Chùm thơ Phạm Quyên Chi

09:17 11/10/2019


PHẠM QUYÊN CHI

Ảnh: internet

Thành phố chiều nay mưa

Một chiếc dép trôi dạt, chiếc dép màu hồng nhạt, chiếc dép một người con gái chưa chồng
Nhưng không,
Qua cơn mưa người ta thường hay đoán định những điều ý nghĩa hơn
Tôi nghĩ chi điều tầm thường chiếc dép đã mất hút
Thành phố nếu tính về những điều bé nhỏ thì không tính được
Một em bé hỏi về hố nước
Cô Chi ơi! Mẹ con bảo rằng con không được đụng chân vào hố,
con thật sự không hiểu nổi vì sao, con đã rất muốn đụng vào nước
Cô Chi ơi! Cô nghĩ cách làm sao mình đụng chân vào hố mà mẹ con không phát hiện ra đi
Ồ, tôi đã nghĩ ra mọi cách
Giống như tôi muốn ném bỏ tất cả
Làm sao nghĩ cách để giúp một đứa bé dối mẹ nó
Làm sao nghĩ ra cách để kiếm được câu trả lời chân thành trước mặt đứa trẻ
Một cơn mưa tạt ngang
Như tạt vào ý nghĩ, thành phố có gì níu kéo
Không, không có điều gì níu kéo
Một chiếc dép trôi là một chiếc dép trôi
Một hố nước bẩn là hố nước bẩn
Còn câu trả lời ư?
Nó chưa hẳn là đúng.



Tôi

Chính thời khắc thức dậy giữa cơn mơ
Chính lúc uống sạch cốc nước
Phần thời gian đó mới thật đáng sợ trong lòng tôi
Đưa tôi đến nơi cô đơn bên gác bếp
Xin lỗi, làm sao nói được, ông tôi từng chọn ngồi trên một chiếc ghế cho riêng mình
Để im lặng
Như ông đã biết quá rõ lời của im lặng
Hình ảnh người đàn ông chết lặng lẽ trên chiếc ghế có phải chúng là phần kết hợp ăn ý nhất
Tôi không quá đau lòng
Khi trong cơn mơ, họ bảo rằng tôi không còn tỉnh táo để đọc vài cuốn sách
Có nghĩa là gì đấy
Sẵn sàng, tôi muốn góp thêm, phần không tỉnh ấy lên tờ giấy dán tường
Gió sẽ không làm rơi hư không
Mẹ tôi hay em gái sẽ nghiền ngẫm
Ôi ! lạy chúa gia đình chúng ta từng thần bí
Đêm tối nào cũng vậy
Điều gì trong giấc mơ đã khiến bông hoa dạy con người ta biết vượt qua thử thách
Tôi không cần hiểu quá nhiều về ngày mai, lời mời gọi của sự mất tỉnh táo đưa tôi đi vào lời từng con chữ
Nếu tôi biết hay nói ra phần khác nhau của tinh thần thì chắc chắn sẽ ít ai còn muốn nghe
Khoảng khắc sau nỗi sầu đau thường rơi vào mùa đông
- Còn bây giờ ư! Vẫn là mùa hè - và tôi chẳng bao giờ nhớ được nổi toàn vẹn một mùa. Tôi vẫn thường cảm nhận. Đau lòng để cảm nhận đó thôi.


(TCSH367/09-2019)




 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • LTS: Những nhịp đi cổ điển, những thi ảnh cũng như nhuốm màu cổ điển, nhưng gần như lại không bước ra từ cổ tích, mà từ cuộc sống bộn bề. Ba người đàn bà trong những bài thơ dưới đây, từ ba câu chuyện khác nhau, với những không gian khác nhau, nhưng họ chung một nỗi rất đàn bà: yêu, chờ đợi, và hy vọng trong cô đơn…

  • Vũ Dy - Nhất Lâm - Nguyễn Nhã Tiên - Trần Thị Tường Vy - Châu Thu Hà - Nguyễn Miên Thượng - Nguyễn Hàn Chung - Phan Lệ Dung - Vương Kiều

  • Anh Nguyễn Hữu Đống là bạn của nhiều lớp văn nghệ sĩ, nhất là ở Huế. Từ Trịnh Công Sơn, Nguyễn Đắc Xuân, Trần Viết Ngạc, Đặng Tiến, Trụ Vũ… đến nhiều người thuộc lứa sau như Nguyễn Chí Trí, Vĩnh Ba, Nguyễn Thượng Hải, Hồ Đăng Thanh Ngọc, Lê Huỳnh Lâm, Bạch Lê Quang, Phạm Tấn Hầu…

  • Tôi là Nguyễn Văn Phong. Sinh năm 1985. Quê quán: xã Hà Ninh, Hà Trung, Thanh Hóa. Hiện sống cùng thân sinh. Làm ruộng, lao động phổ thông. Không dùng điện thoại di động. Đây là một số bài thơ lần đầu tôi gửi đến Tạp chí Sông Hương.


  • NGUYỄN ĐỨC TÙNG

  • Mai Văn Phấn - Phạm Đức Mạnh - Hồng Vinh - Nguyên Ngọc - Tôn Nữ Minh Châu

  • LTS: Nhà thơ Nguyễn Xuân Sang quê quán ở An Hòa - Huế, anh đã xuất bản 04 tập thơ & 01 tập phóng sự, ghi chép; từng đạt một số giải thưởng các cuộc thi.

  • LGT: Machu Picchu của đế quốc Inca, núi thiêng Mỹ Sơn của vương quốc Chămpa có cùng số phận đỉnh cao một nghệ thuật kỳ vĩ bị chiến tranh và thời gian tàn phá.


  • Nguyễn Trọng Tạo - Phùng Tấn Đông - Đỗ Xuân Thu


  • NGUYỄN VIỆT CHIẾN

  • Nguyễn Đông Nhật - Từ Hoài Tấn - Trần Hoàng Phố - Phan Trung Thành - Phùng Sơn - Lê Hồ Ngạn

  • LTS: Trước những thử thách của nhiều trường phái thơ hiện đại, xem ra thơ lục bát Việt Nam vẫn sống khỏe. Nó thậm chí không nhất thiết phải phân biệt rạch ròi “hậu lục bát Truyện Kiều”, “hậu lục bát Lửa Thiêng” hay “hậu lục bát Bùi Giáng”. Tuy vậy để được ghi tên tác giả dưới những âm tiết quen thuộc, dễ nhớ đó… ắt tâm hồn người thi sĩ phải gạn đục khơi trong bao lần.

  • NGUYỄN DUY

    Nhìn từ xa... Tổ Quốc!