầu tôi gửi đến Tạp chí Sông Hương.
TRƯƠNG ĐĂNG DUNG
NGUYỄN ĐỨC TÙNG
Mai Văn Phấn - Phạm Đức Mạnh - Hồng Vinh - Nguyên Ngọc - Tôn Nữ Minh Châu
LTS: Nhà thơ Nguyễn Xuân Sang quê quán ở An Hòa - Huế, anh đã xuất bản 04 tập thơ & 01 tập phóng sự, ghi chép; từng đạt một số giải thưởng các cuộc thi.
LGT: Machu Picchu của đế quốc Inca, núi thiêng Mỹ Sơn của vương quốc Chămpa có cùng số phận đỉnh cao một nghệ thuật kỳ vĩ bị chiến tranh và thời gian tàn phá.
Nguyễn Trọng Tạo - Phùng Tấn Đông - Đỗ Xuân Thu
NGUYỄN VIỆT CHIẾN
TÔN PHONG
Nguyễn Đông Nhật - Từ Hoài Tấn - Trần Hoàng Phố - Phan Trung Thành - Phùng Sơn - Lê Hồ Ngạn
TRẦN TỊNH YÊN
ĐÀO DUY ANH
LTS: Trước những thử thách của nhiều trường phái thơ hiện đại, xem ra thơ lục bát Việt Nam vẫn sống khỏe. Nó thậm chí không nhất thiết phải phân biệt rạch ròi “hậu lục bát Truyện Kiều”, “hậu lục bát Lửa Thiêng” hay “hậu lục bát Bùi Giáng”. Tuy vậy để được ghi tên tác giả dưới những âm tiết quen thuộc, dễ nhớ đó… ắt tâm hồn người thi sĩ phải gạn đục khơi trong bao lần.