Vào lúc 15h30 ngày 28/06, nằm trong Chương trình Phát triển Không gian Văn hóa và Chương trình Tình Sông Hương, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi lễ khai mạc phòng triển lãm tranh “Ngày mới 2018” của bốn họa sĩ khuyết tật đến từ Yên Bái, Hà Tĩnh, Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế với sự hỗ trợ cũng như kết nối của kỹ sư Nguyễn Quỳnh Hoa đến từ Hà Nội tại hội trường tạp chí.
Phần trao giấy chứng nhận cho bốn họa sĩ khuyết tật góp mặt tại phòng tranh "Ngày mới 2018"
Nối tiếp thành công từ những triển lãm tranh nghệ thuật dành riêng cho các họa sĩ khuyết tật do Tạp chí Sông Hương tổ chức trong những năm qua với mục đích tạo động lực cho các thành viên có cơ hội phát triển, giao lưu và học hỏi cũng như xúc tiến việc bán tranh cho các họa sĩ để họ tạo lập cuộc sống, đây là lần thứ ba Tạp chí Sông Hương tổ chức triển lãm cho các họa sĩ khuyết tật với chủ đề triển lãm Ngày mới 2018. Trước đây, tạp chí cũng đã tổ chức hai cuộc triển lãm như thế với chủ đề Khát vọng (6/2012) và Ngày mới (4/2013) đã để lại nhiều dư âm, kỷ niệm đẹp đối với các họa sĩ và công chúng yêu nghệ thuật!
Nhà thơ Lê Vĩnh Thái - Phó Tổng biên tập Tạp chí Sông Hương đọc phát biểu khai mạc
Tại triển lãm Ngày Mới 2018 lần này công chúng yêu nghệ thuật đã có dịp thưởng lãm 22 tác phẩm của 4 họa sĩ, đó là: họa sĩ Lê Thị Mỹ Bình (Yên Bái), họa sĩ Nguyễn Tấn Hiền (Đà Nẵng), họa sĩ Lê Quang Lĩnh (Hà Tĩnh), họa sĩ Phạm Đình Thái (Thừa Thiên Huế). Bốn họa sĩ khuyết tật của chúng ta với bốn số phận khác nhau, nhưng đều có chung tình yêu hội họa.
Phần cắt băng khai mạc phòng tranh triển lãm
Tuy gặp phải rất nhiều khó khăn trong cuộc sống nhưng với nghị lực và khát vọng vươn lên để hòa nhập với cộng đồng, vượt qua tật nguyền, vượt qua những khó khăn vươn tới cái đẹp, các họa sĩ đã gửi đến cho chúng ta những thông điệp tuyệt vời, sâu sắc qua các tác phẩm, đó là nỗ lực lao động và khát vọng sáng tạo của các họa sĩ.
Đông đảo công chúng yêu nghệ thuật đến xem tranh
Các tác phẩm tại triển lãm Ngày Mới 2018 đã được các họa sĩ khắc họa về cuộc sống con người và phong cảnh quê hương với nhiều phong cách và trên các chất liệu khác nhau như sơn dầu, acrylic, màu nước và sơn mài... Với họa sĩ Tấn Hiền phong cảnh sông nước quê hương được thể hiện trên nền chất liệu màu nước. Những bức tranh acrylic được thực hiện bằng kỹ thuật chấm màu nhiều lớp vẽ về phong cảnh những nơi đi qua trong những lần tập huấn về cộng đồng và những giấc mơ hạnh phúc của họa sĩ Mỹ Bình. Họa sĩ Quang Lĩnh với những 4 bức tranh sơn dầu vẽ về giai đoạn chuyển giao của bốn mùa trong năm Xuân - Hạ - Thu - Đông. Chủ đề phong cảnh và Sen được họa sĩ Đình Thái khắc họa một cách sinh động trên nền chất liệu sơn mài.
Triển lãm diễn ra từ đây cho đến ngày 03/07/2018.
Dưới đây là thông tin về các họa sĩ tại buổi triển lãm cũng như một số tác phẩm có mặt ở phòng tranh của từng người.
Họa sĩ Lê Thị Mỹ Bình: sinh năm 1981, quê ở Yên Bái; bị liệt 2 chân do di chứng viêm tủy cắt ngang từ năm 1993; đã từng tham gia triển lãm Ngày mới (2013) tại Huế, triển lãm khu vực III Tây Bắc - Việt Bắc tại Bắc Kạn (2014); hiện tại là họa sĩ tự do, chuyên vẽ thuê và sáng tác tranh, dạy kèm học sinh tại nhà.
Tác phẩm Hoa hướng dương 5 (acrylic, 40x60cm)
Tác phẩm Hoàng hôn trên bờ suối Bơn (acrylic, 40x60cm)
Họa sĩ Lê Quang Lĩnh: sinh năm 1985, quê ở Hà Tĩnh; là hội viên Hội Liên hiệp VHNT Hà Tĩnh; đã từng tham gia các triển lãm khu vực như Bắc Miền Trung, Sông Hồng; đạt giải Nhất cuộc thị tranh vẽ “Alaxan - Chiến Thắng Nỗi Đau” (2006), tham gia giải đặc biệt cuộc thi tranh, ảnh về người khuyết tật cho Hội vì sự phát triển của người khuyết tật tỉnh Quảng Bình (AEPD) (2011), đạt giải Nhì vẽ tranh trừu tượng với đề tài “Mở cửa bước ra thế giới” của Tổ chức Education First (EF), Thụy Điển (2015)…
Tác phẩm Giao mùa 1 (acrylic, 60x60cm)
Tác phẩm Giao mùa 3 (acrylic, 60x60cm)
Họa sĩ Nguyễn Tấn Hiền: sinh năm 1978, quê ở Đà Nẵng; tháng 10 năm 2002, trong lúc đạp xe đến trường bị tai nạn liệt tứ chi phải ngồi xe lăn, đôi bàn tay rất yếu, chỉ còn duy nhất ngón cái tay phải có thể cử động được; bắt đầu tự học vẽ từ năm 2008; đã từng tham gia các cuộc triển lãm tại địa phương, khu vực và thế giới như ở Huế, Nam Miền Trung và Tây Nguyên, Đài Loan, Mỹ.
Tác phẩm Soi bóng sông quê (màu nước, 35x53cm)
Tác phẩm Sương sớm (màu nước, 35x53cm)
Họa sĩ Phạm Đình Thái: sinh năm 1988, quê ở Thừa Thiên Huế; bắt đầu học vẽ từ năm 2009 đến nay; đã từng tham nhiều cuộc triển lãm địa phương cũng như khu vực ở Huế, Quảng Trị,…
Tác phẩm Chiều vàng (sơn mài, 30x30cm)
Tác phẩm Góc vườn (sơn mài, 80x80cm)
Hữu Đức
Vào lúc 15h ngày 27/04, UBND thành phố Huế, Ban Tổ chức Festival nghề truyền thống Huế năm 2017 đã tổ chức buổi họp báo giới thiệu Festival lần này tại Trung tâm Hành chính Thành phố.
Vào lúc 18h30 ngày 22/04, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức chương trình kích cầu “Tuần lễ Vàng du lịch tại khu di sản Huế” đợt 1 năm 2017 (từ ngày 22/04 đến ngày 28/04/2017) và chính thức mở cửa tham quan “Đại Nội về đêm” từ ngày 22/04/2017.
Vào lúc 14h30, ngày 21/04, Tạp chí Sông Hương, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã phối hợp với thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức buổi triển lãm sách của các nhà văn ở Huế và buổi nói chuyện chuyên đề: “Sách – Bài học về giá trị cuộc sống” tại thư viện Tổng hợp tỉnh, số 29A Lê Quý Đôn, nhân ngày sách Việt Nam lần thứ tư.
Nằm trong chương trình “Tình Sông Hương”, chương trình âm nhạc thiện nguyện "Thắp sáng niềm tin" nhằm phục vụ bệnh nhân tại Trung tâm Ung Bứu - Bệnh viện Trung Ương Huế đã được tổ chức vào lúc 18h ngày 15/4.
Nhân dịp kỷ niệm 170 năm thành lập Tập đoàn Carlsberg, Carlsberg Việt Nam phối hợp cùng Carlsberg Bequest và Young Global Pioneers (YGP) trao một suất học bổng cho bạn trẻ Việt Nam tham gia chương trình Hành trình Học tập YGP (YGP Learning Journey) kéo dài 3 tuần từ 23/7 đến 12/8/2017 tại Tanzania.
Vào lúc 14h30 chiều ngày 07/04, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi trao đổi về vấn đề dịch thuật với sự góp mặt của đông đảo các nhà nghiên cứu cùng các bạn sinh viên.
Vừa qua, Lê Thừa Tiến là họa sĩ Huế duy nhất được chọn tham gia triển lãm “Mở cửa mỹ thuật 30 năm thời kỳ đổi mới” do Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh & Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch) tổ chức tại Hà Nội năm 2016.
Trong sự dung hòa phong vị cảm thụ của nhiều thế hệ độc giả khác nhau, nhất là sự xung đối giữa cách tân và truyền thống, mảng Văn trên Sông Hương số tháng 4 này đăng tải hai truyện ngắn. Tiếng thở dài từ bạn viết trẻ ở Hà Nội thiên về cảm thức phi lý, ở đó căn cước cá nhân thường bị đóng vào trong dấu chỉ của một thứ cảm trạng nhiễu loạn, đầy hồ nghi và khủng hoảng. Truyện Hồ Xuân của một tác giả có tuổi ở Huế nhẹ nhàng, gợn chút sóng lao xao bởi ngọn gió xuân muộn màng thoảng qua tâm hồn của những con người quen nếp sống quê mùa thân thuộc.
Chiều 2/4, tại Trung tâm Văn Thể mỹ (11 Đống Đa), Giải Bóng bàn Super League Huế 2017 đã chính thức khai mạc.
Mượn câu slogan của Ngành Du lịch Việt Nam "Việt Nam vẻ đẹp tiềm ẩn" để nói về một vùng đầm phá ở Thừa Thiên- Huế- Phá Tam Giang.
Vào lúc 14h00 ngày 23/03, Khoa Ngữ văn thuộc trường ĐHKH Huế đã tổ chức “Lễ kỷ niệm 60 năm xây dựng và phát triển” tại Trung tâm Văn hóa – Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đang trong những ngày Huế kỷ niệm 60 năm thành lập Đại học Huế, bài viết “Tạp chí Đại học - đứa con tinh thần sáng giá của Viện Đại học Huế” in trong số này, nhắc đến một dấu ấn quan trọng mà đội ngũ trí thức của Huế năm xưa đã làm được. Đến nay, bộ tạp chí Đại học đã trở thành một di sản văn hóa quý báu, đóng góp nhiều tư liệu quan trọng cho công tác nghiên cứu hiện nay.
Nhà vua Akihito (Minh Nhân) lên ngôi vào ngày 07/01/1989, là Nhà vua thứ 125 của Nhật Bản sau khi Nhà vua Hirohito (Nhật hoàng Chiêu Hòa) băng hà.
Vào tối 10/02 (14 tháng giêng), cùng chung bầu không khí thơ Nguyên Tiêu của cả nước, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, Liên hiệp các Hội VHNT TT-Huế đã tổ chức đêm thơ Nguyên Tiêu Đinh Dậu (2017) với chủ đề “Tiếng vọng mùa xuân”.
Sáng ngày 10/02 (14 tháng giêng) Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức chương trình Đầu năm viếng mộ thi nhân tại các nghĩa trang trên địa bàn thành phố Huế và thị xã Hương Thủy để tưởng nhớ các văn nghệ sĩ đã khuất.
Không khí Xuân Đinh Dậu 2017 đang lan tràn khắp nơi. Những trang báo tết của Sông Hương được hình thành trong những ngày nắng mới lên sau hai tháng kỷ lục mưa Huế dầm dề hiếm có xưa nay. Đất trời đã chuyển vận theo biến đổi khí hậu, đó là những lời nhắc nhở của tạo hóa, và từ đó, nhân loại cũng phải nhìn nhận lại cách ứng xử của mình - “phải biết lễ độ trước thiên nhiên”. Xa hơn, con người đã đến lúc cần nhìn lại về cuộc sống của mình như thế nào cho đúng bản chất đời sống mà tạo hóa đã ban cho.
Vào lúc 15h00, ngày 14/01, Hội Nhà văn TT Huế đã tổ chức “Lễ tổng kết hoạt động năm 2016 và triển khai phương hướng hoạt động năm 2017” tại hội trường Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật TT Huế.
Vào lúc 08h, ngày 11/01, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Huế 2016 đồng thời triển khai nhiệm vụ công tác năm 2017.
Nhằm ghi nhận những đóng góp cho sự phát triển văn học nghệ thuật tỉnh nhà, vào lúc 15h ngày 07/01/2017, Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ trao tặng thưởng tác phẩm, công trình Văn học Nghệ thuật xuất sắc năm 2016 đồng thời tôn vinh văn nghệ sĩ đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu NSND, NSƯT, NNND, NNƯT và đoạt các giải thưởng quốc tế, tại hội trường khách sạn Duy Tân.