PHẠM QUYÊN CHI
Ảnh: internet
Thành phố chiều nay mưa
Một chiếc dép trôi dạt, chiếc dép màu hồng nhạt, chiếc dép một người con gái chưa chồng
Nhưng không,
Qua cơn mưa người ta thường hay đoán định những điều ý nghĩa hơn
Tôi nghĩ chi điều tầm thường chiếc dép đã mất hút
Thành phố nếu tính về những điều bé nhỏ thì không tính được
Một em bé hỏi về hố nước
Cô Chi ơi! Mẹ con bảo rằng con không được đụng chân vào hố,
con thật sự không hiểu nổi vì sao, con đã rất muốn đụng vào nước
Cô Chi ơi! Cô nghĩ cách làm sao mình đụng chân vào hố mà mẹ con không phát hiện ra đi
Ồ, tôi đã nghĩ ra mọi cách
Giống như tôi muốn ném bỏ tất cả
Làm sao nghĩ cách để giúp một đứa bé dối mẹ nó
Làm sao nghĩ ra cách để kiếm được câu trả lời chân thành trước mặt đứa trẻ
Một cơn mưa tạt ngang
Như tạt vào ý nghĩ, thành phố có gì níu kéo
Không, không có điều gì níu kéo
Một chiếc dép trôi là một chiếc dép trôi
Một hố nước bẩn là hố nước bẩn
Còn câu trả lời ư?
Nó chưa hẳn là đúng.
Tôi
Chính thời khắc thức dậy giữa cơn mơ
Chính lúc uống sạch cốc nước
Phần thời gian đó mới thật đáng sợ trong lòng tôi
Đưa tôi đến nơi cô đơn bên gác bếp
Xin lỗi, làm sao nói được, ông tôi từng chọn ngồi trên một chiếc ghế cho riêng mình
Để im lặng
Như ông đã biết quá rõ lời của im lặng
Hình ảnh người đàn ông chết lặng lẽ trên chiếc ghế có phải chúng là phần kết hợp ăn ý nhất
Tôi không quá đau lòng
Khi trong cơn mơ, họ bảo rằng tôi không còn tỉnh táo để đọc vài cuốn sách
Có nghĩa là gì đấy
Sẵn sàng, tôi muốn góp thêm, phần không tỉnh ấy lên tờ giấy dán tường
Gió sẽ không làm rơi hư không
Mẹ tôi hay em gái sẽ nghiền ngẫm
Ôi ! lạy chúa gia đình chúng ta từng thần bí
Đêm tối nào cũng vậy
Điều gì trong giấc mơ đã khiến bông hoa dạy con người ta biết vượt qua thử thách
Tôi không cần hiểu quá nhiều về ngày mai, lời mời gọi của sự mất tỉnh táo đưa tôi đi vào lời từng con chữ
Nếu tôi biết hay nói ra phần khác nhau của tinh thần thì chắc chắn sẽ ít ai còn muốn nghe
Khoảng khắc sau nỗi sầu đau thường rơi vào mùa đông
- Còn bây giờ ư! Vẫn là mùa hè - và tôi chẳng bao giờ nhớ được nổi toàn vẹn một mùa. Tôi vẫn thường cảm nhận. Đau lòng để cảm nhận đó thôi.
(TCSH367/09-2019)
TRẦN THỊ TƯỜNG VY
Tháng Chạp bông hồng vàng
Đỗ Nam Cao - Nguyễn Trọng Tạo - Trần Chấn Uy - Nguyễn Văn Chương - Phùng Tấn Đông - Trần Quang Đạo - Trần Lê Văn
Hương xuân - Bài ca mùa xuân
Bạch Diệp - Nguyễn Hữu Minh Quân - Nguyên Tiêu - Nguyễn Thiền Nghi - Phan Lệ Dung - Lê Viết Xuân - Nguyễn Tấn Tuấn - Ngô Thiên Thu - Đinh Ngọc Diệp - Trịnh Bửu Hoài
LÊ HƯNG TIẾN
NGUYỄN NGỌC HẠNH
ĐINH THỊ NHƯ THÚY
HUỲNH LÊ NHẬT TẤN
PHÙNG CUNG
VŨ THANH HOA
Ngô Liêm Khoan - Nguyên Hạnh - Trần Hương Giang - Hoàng Ngọc Giang - Dương Anh Đằng - Trịnh Minh Hiếu
Lê Tấn Quỳnh - Nguyễn Đông Nhật - Trần Thị Tường Vui - Đỗ Thượng Thế - Kiều Trung Phương - Nguyễn Thanh Văn - Từ Nguyễn - Huỳnh Ngọc Phước
NGUYỄN HƯNG HẢI
NGUYỄN THIỆN ĐỨC
PHẠM ÁNH
LTS: Hoàng Cầm tên thật là Bùi Tăng Việt. Sinh ngày 20 tháng 2 năm 1922 tại làng Phúc Tằng, huyện Việt Yên (do đó mới có tên là Tăng Việt), Hà Bắc. Con một nhà nho không thành đạt, sống bằng nghề thầy thuốc. Hoàng Cầm (tên một vị thuốc rất đắng) là bút danh dùng từ năm 1939.
(Trích trong tập thơ sắp in: “Những vẻ đẹp khác”)
LTS: Nhà thơ Hữu Loan, tác giả bài thơ nổi tiếng "Màu tím hoa sim", tham gia cách mạng từ năm 1936 trong phong trào học sinh ở Thanh Hóa.
LTS: Trong 5 năm qua, trên những trang thơ, cùng với việc giới thiệu các tác giả có nhiều tìm tòi, có bút pháp riêng như Văn Cao, Thanh Thảo, Trần Vàng Sao, Phạm Tấn Hầu... Sông Hương đã chú ý đến những cây bút ở cơ sở - mà anh em trong tòa soạn gọi vui là "tác giả chân đất, như Phương Xích Lô, Nguyễn Thị Thái...
Nguyễn Ngọc Phú - Nguyễn Văn Thanh - Đỗ Hàn - Phan Văn Chương - Tháng Năm - Nguyễn Ngọc Hưng - Phạm Xuân Phụng - Nguyễn Ngọc Hạnh - Nguyễn Loan - Triệu Nguyên Phong