VƯƠNG KIỀU
Bài ca người thợ gặt
Cuộc đời tôi là năm tháng nắng nôi
năm tháng mưa côi bão tố trong lòng
hơi thở của tôi
là sự mầu nhiệm hồi sinh
của trăm năm trần ai về đời sám hối.
Tôi sám hối đời tôi
bằng những lời kinh huyền hoặc
như một niềm tin tắm gội thường ngày
tôi tắm gội
mà lòng không sạch nổi
nên trăm năm tội lỗi vẫn đầy.
Có thể!
Ngoài kia thinh không còn những lời kinh nào đó!
Lời kinh tinh khôi
mùa thu sáng tạo
tôi khát vọng về nơi sáng tạo
để mùa xuân tiếp bước mùa đông.
Ngày vẫn đi qua
tôi ngồi trên cồn cát
nhìn về biển khơi
nhìn sóng vỗ trào dâng...
những điệp khúc nghìn thu vang mãi
lời tôi yêu như sóng vỗ vào bờ.
Tôi yêu em
yêu mùa thu sám hối
hạnh phúc không phải là ngọc vàng châu báu
hạnh phúc!
Là khi em cười
nói lời yêu nồng ấm hương đêm.
Ngoài kia thinh không vang hồi chuông cầu nguyện
tôi cầu nguyện cho em
mãi mãi là hương xuân cho lòng tôi giải thoát
ra khỏi đường đời áo cơm chật chội
để mùa đông ấm áp lời yêu!
Tôi nói với em
với sợi tóc vương bay trên ngây thơ vầng tráng
ở đó em ước mơ gì?
Ở đó tôi ước mơ
mùa đông thuở ấy
khi những hạt mưa
mưa trời phố Huế
bàn chân em giá lạnh
lòng nguyệt cầm không nắm được bàn tay.
Tôi là mùa thu
đi trên chuyến tàu mùa đông cô độc
không nhìn thấy trăng sao
chỉ thấy tuyết rơi như lời kinh sám hối
trăm năm đã yêu rồi
xin nắng ấm bình minh.
Đêm!
Tôi ngồi trong lòng cổ tích
với ly rượu sầu từng đêm cô độc
ngày mai xuân ý sẽ về
tôi ngậm ngùi từ biệt mối tình không.
Gởi về em một mùa hoa bướm
để ngàn năm và mãi ngàn năm
trên cánh đồng xanh
Tôi!
Người thợ gặt
gặt đời ấm no
Ngày mai và mãi mãi ngày mai
tôi yêu em
ước tình
tình không bắt bóng.
(TCSH326/04-2016)
Nguyễn Đạt - Lê Ngã Lễ - Nguyễn Đông Nhật - Xuân Cao - Từ Hoài Tấn - Tôn Phong
PHAN ĐẠO
Đinh Cường - Anh Túc - Trần Hoàng Vy - Trần Hữu Lục - Nguyễn Thiền Nghi - Đông Hương - Thanh Trắc Nguyễn Văn
ĐỖ TẤN ĐẠT
Thái Kim Lan - Nguyễn Đặng Mừng - Đông Hương
Tuệ Lam - Nguyễn Việt Chiến - Nguyễn Hồng Hạnh - Phạm Bá Thịnh - Võ Quê - Nguyen Su Tu
LGT: Thông Thanh Khánh - người bạn Chăm mới đến với trang thơ Sông Hương vốn là nhà nghiên cứu và giảng dạy văn hóa Chăm ở một số trường Đại học phía Nam.
PHAN TRUNG THÀNH
Trần Phương Kỳ - Phương Uy - Lê Thu Thùy - Lê Hưng Tiến - Trần Thu Hà - Đức Phổ - Hồng Vinh - Nguyễn Thiện Đức - Lê Hà Ngân
PHẠM XUÂN PHỤNG
TỪ HOÀI TẤN
LTS: Nhà thơ Phạm Thị Phương Thảo bước vào làng thơ từ rất sớm, nhưng phải đến sau này chị mới cho xuất bản những ấn phẩm: “Dòng sông khát vọng” (thơ - Nxb. Văn học 2010), “Hoa nắng” (thơ - Nxb. Văn học 2011), “Trao em mùa hạ” (thơ - Nxb. Hội Nhà văn 2012), “Khúc ru nơi lưng núi” (thơ - Nxb. Hội Nhà văn 2012), “Hà Nội dấu yêu” (tản văn - Nxb. Hội Nhà văn 2013).
TRẦN ĐỨC LIÊM
Vân Nguyễn - Phạm Trường Thi - Hồ Đắc Thiếu Anh - Đông Hương - Phan Như
Phạm Ngọc Túy - Hà Duy Phương - Ngô Thị Ý Nhi - Phan Lệ Dung - Lê Vĩnh Thái - Đức Sơn - Nguyễn Hoàng Thọ - Mai Văn Phấn - Huỳnh Ngọc Thương - Lan Hoàng Miên
DUY TỪ
ĐINH THỊ NHƯ THÚY
LGT: Sinh tháng 10, tuổi con Ngựa, là tác giả truyện ngắn với tên thật Vũ Thanh Lịch, Nguyễn Hải Minh là bút danh dành cho thơ, chị hiện công tác tại Hội VHNT Ninh Bình. Hải Minh làm thơ lúc 16 tuổi, thơ của chị ăm ắp hơi thở của núi, vị mặn của biển, cùng những vui buồn mê thức trong cõi tình, cõi người mang mang… và cũng có lúc mê đắm, mải miết như con ngựa hoang rong ruổi qua từng cung bậc cảm xúc. Nhân ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, xin giới thiệu đến bạn đọc chùm thơ tác giả trẻ Nguyễn Hải Minh.
Tường Thi (gt)
LTS: “Niềm đam mê vô tận của tôi là đọc, làm thơ, viết văn và khao khát đến cháy bỏng là có đủ thời gian để thực hiện niềm đam mê ấy”. Khát khao ấy đã đi cùng năm tháng với nữ thi sĩ Vũ Thiên Kiều từ khi còn là cô học trò giỏi văn toàn quốc (1985), cho đến hôm nay, khi công tác tại Ban Dân vận huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang.