VƯƠNG KIỀU
Bài ca người thợ gặt
Cuộc đời tôi là năm tháng nắng nôi
năm tháng mưa côi bão tố trong lòng
hơi thở của tôi
là sự mầu nhiệm hồi sinh
của trăm năm trần ai về đời sám hối.
Tôi sám hối đời tôi
bằng những lời kinh huyền hoặc
như một niềm tin tắm gội thường ngày
tôi tắm gội
mà lòng không sạch nổi
nên trăm năm tội lỗi vẫn đầy.
Có thể!
Ngoài kia thinh không còn những lời kinh nào đó!
Lời kinh tinh khôi
mùa thu sáng tạo
tôi khát vọng về nơi sáng tạo
để mùa xuân tiếp bước mùa đông.
Ngày vẫn đi qua
tôi ngồi trên cồn cát
nhìn về biển khơi
nhìn sóng vỗ trào dâng...
những điệp khúc nghìn thu vang mãi
lời tôi yêu như sóng vỗ vào bờ.
Tôi yêu em
yêu mùa thu sám hối
hạnh phúc không phải là ngọc vàng châu báu
hạnh phúc!
Là khi em cười
nói lời yêu nồng ấm hương đêm.
Ngoài kia thinh không vang hồi chuông cầu nguyện
tôi cầu nguyện cho em
mãi mãi là hương xuân cho lòng tôi giải thoát
ra khỏi đường đời áo cơm chật chội
để mùa đông ấm áp lời yêu!
Tôi nói với em
với sợi tóc vương bay trên ngây thơ vầng tráng
ở đó em ước mơ gì?
Ở đó tôi ước mơ
mùa đông thuở ấy
khi những hạt mưa
mưa trời phố Huế
bàn chân em giá lạnh
lòng nguyệt cầm không nắm được bàn tay.
Tôi là mùa thu
đi trên chuyến tàu mùa đông cô độc
không nhìn thấy trăng sao
chỉ thấy tuyết rơi như lời kinh sám hối
trăm năm đã yêu rồi
xin nắng ấm bình minh.
Đêm!
Tôi ngồi trong lòng cổ tích
với ly rượu sầu từng đêm cô độc
ngày mai xuân ý sẽ về
tôi ngậm ngùi từ biệt mối tình không.
Gởi về em một mùa hoa bướm
để ngàn năm và mãi ngàn năm
trên cánh đồng xanh
Tôi!
Người thợ gặt
gặt đời ấm no
Ngày mai và mãi mãi ngày mai
tôi yêu em
ước tình
tình không bắt bóng.
(TCSH326/04-2016)
Ngôn ngữ như một phương tiện truyền đạt thông tin, đối với thi sĩ, ngôn ngữ là công cụ để truyền cảm xúc của mình đến mọi người. Người làm thơ, điều quý nhất là cảm xúc. Nghệ thuật tu từ là phần kế tiếp để tác giả chia sẻ trọn vẹn cảm xúc của chính mình đến với mọi người.
(SHO). Người đã ra đi thật rồi
Đại Tướng Huyền Thoại của chúng ta – Đại Tướng Võ Nguyên Giáp
Người Đại Tướng Vĩnh Viễn, Người Đại Tướng Của Nhân Dân
NGUYỄN PHI TRINH
NGUYỄN DUY
Đặng Huy Giang - Nguyên Quân - Mai Văn Hoan - Nguyễn Miên Thảo - Phan Văn Chương - Phạm Xuân Phụng
NGÔ MINH
THANH THẢO
Ngàn Thương - Nguyễn Khoa Như Ý - Công Nam - Nguyễn Thanh Mừng - Nguyễn Văn Thanh - Phan Lệ Dung - Lê Ngã Lễ
HỒNG VINH
Dăm năm cuối của thập niên 90, tác giả Ngọc Khương nổi lên với những tập thơ viết cho thiếu nhi như Bim bim và mướp vàng, Cây đàn và bông hồng (in chung với con gái út Kiều Giang). Dạo đó thơ anh được các nhạc sĩ chú ý, tìm đọc và chắp cánh cho những bài: Em là gió mát, Búp bê cổ tích, tập đàn, Nhà cười thành những ca khúc “đứng” được với thời gian.
NGUYỄN MIÊN THẢO
VI THÙY LINH
ĐÀO DUY ANH
Tôi không có ý định vẽ một chân dung bụi bặm mang hồn cốt lãng tử của kẻ phiêu bạc muốn “đày đọa” hồn mình trong mọi ưu phiền phiêu linh chữ nghĩa. Tôi biết Phùng Hiệu “bị thơ làm” vì lòng anh vốn đa đoan, trắc ẩn với mọi thứ trên đường đời anh gặp.
Nguyễn Trọng Văn - Hồ Đắc Thiếu Anh - Nguyễn Giúp - Nguyễn Loan - Nguyên Hào - Vũ Thanh Lịch - Huỳnh Minh Tâm - Nguyễn Đạt - Đỗ Thượng Thế
TRẦN ĐÌNH BẢO
TRẦN THIÊN THỊ
Xuân Hoàng - Lưu Quang Vũ - Trần Khắc Tám - Trần Thị Huyền Trang - Văn Lợi
Lê Hòa - Nguyễn Man Kim - Trần Văn Hội - Vũ Thiên Kiều - Thảo Nguyên - Trần Phương Kỳ - Phạm Bá Nhơn - Phạm Thị Phương Thảo - Vĩnh Nguyên - Hoàng Ngọc Quý
HẢI KỲ