VƯƠNG KIỀU
Bài ca người thợ gặt
Cuộc đời tôi là năm tháng nắng nôi
năm tháng mưa côi bão tố trong lòng
hơi thở của tôi
là sự mầu nhiệm hồi sinh
của trăm năm trần ai về đời sám hối.
Tôi sám hối đời tôi
bằng những lời kinh huyền hoặc
như một niềm tin tắm gội thường ngày
tôi tắm gội
mà lòng không sạch nổi
nên trăm năm tội lỗi vẫn đầy.
Có thể!
Ngoài kia thinh không còn những lời kinh nào đó!
Lời kinh tinh khôi
mùa thu sáng tạo
tôi khát vọng về nơi sáng tạo
để mùa xuân tiếp bước mùa đông.
Ngày vẫn đi qua
tôi ngồi trên cồn cát
nhìn về biển khơi
nhìn sóng vỗ trào dâng...
những điệp khúc nghìn thu vang mãi
lời tôi yêu như sóng vỗ vào bờ.
Tôi yêu em
yêu mùa thu sám hối
hạnh phúc không phải là ngọc vàng châu báu
hạnh phúc!
Là khi em cười
nói lời yêu nồng ấm hương đêm.
Ngoài kia thinh không vang hồi chuông cầu nguyện
tôi cầu nguyện cho em
mãi mãi là hương xuân cho lòng tôi giải thoát
ra khỏi đường đời áo cơm chật chội
để mùa đông ấm áp lời yêu!
Tôi nói với em
với sợi tóc vương bay trên ngây thơ vầng tráng
ở đó em ước mơ gì?
Ở đó tôi ước mơ
mùa đông thuở ấy
khi những hạt mưa
mưa trời phố Huế
bàn chân em giá lạnh
lòng nguyệt cầm không nắm được bàn tay.
Tôi là mùa thu
đi trên chuyến tàu mùa đông cô độc
không nhìn thấy trăng sao
chỉ thấy tuyết rơi như lời kinh sám hối
trăm năm đã yêu rồi
xin nắng ấm bình minh.
Đêm!
Tôi ngồi trong lòng cổ tích
với ly rượu sầu từng đêm cô độc
ngày mai xuân ý sẽ về
tôi ngậm ngùi từ biệt mối tình không.
Gởi về em một mùa hoa bướm
để ngàn năm và mãi ngàn năm
trên cánh đồng xanh
Tôi!
Người thợ gặt
gặt đời ấm no
Ngày mai và mãi mãi ngày mai
tôi yêu em
ước tình
tình không bắt bóng.
(TCSH326/04-2016)
PHẠM XUÂN PHỤNG
Trung Quốc, hãy nhớ!
NGUYỄN NGỌC PHÚ
Tổ quốc tôi ba nghìn cây số biển
NGUYỄN LOAN
Không thể nào yên
NGUYỄN THÁI HƯNG
Đất ra đảo
Hải Bằng - Nguyễn Văn Dinh - Nguyễn Khắc Thạch - Phạm Tấn Hầu - Trần Bá Đại Dương - Tôn Nữ Ngọc Hoa
Lưu Thị Bạch Liễu - Nguyễn Thuấn - Ngô Thị Ý Nhi - Nguyễn Đạt - Nguyễn Thiền Nghi
Ngọc Biển - Bích Hải - Nguyễn Thị Duyên Sanh - Đông Hương - Hồng Vinh
Kiều Công Luận - Phan Công Tuyên - Hoàng Lê Diễm Trang - Lê Hào - Trần Hương Giang - Nguyễn Hoàng Dương
PHẠM VĂN VŨ
NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO
Từ Hoài Tấn có thơ xuất hiện khá sớm trên báo Văn (miền Nam) khoảng giữa năm 1960. Ngay từ buổi đầu, thơ Từ Hoài Tấn đã có một giọng điệu riêng. Và khác với một số người trong nhóm Nội Dung ngày ấy (như Thái Ngọc San, Mường Mán, Nguyễn Miên Thảo…), Từ Hoài Tấn có vẽ lặng lẽ như sự tách biệt của một con đường độc đạo để đi vào khu rừng nội tâm.
HỒ ĐẮC THIẾU ANH
*Ghi nhớ ngày tiễn đưa Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn 01-04-2001
Lê Từ Hiển - Nguyễn Như Huyền
Hồ Đắc Thiếu Anh - Nguyễn Hoàng Thọ - Trần Xuân An - Trần Hữu Dũng - Dương Thành Vũ - Nguyễn Hoàng Anh Thư
NGUYỄN HƯNG HẢI
Trần Vàng Sao - Ngô Minh - Phùng Tấn Đông - Nguyễn Văn Phương - Lê Ánh
Phùng Tấn Đông - Bạch Diệp - Nguyễn Man Kim - Đoàn Mạnh Phương - Ngô Công Tấn - Vĩnh Nguyên - Phan Trung Thành - Lê Hưng Tiến - Nhất Lâm - Châu Thu Hà - Nguyên Tiêu
Nguyễn Đức Quang - Đặng Thị Vân Khanh - Tuyết Nga - Thạch Quỳ
LTS: Phùng Quán sinh năm 1932, quê xã Thủy Dương thành phố Huế, gia nhập Vệ Quốc đoàn năm 13 tuổi (1-1946) làm liên lạc, chiến sĩ trinh sát trung đoàn 101.
Đinh Thu - Thái Kim Lan - Ngàn Thương - Hoàng Thị Thương - Nguyễn Miên Thượng - Nguyễn Loan - Vũ Trọng Quang - Trần Hữu Lục - Lê Huy Quang - Đỗ Hàn - Mai Văn Hoan - Trần Tịnh Yên