Những truyền thuyết, huyền thoại là tuổi thơ của một xứ sở, một tộc người. Các câu chuyện tình mang tính chất như thế: Trương Chi - Mỵ Nương, Mỵ Châu - Trọng Thủy, Giáng Kiều - Tú Uyên, Chữ Đồng Tử - Tiên Dung,… đã được tấm gương thi ca phản chiếu vào tâm hồn chúng ta, tạo thêm niềm cảm hứng trong cuộc sống.
Ảnh: internet
Tuy vậy, từ sau Nguyễn Nhược Pháp - một nhà thơ được xem có tính cách Việt Nam rõ nét nhất (Hoài Thanh), dòng thơ này gần như bị chìm khuất. Có ý kiến cho rằng, cuộc sống hiện đại khiến con người nhanh chóng rời bỏ quá khứ, vội vàng đoạn tuyệt với tuổi thơ, để có thể trưởng thành sớm hơn… Và “những Trương Chi phải thả thuyền đi nơi khác/ khúc sông kia mất hẳn linh hồn”. Vậy đó, những tâm hồn lãng mạn gần như bị thương tổn…
Anh bạn Trần Phá Nhạc, một nhà thơ từng gắn liền quá khứ với dòng sông Hương trong một tâm trạng như vậy đã viết bài Trương Chi. Bài thơ viết đã lâu, nay Sông Hương mới có điều kiện giới thiệu với bạn đọc. Đọc Trương Chi ta như có lại niềm rung động trong cuộc hẹn hò bất tận với những Trương Chi trong huyền thoại của mình. Và chúng ta vẫn còn tìm thấy đôi điều an ủi, khi được cảm xúc và nhiệt huyết dòng thơ này dẫn dắt tâm hồn mình về gần với ngọn nguồn có lần được rọi soi qua câu chuyện cổ...
Phạm Tấn Hầu giới thiệu
TRẦN PHÁ NHẠC
Trương Chi
1.
Nhớ xưa trong núi hoa còn ngủ
cánh khép ngây thơ giữa nụ hiền
chưa quyện hương thơm đầu suối biếc
nước xanh từng hạt hãy còn nguyên.
Bỗng đâu một chàng ngân sáo thổi
hoa nở bâng khuâng hoài không thôi
suối chảy vội vàng qua lối hẹn
sông đa tình vỗ nỗi lòng nghe.
2.
Chàng ấy tên chàng Trương Chi
sáo ấy tên sáo đoạt hồn
sông ấy tên sông định mệnh
suối ấy tên suối viễn mơ
chảy òa theo nhạc tràn đêm nhớ
hồn nở thành hoa là Mỵ-Nương,
hóa thân con gái quan Thừa-Tướng
để được nghe chàng trổi tiếng thương.
Sống trong lầu vàng bên bến nước
trăm năm không bước khỏi màng nhung
nghe dưới thuyền cầm rung giọng phượng
hồn nguyệt thường tan xuống giữa dòng.
Quá khuya rèm hồng sương lạnh thấm
nàng đứng đăm đăm nhìn khoảng sông
không thấy rõ mặt chỉ thấy bóng
ngần ấy vẫn đủ nguôi ngoai nhiều.
sáng ra bóng chàng tan dưới nắng
nhưng nàng thẩn thờ chưa thôi say
nhìn đâu cũng thấy chàng nơi ấy
áo xanh thấp thoáng bay ngang mày
đưa sáo hớp hồn lên miệng thổi
mấy từng không lạnh thổi hơi may...
3.
Trương-Chi thả thuyền đi nơi khác
khúc sông từ đó mất linh hồn
nắng vàng trôi xuống càng thêm lạnh
trăng ướt trào theo nước mắt nàng.
Tự hỏi: Chàng giong về nơi đâu?
Sáo vàng đang thổi ngất lòng ai?
Biết đến khuya nào mới nghe lại
tiếng vang ngoài gió gọi triều lên
những ngày nhớ ấy đối với nàng
muôn vật thế gian mờ nhạt hết
chỉ riêng thuyền mộng mất là không.
Nhiều sớm gối hoa chưa động tóc
chăn chiếu chưa nhàu vết áo nhăn
bởi nàng suốt đêm chẳng chợp mắt
ngồi tựa song cửa nhìn ánh trăng.
4.
Thừa-Tướng trông nàng gầy sút hẳn
biếng ăn nằm vùi đến tàn canh
vội mời lương y tới bắt mạch
thấy tim cùng nhịp với cung đàn
ánh mắt van lơn chừng sắp rượi
đang ngủ môi yêu chợt nở cười
như mộng gặp người trong cõi tím
cầm tay trò chuyện giữa ngàn sim
nữ tỳ tâu chắc thương chàng ấy
hồn hoang réo rắt gọi gần đây...
Thừa-Tướng sai tìm Trương-Chi ngay
đưa lên lầu vàng kể chuyện nàng
vén màng thấy bóng nằm mê sảng
vẻ mày chưa cạn giấc sầu đông
ôi! đóa hoa tươi cài lệch tóc
tàn theo gương mặt đẫm buồn kia
chàng nhận ở lại chăm sóc nàng
mối tình nghệ sĩ sớm mang mang
nghĩ mình mặt mày trông ghê mắt
quần áo sông hồ quá nát thân
trăm năm không khỏi ôm tình hận
trốn cuối chân mây vẫn lụy trời
vừa sắc thuốc, chàng vừa hát thầm:
“Hãy uống đi nàng những rễ ngọt
kỳ hoa dị thảo tận ngàn thương”
ngờ như thuốc đắng chàng đun nấu
đã chín nhừ trong lửa tương tư.
Một chiều chàng đem sáo ra thử
tiếng nhỏ như hơi tàn trong tim
song nàng trong phòng thoáng nghe kịp
mừng hỏi: “Phải thuyền chàng về kia?”
vùng chạy ra cửa nhìn xuống sông
nữ tỳ thưa: “Không chàng ở đây”
nàng trố mắt chưa vội tin hẳn
chặp sau thẹn thùng nói nhỏ rằng:
“Hãy giúp ta gặp chàng với chăng?”
Đoạn nàng chải tóc và soi gương
vội vàng sợ chàng bắt gặp được...
chàng đội nón lá che nghiêng mặt
sợ làm người đẹp kinh động lòng
nhưng nàng hốt nhìn chàng đăm đăm
ngã xuống chiếu hoa và im nằm
hai vai rung rung nén tiếng khóc
chiều rơi ướt đẫm cả lòng nhau
người héo khô người như cạn máu
gục đầu chìm lại giấc hôn mê.
5.
Quay tìm thuyền neo trên vũng tối
trót nghe thầm vỡ bến mê rồi!
Từ đó tiếng sáo tài hoa tắt
Từ đó hồn thuyền vắng bến trăng
Từ đó mây giăng đè mộng dữ
mưa giăng tuyệt vọng bốn phương tràn
dâng tấp thuyền chàng nghiêng bãi cạn
nhìn trong khoang không có bóng ai
nước đầy cây sáo bơ vơ mãi
ngùi ngùi nhớ môi người chìm thây
biết chàng trầm mình chỗ nước xoáy
hồn ướt vùng bay chạm mái đình
theo sương sà thấp bên vườn nghỉ
hồn chàng nhập thân cây bạch đàn
trên ngọn về khuya vẳng tiếng hát
mấy cung bẽ bàng trong lá xanh
nghe muốn chồn chân đoàn lữ khách
mỗi chiều âm khí lạnh vườn hoa.
Người ta nghi bạch đàn có ma
hạ cây đốn gỗ mang ra đường
người nhà quan Thừa-Tướng mua được
tiện chén uống trà dâng Mỵ-Nương
khi nàng rót nước chợt giật mình
thấy bóng chàng hiện trong chén xinh
nâng sáo thổi khúc tuyệt mệnh ca.
6.
Nghĩ phải ly biệt nhau quá lâu
Tình đầu u uất giận vì đâu?
Nghĩ đời biến động hai lần gặp
sóng sầu sục dậy khắp hồn đau
thề rằng nhắm mắt tan thành khói
bay đến bên nàng hẹn kiếp sau
nước mắt Mỵ-Nương trào xuống chén
chén tan thành nước dưới trăng rằm.
7.
Phải chăng hồn chàng tan ra trước
chờ bên rừng trúc ngập trầm hương
ở đó chàng cất cao tiếng sáo
khiến kẻ đi xa về đoàn tụ
chim muôn xao xác sớm kề nhau
suối ôm sỏi trắng lên bờ ngủ
mây xuống ăn nằm với cỏ xuân
bướm mừng hôn nhẹ mai hàm tiếu
lau lách bạch đàn cũng biết yêu.
(TCSH331/09-2016)
Nguyễn Đạt - Lê Ngã Lễ - Nguyễn Đông Nhật - Xuân Cao - Từ Hoài Tấn - Tôn Phong
PHAN ĐẠO
Đinh Cường - Anh Túc - Trần Hoàng Vy - Trần Hữu Lục - Nguyễn Thiền Nghi - Đông Hương - Thanh Trắc Nguyễn Văn
ĐỖ TẤN ĐẠT
Thái Kim Lan - Nguyễn Đặng Mừng - Đông Hương
Tuệ Lam - Nguyễn Việt Chiến - Nguyễn Hồng Hạnh - Phạm Bá Thịnh - Võ Quê - Nguyen Su Tu
LGT: Thông Thanh Khánh - người bạn Chăm mới đến với trang thơ Sông Hương vốn là nhà nghiên cứu và giảng dạy văn hóa Chăm ở một số trường Đại học phía Nam.
PHAN TRUNG THÀNH
Trần Phương Kỳ - Phương Uy - Lê Thu Thùy - Lê Hưng Tiến - Trần Thu Hà - Đức Phổ - Hồng Vinh - Nguyễn Thiện Đức - Lê Hà Ngân
PHẠM XUÂN PHỤNG
TỪ HOÀI TẤN
LTS: Nhà thơ Phạm Thị Phương Thảo bước vào làng thơ từ rất sớm, nhưng phải đến sau này chị mới cho xuất bản những ấn phẩm: “Dòng sông khát vọng” (thơ - Nxb. Văn học 2010), “Hoa nắng” (thơ - Nxb. Văn học 2011), “Trao em mùa hạ” (thơ - Nxb. Hội Nhà văn 2012), “Khúc ru nơi lưng núi” (thơ - Nxb. Hội Nhà văn 2012), “Hà Nội dấu yêu” (tản văn - Nxb. Hội Nhà văn 2013).
TRẦN ĐỨC LIÊM
Vân Nguyễn - Phạm Trường Thi - Hồ Đắc Thiếu Anh - Đông Hương - Phan Như
Phạm Ngọc Túy - Hà Duy Phương - Ngô Thị Ý Nhi - Phan Lệ Dung - Lê Vĩnh Thái - Đức Sơn - Nguyễn Hoàng Thọ - Mai Văn Phấn - Huỳnh Ngọc Thương - Lan Hoàng Miên
DUY TỪ
ĐINH THỊ NHƯ THÚY
LGT: Sinh tháng 10, tuổi con Ngựa, là tác giả truyện ngắn với tên thật Vũ Thanh Lịch, Nguyễn Hải Minh là bút danh dành cho thơ, chị hiện công tác tại Hội VHNT Ninh Bình. Hải Minh làm thơ lúc 16 tuổi, thơ của chị ăm ắp hơi thở của núi, vị mặn của biển, cùng những vui buồn mê thức trong cõi tình, cõi người mang mang… và cũng có lúc mê đắm, mải miết như con ngựa hoang rong ruổi qua từng cung bậc cảm xúc. Nhân ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, xin giới thiệu đến bạn đọc chùm thơ tác giả trẻ Nguyễn Hải Minh.
Tường Thi (gt)
LTS: “Niềm đam mê vô tận của tôi là đọc, làm thơ, viết văn và khao khát đến cháy bỏng là có đủ thời gian để thực hiện niềm đam mê ấy”. Khát khao ấy đã đi cùng năm tháng với nữ thi sĩ Vũ Thiên Kiều từ khi còn là cô học trò giỏi văn toàn quốc (1985), cho đến hôm nay, khi công tác tại Ban Dân vận huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang.