Vào lúc 15h30 ngày 28/06, nằm trong Chương trình Phát triển Không gian Văn hóa và Chương trình Tình Sông Hương, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi lễ khai mạc phòng triển lãm tranh “Ngày mới 2018” của bốn họa sĩ khuyết tật đến từ Yên Bái, Hà Tĩnh, Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế với sự hỗ trợ cũng như kết nối của kỹ sư Nguyễn Quỳnh Hoa đến từ Hà Nội tại hội trường tạp chí.
Phần trao giấy chứng nhận cho bốn họa sĩ khuyết tật góp mặt tại phòng tranh "Ngày mới 2018"
Nối tiếp thành công từ những triển lãm tranh nghệ thuật dành riêng cho các họa sĩ khuyết tật do Tạp chí Sông Hương tổ chức trong những năm qua với mục đích tạo động lực cho các thành viên có cơ hội phát triển, giao lưu và học hỏi cũng như xúc tiến việc bán tranh cho các họa sĩ để họ tạo lập cuộc sống, đây là lần thứ ba Tạp chí Sông Hương tổ chức triển lãm cho các họa sĩ khuyết tật với chủ đề triển lãm Ngày mới 2018. Trước đây, tạp chí cũng đã tổ chức hai cuộc triển lãm như thế với chủ đề Khát vọng (6/2012) và Ngày mới (4/2013) đã để lại nhiều dư âm, kỷ niệm đẹp đối với các họa sĩ và công chúng yêu nghệ thuật!
Nhà thơ Lê Vĩnh Thái - Phó Tổng biên tập Tạp chí Sông Hương đọc phát biểu khai mạc
Tại triển lãm Ngày Mới 2018 lần này công chúng yêu nghệ thuật đã có dịp thưởng lãm 22 tác phẩm của 4 họa sĩ, đó là: họa sĩ Lê Thị Mỹ Bình (Yên Bái), họa sĩ Nguyễn Tấn Hiền (Đà Nẵng), họa sĩ Lê Quang Lĩnh (Hà Tĩnh), họa sĩ Phạm Đình Thái (Thừa Thiên Huế). Bốn họa sĩ khuyết tật của chúng ta với bốn số phận khác nhau, nhưng đều có chung tình yêu hội họa.
Phần cắt băng khai mạc phòng tranh triển lãm
Tuy gặp phải rất nhiều khó khăn trong cuộc sống nhưng với nghị lực và khát vọng vươn lên để hòa nhập với cộng đồng, vượt qua tật nguyền, vượt qua những khó khăn vươn tới cái đẹp, các họa sĩ đã gửi đến cho chúng ta những thông điệp tuyệt vời, sâu sắc qua các tác phẩm, đó là nỗ lực lao động và khát vọng sáng tạo của các họa sĩ.
Đông đảo công chúng yêu nghệ thuật đến xem tranh
Các tác phẩm tại triển lãm Ngày Mới 2018 đã được các họa sĩ khắc họa về cuộc sống con người và phong cảnh quê hương với nhiều phong cách và trên các chất liệu khác nhau như sơn dầu, acrylic, màu nước và sơn mài... Với họa sĩ Tấn Hiền phong cảnh sông nước quê hương được thể hiện trên nền chất liệu màu nước. Những bức tranh acrylic được thực hiện bằng kỹ thuật chấm màu nhiều lớp vẽ về phong cảnh những nơi đi qua trong những lần tập huấn về cộng đồng và những giấc mơ hạnh phúc của họa sĩ Mỹ Bình. Họa sĩ Quang Lĩnh với những 4 bức tranh sơn dầu vẽ về giai đoạn chuyển giao của bốn mùa trong năm Xuân - Hạ - Thu - Đông. Chủ đề phong cảnh và Sen được họa sĩ Đình Thái khắc họa một cách sinh động trên nền chất liệu sơn mài.
Triển lãm diễn ra từ đây cho đến ngày 03/07/2018.
Dưới đây là thông tin về các họa sĩ tại buổi triển lãm cũng như một số tác phẩm có mặt ở phòng tranh của từng người.
Họa sĩ Lê Thị Mỹ Bình: sinh năm 1981, quê ở Yên Bái; bị liệt 2 chân do di chứng viêm tủy cắt ngang từ năm 1993; đã từng tham gia triển lãm Ngày mới (2013) tại Huế, triển lãm khu vực III Tây Bắc - Việt Bắc tại Bắc Kạn (2014); hiện tại là họa sĩ tự do, chuyên vẽ thuê và sáng tác tranh, dạy kèm học sinh tại nhà.
Tác phẩm Hoa hướng dương 5 (acrylic, 40x60cm)
Tác phẩm Hoàng hôn trên bờ suối Bơn (acrylic, 40x60cm)
Họa sĩ Lê Quang Lĩnh: sinh năm 1985, quê ở Hà Tĩnh; là hội viên Hội Liên hiệp VHNT Hà Tĩnh; đã từng tham gia các triển lãm khu vực như Bắc Miền Trung, Sông Hồng; đạt giải Nhất cuộc thị tranh vẽ “Alaxan - Chiến Thắng Nỗi Đau” (2006), tham gia giải đặc biệt cuộc thi tranh, ảnh về người khuyết tật cho Hội vì sự phát triển của người khuyết tật tỉnh Quảng Bình (AEPD) (2011), đạt giải Nhì vẽ tranh trừu tượng với đề tài “Mở cửa bước ra thế giới” của Tổ chức Education First (EF), Thụy Điển (2015)…
Tác phẩm Giao mùa 1 (acrylic, 60x60cm)
Tác phẩm Giao mùa 3 (acrylic, 60x60cm)
Họa sĩ Nguyễn Tấn Hiền: sinh năm 1978, quê ở Đà Nẵng; tháng 10 năm 2002, trong lúc đạp xe đến trường bị tai nạn liệt tứ chi phải ngồi xe lăn, đôi bàn tay rất yếu, chỉ còn duy nhất ngón cái tay phải có thể cử động được; bắt đầu tự học vẽ từ năm 2008; đã từng tham gia các cuộc triển lãm tại địa phương, khu vực và thế giới như ở Huế, Nam Miền Trung và Tây Nguyên, Đài Loan, Mỹ.
Tác phẩm Soi bóng sông quê (màu nước, 35x53cm)
Tác phẩm Sương sớm (màu nước, 35x53cm)
Họa sĩ Phạm Đình Thái: sinh năm 1988, quê ở Thừa Thiên Huế; bắt đầu học vẽ từ năm 2009 đến nay; đã từng tham nhiều cuộc triển lãm địa phương cũng như khu vực ở Huế, Quảng Trị,…
Tác phẩm Chiều vàng (sơn mài, 30x30cm)
Tác phẩm Góc vườn (sơn mài, 80x80cm)
Hữu Đức
Hội chữ thập đỏ huyện nam Đông vừa tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2016.
Huế trải hơn 350 năm lịch sử là thủ phủ Chúa Nguyễn Đằng Trong và Kinh Đô nước Việt triều Nguyễn, nhân dân lao động cả nước đã tạo nên Di sản văn hóa thế giới . Một trong những đặc trưng nổi bật của văn hóa Huế là văn hóa ẩm thực.
Ẩm thực Huế phong phú, lại vô cùng đặc sắc mà không nơi mô có được. Đến với xứ Thần Kinh, bạn sẽ được thưởng thức một món chè bột lọc bọc thịt heo quay, được xem là món chè độc đáo nơi cung đình từ thuở xa xưa còn lưu truyền đến ngày nay.
Theo thống kê, Huế có tới 175 loài thuộc 45 họ thực vật khác nhau, với đủ các kiểu dáng tự nhiên và gam màu cơ bản như xanh, vàng, đỏ, tím…
Nhà văn là ai? Tác phẩm của anh ta đảm nhận những sứ mệnh nào? Đâu là những giới hạn của văn chương? Đó là những câu hỏi mà nhiều người cầm bút đã tự vấn. Có nhiều người cho rằng, sứ mệnh duy nhất của nhà văn, không gì khác đó là hướng đến những giá trị nhân văn, chính giá trị nhân văn đã khiến tác phẩm nhà văn vượt qua mọi giới hạn.
Ngày 23 tháng 5 Âm lịch hàng năm là ngày cúng âm hồn của người dân thành Huế. Việc tổ chức cúng âm hồn có liên quan đến sự kiện kinh đô thất thủ năm 1885.
Huế là chốn kinh đô trong hơn 100 năm triều đại phong kiến Việt Nam, và ngày nay, Huế mang một không gian nhẹ nhàng, yên tĩnh, và có gì đó hoài niệm, buồn man mác. Với nhiều người yêu thích lịch sử, truyền thống, Huế là điểm phải đến khi du lịch miền Trung, thế nhưng nhiều người lại không thích đến Huế, nói rằng Huế chán lắm, chẳng có gì chơi. Hãy cùng mình tìm hiểu những lý do tại sao bạn không nên đến Huế nhé!
Tháng sáu, nhân Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Sông Hương dẫn lại một số tư liệu về Hồ Chủ tịch với báo giới trên báo Quyết Chiến của Huế những năm 1945, để bạn đọc có thêm tư liệu về một nhân cách lớn, một trí tuệ lớn của vị lãnh tụ mà báo giới đã hết sức kính trọng ngay từ những ngày đầu cách mạng.
Không ít vị khách chắp tay chào thiền sư một cách kính cẩn, không nghĩ rằng mình đang đối diện với một bức tượng thiền sư được tạo tác giống hệt người thật.
Hoàng hôn trên sông Hương, sắc phượng đỏ trong Hoàng thành, vẻ đẹp của vịnh Lăng Cô... là những hình ảnh khó quên về xứ Huế đầu thập niên 1990.
Là điểm du lịch nổi tiếng của Thừa Thiên - Huế, Bạch Mã có rất nhiều nơi để khám phá...
Dù nằm giữa thành phố Huế, nhưng Thủy Biều lại mang dáng dấp của một làng quê yên bình với khu vườn thanh trà ngát hương và những ngôi nhà rường hàng trăm năm tuổi.
Thương về miền Trung bấy lâu nay được biết đến qua giọng hát của ca sĩ Duy Khánh cũng như nhạc sĩ Minh Kỳ - tác giả của ca khúc “Thương về xứ Huế”. Tuy nhiên, tác giả thực sự của bài hát này lại là Châu Kỳ, nhạc sĩ gắn liền với bản “Giọt lệ đài trang”.
Đánh bài tới là thú chơi dân gian phổ biến ở Huế nói riêng và miền Trung nói chung.
Rừng Rú Chá là rừng ngập mặn nguyên sinh duy nhất còn tồn tại trên phá Tam Giang (tỉnh Thừa Thiên – Huế).
Những tiếng vọng toan lo từ biển khơi dội vào các dòng văn, dòng thơ trong chuyên đề VỌNG BIỂN trên Sông Hương số này, là những trăn trở chung cùng đồng bào, cùng đất nước.
Đầm Lập An là một trong những đầm nước lợ, có cảnh đẹp nên thơ, là một đầm nổi tiếng trong hệ thống đầm phá phong phú của Thừa Thiên Huế. Tuy là đầm nhưng nước rất trong có thể nhìn thấy đáy...
Vạc đồng thời Chúa Nguyễn là 1 trong số 5 hiện vật tại Huế được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận Bảo vật quốc gia đợt 4.
Huế là địa điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước bởi bề dày văn hóa lâu đời, cảnh quan thiên nhiên đẹp cùng quần thể di tích lịch sử.
Đất nước đang trên hành trình 30 năm Công cuộc Đổi mới, kể từ năm 1986. Nền văn học nghệ thuật của nước nhà cũng vậy, đang hướng đến việc đánh giá chặng đường 30 năm đổi mới. Văn nghệ xứ Huế trong 30 năm qua cũng đã có những thành tựu mới, cũng có những hạn chế cần được gợi mở để cho những trang viết về sau vượt qua, sung mãn hơn, nghệ thuật hơn, đầy trách nhiệm nhân văn hơn. Kể từ số báo này, Sông Hương sẽ khởi đăng những bài viết nghiên cứu liên quan đến chủ đề này. Việc nhìn nhận lại văn nghệ Thừa Thiên Huế sẽ được giới thiệu đầy đủ hơn trong các số báo tiếp theo, sau khi Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế và Tạp chí Sông Hương tổ chức hội thảo về Văn học Thừa Thiên Huế 30 năm đổi mới 1986 - 2016 vào khoảng tháng 6 tới đây.