Tranh làng Sình - nét văn hóa Việt

08:50 12/02/2015

Tranh làng Sình đã trở thành nhu cầu của đời sống văn hóa, là thành tố của mỹ thuật cổ truyền và hợp thành văn hóa truyền thống xứ Huế.

Bộ tranh Bát Âm được sáng tác dựa trên nét cổ xưa của Tranh làng Sình

Người Việt có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và nhân hòa các hiện tượng thiên nhiên. Nên cùng với tranh Tết, tranh thờ ra đời rất sớm. Tranh làng Sình (xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) thuộc về dòng tranh thờ. Nó đã trở thành nhu cầu của đời sống văn hóa, là thành tố của mỹ thuật cổ truyền và hợp thành văn hóa truyền thống xứ Huế.

Bộ tranh Bát Âm được sáng tác dựa trên nét cổ xưa của Tranh làng Sình

Ngày xưa không biết thế nào, mà nay, dù đã sang thế kỷ XXI, trong tâm thức dân gian xứ Huế vẫn tồn tại một niềm tin: con người sinh ra có bổn mạng. Bổn mạng của mỗi người là những vị thần phù hộ cho sức khỏe, công việc làm ăn, vận hạn... Ngay trong tháng Giêng, tháng Hai, người Huế thường tổ chức cúng đất, cúng sao, để nhằm giải hạn xấu, cầu điều lành. Tranh thờ làng Sình được mua về để cúng bái như thế.

Các gia đình làm tranh ở làng Sình ngày xưa tự làm tất cả các nguyên vật liệu, làm giấy, chế màu...

Họ làm thủ công, theo kỹ thuật gia truyền, nên muốn có những bức tranh như ý phải hết sức khó nhọc. Để có giấy in tranh, người dân làng Sình xuôi thuyền dọc phá Tam Giang về vùng cầu Hai - Láng Cô để cào điệp. Đây là loại sò có vỏ mỏng nhiều màu sắc. Cào về giã thành bột, rồi trộn với hồ.Sau đó phết hỗn hợp này hai lần lên giấy dó. Khi phơi khô, hỗn hợp sẽ tạo nên màu trắng thuần khiết của loại giấy làm tranh làng Sình. Thời hoàng kim, trong làng đâu đâu cũng nghe tiếng hò, tiếng chày giã điệp, 90% người dân trong làng theo nghề này, cũng chính vì thế mà nghề làm tranh dân gian làng Sình được gọi bằng cái tên nghề “Hồ Điệp”. Kỹ thuật làm giấy điệp ở làng Sình có lẽ cũng không khác gì kỹ thuật làm giấy tranh Đông Hồ (Bắc Ninh) nổi tiếng ở miền Bắc.

Không gian trưng bày sáng tác của nghệ nhân Kỳ Hữu Phước

Theo lời nghệ nhân Kỳ Hữu Phước, thời hoàng kim, tranh làng Sình có hàng trăm bản khắc, mỗi bản có ý nghĩa khác nhau: tranh bếp - thờ Táo quân; tranh thờ tượng bà, tranh thờ tượng ông; ảnh “mạng” (tức là mệnh), còn gọi là ảnh nộm: ảnh con trai thì cầm bút, con gái thì cầm bông hoa, người chết mà từ 12 tuổi trở lên thì có thể cúng thứ ảnh không cầm bút hoặc cầm hoa nữa...; tranh con heo nái, ai mà muốn cầu cho chăn nuôi không bị dịch bệnh thì mua về để cúng chuồng; tranh hai đô vật thì liên quan đến hội vật làng Sình: các đô vật mua về để cúng cầu cho mình giành phần thắng trong cuộc đấu trên sới vật của làng; ngoài ra còn có cả tranh đồ gia dụng, khí dụng để cúng cho người chết.

Tranh Cúng , thay 1 năm 1 lần ở các Trang Ông Trang Bà

So sánh dòng tranh làng Sình với các dòng tranh dân gian khác sẽ thấy không lẫn vào đâu được. Nét vẽ và bố cục còn rất thô sơ, mộc mạc nhưng lại rất có hồn. Mới nhìn đã thấy bức tranh toát lên sự linh thiêng, uy nghiêm của tranh thờ cúng, không phải để thưởng ngoạn. Hiện nay, có khoảng 30 hộ gia đình ở làng Sình chuyên tâm làm nghề vẽ tranh kiếm sống. Nhưng vì thu nhập thấp, chỉ người già và phụ nữ làm. Trung bình mỗi ngày khá lắm cũng chỉ kiếm được khoảng 20.000 đồng/người nên lớp trẻ không ai muốn theo học nghề nữa.

Về Làng Sình những ngày cuối năm con Ngựa, ghé thăm nhà mệ Hậu, ông Địch những người làm tranh con vật ở đây. Mới thấy được cái khó khăn, nghèo khổ của những nghệ nhân già. Thu nhập thấp đã làm cho lớp con trẻ không còn mặn mà với nghề truyền thống của cha ông./.

Nét vẽ xưa
Màu vẽ bằng cây trâm, cây đung

Bản khắc tranh cúng làng Sình
Những bản khắc con vật như trâu bò heo
In giấy trên bản khắc trước khi tô màu
Bàn làm tranh con vật
Tranh con vật đã đóng gói
Nghệ nhân già bên tranh cúng Trang Ông Trang Bà
Phơi tranh trong nắng xuân
Bộ tranh Thời Vụ của nghệ nhân Kỳ Hữu Phước trên chất liệu dân gian, sự kết hợp độc đáo của hội họa với tranh truyền thống làng Sình
Theo CTV Lê Huy Hoàng Hải/VOV.VN
Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Đất nước đang trên hành trình 30 năm Công cuộc Đổi mới, kể từ năm 1986. Nền văn học nghệ thuật của nước nhà cũng vậy, đang hướng đến việc đánh giá chặng đường 30 năm đổi mới. Văn nghệ xứ Huế trong 30 năm qua cũng đã có những thành tựu mới, cũng có những hạn chế cần được gợi mở để cho những trang viết về sau vượt qua, sung mãn hơn, nghệ thuật hơn, đầy trách nhiệm nhân văn hơn. Kể từ số báo này, Sông Hương sẽ khởi đăng những bài viết nghiên cứu liên quan đến chủ đề này. Việc nhìn nhận lại văn nghệ Thừa Thiên Huế sẽ được giới thiệu đầy đủ hơn trong các số báo tiếp theo, sau khi Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế và Tạp chí Sông Hương tổ chức hội thảo về Văn học Thừa Thiên Huế 30 năm đổi mới 1986 - 2016 vào khoảng tháng 6 tới đây.

  • “Ngài” rùa đá được xem như một trong hai linh vật để trấn yểm vùng đất Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế), trên đầu “ngài” còn có một chữ Vương. 

  • Huế có những sáng mờ sương, sương giăng kín những tuyến phố, bầu trời như sà xuống tận đầu người, xứ Huế vốn mộng mơ càng thêm huyền ảo.

  • Lối kiến trúc độc đáo thuộc hệ phái thevarada (Nam tông) tạo cho chùa Thiền Lâm một nét đẹp khác biệt so với các cổ tự đất cố đô.

  • Cố đô Huế bây giờ không còn trầm mặc, phong cảnh về đêm thật quyến rũ bởi việc chiếu sáng nghệ thuật cầu Trường Tiền.

  • Sáng 10-3, Sở VHTT&DL tỉnh Thừa Thiên- Huế phối hợp với UBND huyện A Lưới đã tổ chức lễ hội Ariêu Car_một trong những lễ hội văn hóa truyền thống lớn với sự tham gia đông đảo cộng đồng người dân tộc thiểu số Pa Cô, Tà Ôi, Cơ Tu, Pa Hy đang sinh sống ở địa bàn vùng cao huyện A Lưới .

  • Nhà vườn An Hiên, phủ thờ Công chúa Ngọc Sơn, Xuân Viên Tiểu Cung... là những nhà vườn đẹp bậc nhất xứ Huế. Hệ thống kiến trúc dân gian này là một điểm nhấn trong khám phá nét đẹp văn hóa Cố đô.

  • Lễ hội A riêu Car là dịp để các dân tộc hội tụ, thể hiện tinh thần đoàn kết, tính cộng đồng, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống. 

  • Là món ăn có cái tên khiến nhiều người phải ngẩn ra vì nghe quá lạ, canh chột nưa chinh phục thực khách bởi hương vị đậm chất quê và cái tình của người dân Huế.

  • SHO - Sáng ngày 21/2 (14 Tháng Giêng năm Bính Thân), Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức chuyến đi Viếng mộ thi nhân tại các nghĩa trang trên địa bàn thành phố Huế tưởng nhớ các văn nghệ sĩ đã khuất . Đây là năm thứ tám văn nghệ sĩ Cố đô Huế tổ chức đi viếng mộ thi nhân vào dịp Tết Nguyên tiêu. 

  • Không biết có tự bao giờ mà hoa tre là lễ vật không thể thiếu trong lễ "cúng bổn mạng" đầu năm của mỗi gia đình xứ Huế. Nội tôi kể rằng: Thuở xưa khi chưa có "ông tổ" khai sinh ra loại hoa tre thì người ta "cúng bổn mạng" bằng hoa thọ. Hoa thọ mang ý nghĩa trường tồn, cầu mong được sống lâu để sum vầy cùng con cháu.

  • Là kinh đô xưa cổ còn được lưu giữ gần như toàn vẹn nhất cho đến bây giờ, Tết ở Huế tượng trưng cho sợi dây liên kết giữa quá khứ và hiện tại.

  • Cặp rắn này chỉ xuất hiện tại chùa vào các ngày sóc vọng (các ngày 1, 15, 30 hàng tháng) và trú lại qua đêm trong hang cây da cổ thụ rồi lặng lẽ bỏ đi. Thấy chuyện lạ, một số người cho rằng đây là đôi rắn “có chân tu” nên mới về chùa để “nghe giảng giải kinh Phật”...

  • Bấy lâu nay, nhiều người dân, du khách vẫn thường nhắc đến con rùa khổng lồ thi thoảng xuất hiện trên dòng sông Hương, đoạn trước mặt điện Hòn Chén (thuộc thôn Ngọc Hồ, phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên – Huế). Người dân địa phương gọi đó là “rùa thần”.

  • Có thể nói, trong số hàng trăm sản phẩm bằng tre của các nghệ nhân làng Bao La (xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế) tạo nên, chúng tôi ấn tượng nhất là đèn lồng các loại. Từ đèn ú, đèn lục giác, bát giác… Tuy khác nhau về mẫu mã, hình dáng nhưng tất cả đều chan chứa tâm tình, gửi gắm “cái hồn” của làng nghề nơi đây.

  • Bên cạnh lớp nghệ nhân "vàng", lớp những nghệ sỹ "măng non" - nghệ sỹ trẻ là thế hệ mới sẽ đồng hành cùng nghệ thuật Ca Huế trên con đường phát huy giá trị di sản này ra cộng đồng, tiến tới hội nhập di sản quốc tế. Do đó, việc làm sao để truyền lại vẹn nguyên bản sắc, đúng cái "chất" của Ca Huế cho lớp nghệ sỹ trẻ kế tục cũng đang là vấn đề được các ban, ngành quan tâm.

  • Chuyên đề trọng điểm của số báo này, dành nhiều trang về Hoàng Phủ Ngọc Tường - nhà văn, nhà văn hóa Huế. Những trang văn của ông, như chiếc đũa thần, thức dậy những vỉa tầng văn hóa Huế. Một điều khác, ông cùng bạn bè thuở ấy, với một hệ mỹ cảm khác biệt, đã tạc vào văn nghệ Huế, Việt Nam những giá trị trường cửu.

  • Với những giá trị mà cổ vật cung đình Huế vốn có, và với “quê hương” nó được sinh ra, cố đô Huế xứng đáng đón nhận lại những cổ vật quan trọng một thời của cha ông.

  • Với những giá trị mà cổ vật cung đình Huế vốn có, và với “quê hương” nó được sinh ra, cố đô Huế xứng đáng đón nhận lại những cổ vật quan trọng một thời của cha ông.

  • Tại Huế, toàn bộ các ấn quý bằng vàng, bạc, ngọc hay còn gọi là Kim Ngọc Bảo Tỷ đến nay không còn một chiếc nào. Có lẽ thật sự đây là điều đáng tiếc nhất khi xuất xứ những chiếc ấn quý đó đều từ Huế mà ra.