Có lẽ, ngay từ những tác phẩm đầu tiên, tác giả đã đặt vấn đề tìm kiếm câu trả lời muôn thuở: “Văn chương là gì?” Ở đây, Phan Hoàng Phương mượn ý của Trần Dần, Phùng Quán để nói về mình trong nỗ lực đó (bài Đi trong mưa gió).
Trong khuôn khổ cho phép, trang thơ Sông Hương luôn đặt kỳ vọng giới thiệu các tác giả ở khắp mọi miền; vì đó không chỉ mang đến một nhịp điệu, tiếng nói mới mẻ, mà còn tạo ra trong mối tương tác một niềm khao khát, một niềm hứng khởi mới. Và, đó cũng là lý do để Tạp chí chọn giới thiệu chùm thơ của Phan Hoàng Phương đến bạn đọc trong số này.
SH
PHAN HOÀNG PHƯƠNG
Đi trong mưa gió
Những ngày đi trong mưa gió
thèm được nghe những câu thơ cũ
đau như trời tuôn mưa
buốt như cơn gió xé
đẹp như vạt lau bừng sáng tận bìa rừng
Sao giờ nhiều câu thơ như được ném tung ra tứ phía
như nhặt chữ đầu non nối về cuối bể
ừ thôi, không lưỡi lê. Không đạn xé. Không bão mưa
nhưng cả tình yêu sao cũng không còn thắm
sao buồn vui cũng không cả khóc cười
Những ngày đi trong mưa gió
thèm nơi trở về, cả nhà ngồi bệt trên nền nhà mát lạnh
mâm cơm nóng hổi đủ đầy
thèm nơi trở về, có những gương mặt ngẩng lên nụ cười
chào đón
quên người xa để nhớ những người gần
Thỉnh thoảng ngước nhìn về rặng núi
mờ xa chắc có tiếng chuông rơi.
Qua cầu
Qua cầu
tắt nắng
mây trôi
Gió từ biển quay về
Sóng từ sông tìm bể
Kia, người đàn ông chở theo con gái
Tay cha nắm lấy tay con
như để giữ chặt hơn
Kia, người đàn bà chở theo con trai
Hai tay con vòng phía sau lưng
Như đã lớn
Đường chật
người đông
Những đôi tình nhân chen nhau về phía trước
tin cậy và trao gửi
Mai kia
Người con gái có chịu cho cha nắm chặt bàn tay
khi buồn tủi
Người con trai có tìm về úp mặt vào lòng mẹ
sau bao sóng nổi trên đời
Mai kia
những đôi lứa yêu thương
có kiếm tìm nhau sau lối rẽ
sau những lần tắt nắng, mây trôi?
Một ngày
lại thêm bao người thong dong
lại thêm bao người vội vã
lại thêm một người
đi mà không hay không biết
hôm nay
lần cuối qua cầu.
Và chúng ta vẫn sống
Bắt đầu từ đâu chúng ta rơi vào câm nín
nụ cười vắng
câu hát vắng
căn nhà có khi chỉ còn nghe tiếng nước chảy trong ao cá
tiếng trẻ con khóc
tiếng bồ kết nổ trên bếp lửa
và cả tiếng thở dài bên nhà hàng xóm
Có gì đặt giữa chúng ta
đẩy chúng ta ngày một xa
tưởng sẽ không được một năm, hai năm, ba năm, hay nhiều nhất là
khi con gái đi lấy chồng, con trai đi lấy vợ
Thế mà đã hết ngày xanh!
Không lẽ đứng trong góc bếp
lại nhớ nôn nao cái bếp dầu, bếp củi
không lẽ lướt bàn tay nhẹ êm trên bàn phím
lại nhớ tiếng máy chữ lách cách trong lòng đêm tĩnh lặng
không lẽ mơ về một thời
đèn nhà ai nấy rạng
Vẫn vậy và chúng ta vẫn sống
những cánh cửa cứ mở ra với người này và
khép lại với người kia.
(TCSH334/12-2016)
HOÀNG NGỌC QUÝ
NGUYỄN MAN KIM
NGÔ ĐÌNH HẢI
Đinh Thu - Nguyễn Văn Thanh - P.n.thường Đoan - Trần Nhuận Minh - Trọng Hướng - Lâm Anh - Đoàn Mạnh Phương - Đỗ Hàn - Trần Phương Kỳ - Nguyễn Văn Quang - Nguyễn Loan - Triệu Nguyên Phong - Kiều Trung Phương - Nguyễn Thiền Nghi - Hồ Đắc Thiếu Anh - Vạn Lộc - Nguyễn Đạt - Trường Thắng - Lê Nguyễn - Trịnh Bửu Hoài
LTS: Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968 có ý nghĩa lớn là làm phá sản chiến lược “chiến tranh cục bộ”, đánh bại cố gắng quân sự cao nhất của đế quốc Mỹ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, làm lung lay ý chí xâm lược buộc Mỹ phải “xuống thang chiến tranh”, tạo ra bước ngoặt có ý nghĩa quyết định của cuộc kháng chiến.
Nguyễn Tùng Linh - Lê Thị Mây - Phạm Sông Hồng - Y Phương - Thuận Vi - Nguyễn Khắc Thạch - Đặng Thị Vân Khanh
HỒ HỒNG TRÂM
TRẦN VIỆT DŨNG
NGUYỄN THỤY KHA
Hoàng Anh Tuấn - Ngọc Tuyết - Nguyễn Thánh Ngã - Khaly Chàm - Mai Văn Hoan - Võ Văn Luyến - Vũ Kim Liên - Lê Vy Thủy
LGT: Kiều Maily sinh năm 1985 tại Pablap - làng Chăm tỉnh Ninh Thuận. Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh. Đã có thơ đăng trên đặc san Tagalau, báo Văn nghệ trẻ, báo Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Phong Chủ nhật, tạp chí Văn hóa Dân tộc… Một số bài thơ Kiều Maily đã được Inrasara chuyển sang tiếng Chăm. Đây là cây bút nữ có những câu thơ được cho là rất dân tộc mà không thiếu hiện đại.
NGUYỄN MINH KHIÊM
Vĩnh Nguyên - Phan Hoàng - Lê Hưng Tiến - Miên Di - Phan Thành Minh - Viên Chính - Kinh Thượng - Trần Thị Phương Lài - Văn Nhân
Nguyễn Tất Hanh, sinh ngày 17/2/1954; Quê quán: Thủy Đường, Thủy Nguyên, Hải Phòng. Hội viên Hội Liên hiệp VHNT Hải Phòng. Với anh “Nghệ thuật là khó khăn, đòi hỏi người sáng tạo phải tốn nhiều công sức. Nó không phải cuộc dạo chơi mà là sự kiếm tìm, có thể hôm nay bội thu ngày mai lại mất mùa nhưng với tôi - sự hướng tới cái đẹp thì không bao giờ ngừng”.
LÊ THÁNH THƯ
ĐÀO DUY ANH
NGUYỄN NGỌC PHÚ
MAI VĂN PHẤN
NGUYỄN ĐÌNH CHIẾN
Nguyễn Văn Thanh - Nhất Lâm - Nguyễn Thường Kham - Phan Văn Chương - Chu Lê - Trần Vạn Giã - Nguyễn Hoàng Thu - Trần Phương Kỳ - Nguyễn Tất Độ - Lưu Xông Pha